Bài Viết (701)


Kinh Bahiya Sutta

17,285

Kinh Bahiya Sutta


Như vầy tôi nghe.

Một thời, Thế Tôn đang ngụ gần Savatthi, trong Vườn Jeta, ở tự viện của Anathapindika. Vào lúc đó, Bahiya Aùo Vỏ Cây đang ngụ trên bờ biển, ở Supparaka. Oâng được thờ phượng, kính ngưỡng, ngợi ca, vinh danh và kính lễ – thọ lãnh cúng dường y áo, thức ăn khất thực, nơi ngủ nghỉ, và dược phẩm.

Rồi, khi ông ở một mình, tâm niệm này chợt khởi, “Bây giờ, ta là một trong những người trên thế giới này đã chứng quả A La Hán hay đã vào con đường A La Hán?”

Rồi thì một vị trời, trong quá khứ từng là bà con huyết thống của Bahiya, đọc được tâm niệm đó. Với lòng từ bi và muốn làm lợi ích cho ông, vị trời này tới nói với Bahiya, “Oâng Bahiya. Oâng không phải A La Hán, mà cũng chưa vào con đường A La Hán. Oâng không theo pháp tu để có thể là một A La Hán hay vào con đường A La Hán.”

“Vậy thì trong thế giới này, kể cả chư thiên, ai là A La Hán hay đã vào con đường A La Hán?”

“Bahiya, tại một quốc độ xa phía Bắc, có một thành phố tên là Savatthi. Nơi đó có Thế Tôn đang ngụ cư; ngài là bậc A La Hán, Chánh Đẳng Giác. Ngài thực sự là một A La Hán và dạy Pháp dẫn tới quả A La Hán.”

Rồi Bahiya, xúc động thâm sâu bởi lời của vị thiên, rời ngay khỏi Supparaka. Trên suốt dặm trường, chỉ nghỉ có một đêm, ông đi thẳng tới Savatthi, nơi Đức Phật đang ngụ ở Vườn Jeta, tại tự viện của Anathapindika. Vào lúc đó, nhiều vị tỳ kheo đang đi thiền hành ngòai trời.

Rồi Bahiya Aùo Vỏ Cây tới gần các tỳ kheo đó và nói, “Thưa quý ngài, Thế Tôn, bậc A La Hán, Chánh Đẳng Giác đang ở đâu? Chúng tôi muốn gặp Thế Tôn, bậc A La Hán, Chánh Đẳng Giác.”

“Này Bahiya,  Thế Tôn đã vào giữa các nhà để khất thực.”

Bahiya liền vội vã rời Vườn Jeta. Vào Savatthi, ông thấy Thế Tôn đang đi khất thực trong Savatthi – hài lòng, khả ái, với các căn an tịnh và tâm an tịnh, đã chế ngự, đã thành tựu, đã tỉnh giác với các căn được phòng hộ. Thấy ngài, ông tới gần Thế Tôn, sụp xuống, đặt đầu lên bàn chân Đức Phật và nói, “Bạch Thế Tôn, xin hãy dạy Pháp cho con. Bạch Thiện Thệ, xin hãy dạy Pháp cho con, để con được lợi ích và an lạc lâu dài.”

Nghe như thế, Đức Phật nói với Bahiya Aùo Vỏ Cây, “Bây giờ không phải thời, Bahiya. Chúng ta đã vào giữa các nhà để khất thực.”

Lần thứ nhì, Bahiya nói với Đức Phật, “Bạch Thế Tôn, nhưng khó để biết Thế Tôn sẽ còn sống bao lâu nữa, hay con sẽ còn sống bao lâu nữa. Bạch Thế Tôn, xin hãy dạy Pháp cho con. Bạch Thiện Thệ, xin hãy dạy Pháp cho con, để con được lợi ích và an lạc lâu dài.”

Lần thứ nhì, Đức Phật nói với ông, “Bây giờ không phải thời, Bahiya. Chúng ta đã vào giữa các nhà để khất thực.”

Lần thứ ba, Bahiya nói với Đức Phật, “Bạch Thế Tôn, nhưng khó để biết Thế Tôn sẽ còn sống bao lâu nữa, hay con sẽ còn sống bao lâu nữa. Bạch Thế Tôn, xin hãy dạy Pháp cho con. Bạch Thiện Thệ, xin hãy dạy Pháp cho con, để con được lợi ích và an lạc lâu dài.”

“Thế này, Bahiya, ông nên tu tập thế này: Trong cái được thấy sẽ chỉ là cái được thấy; trong cái được nghe sẽ chỉ là cái được nghe; trong cái được thọ tưởng sẽ  chỉ là cái được thọ tưởng; trong cái được thức tri sẽ chỉ là cái được thức tri.’ Cứ thế mà tu tập đi, Bahiya.

“Khi với ông, này Bahiya, trong cái được thấy chỉ là cái được thấy… [nhẫn tới]… trong cái được thức tri chỉ là cái được thức tri, thì rồi Bahiya, ông sẽ không là ‘với đó.’ Này Bahiya, khi ông không là ‘với đó,’ thì rồi Bahiya, ông sẽ không là ‘trong đó.’ Này Bahiya, khi ông không ‘trong đó,’ thì rồi Bahiya, ông sẽ không ở nơi này, cũng không ở nơi kia, cũng không ở chặng giữa. Thế này, chỉ thế này, là đoạn tận khổ đau.”

Nghe xong bài pháp ngắn từ Đức Phật, tâm của Bahiya Aùo Vỏ Cây tức khắc được giải thóat khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ. Sau khi nói bài pháp yếu cho Bahiya, Đức Phật bước đi.

Không bao lâu sau khi Đức Phật rời đi, một con bò cái có bầu húc vào Bahiya Aùo Vỏ Cây và giết ông này. Rồi thì Đức Phật, đi khất thực tại Savatthi, thọ thực và trở về cùng với nhiều tỳ kheo, thấy rằng Bahiya đã chết. Khi thấy ông, Đức Phật nói với các tỳ kheo, “Các thầy tỳ kheo, hãy mang thi hài Bahiya, đặt lên cáng và mang đi, hỏa thiêu xác và xây tháp cho ông. Người đồng hành với quý ông trong thánh hạnh đã chết.”

Các tỳ kheo trả lời, “Xin vâng lời Đức Phật.”

Sau khi đặt thi hài của Bahiya trên một cái cáng, mang đi, hỏa thiêu, và rồi xây một tháp cho ông, các thầy tỳ kheo tới gặp Đức Phật, quỳ lạy, và ngồi xuống về một bên. Ngồi xuống rồi, các thầy tỳ kheo bạch với Đức Phật, “Bạch Thế Tôn, xác của Bahiya đã được thiêu xong, tháp cũng đã được xây xong. Nơi đến của Bahiya là gì? Kiếp tương lai của vị này là gì?”

“Các thầy tỳ kheo, Bahiya Aùo Vỏ Cây là một người trí tuệ. Ông đã hành trì đúng Pháp, và không quấy rầy ta với tranh cãi về Pháp. Các tỳ kheo, Bahiya Aùo Vỏ Cây đã nhập Niết Bàn tối hậu.”

Rồi thì, nhận ra ý nghĩa lớn lao của việc đó, Đức Phật nhân việc này đọc lên các lời cảm hứng sau:

Nơi mà đất, nước, gió, lửa 
không có chỗ đứng, 
nơi đó các ngôi sao không chiếu sáng, 
nơi không mặt trời thấy được, 
nơi không mặt trăng xuất hiện, 
Nhưng [là nơi] không hề có sự tối.

Và khi một vị hiền trí, 
một vị Phạm hạnh với trí tuệ, 
tự thân chứng được điều này, 
thì vị này giải thóat khỏi tướng và vô tướng, 
giải thóat khỏi hạnh phúc và đau khổ.

 

Lời cảm hứng này cũng được Đức Phật nói lên, tôi đã nghe như thế.

Theo bản dịch từ Anh ngữ của Nguyen Giác Phan tấn Hải

PHỤ-LỤC của Trang Nhà

Bahiya Sutta

Translated from the Pali by Thanissaro Bhikkhu

 

I have heard that on one occasion the Blessed One was staying near Savatthi, in Jeta's Grove, Anathapindika's monastery. Now at that time Bahiya of the Bark-cloth was living in Supparaka by the seashore. He was worshipped, revered, honored, venerated, given homage -- a recipient of robes, almsfood, lodgings, and medical requisites for the sick. Then, when he was alone in seclusion, this line of thinking arose to his awareness: "Now, of those who in this world are arahants or have entered the path of arahantship, am I one?"

Then a devata who had once been a blood relative of Bahiya of the Bark-cloth -- compassionate, desiring his welfare, knowing with her own awareness the line of thinking that had arisen in his awareness -- went to where he was staying and on arrival said to him: "You, Bahiya, are neither an arahant nor have you entered the path of arahantship. You don't even have the practice whereby you would become an arahant or enter the path of arahantship."

"But who, living in this world with its devas, is an arahant or has entered the path to arahantship?"

"Bahiya, there is a city in the northern country named Savatthi. The Blessed One -- an arahant, rightly self-awakened -- is living there now. He is truly an arahant and he teaches the Dhamma that leads to arahantship. "

Then Bahiya, deeply chastened by the devata, left Supparaka right then and, in the space of one day and night, went all the way to where the Blessed One was staying near Savatthi, in Jeta's Grove, Anathapindika's monastery. At that time, a large number of monks were doing walking meditation in the open air. He went to them and, on arrival, said, "Where, venerable sirs, is the Blessed One staying -- the arahant, right self-awakened? We want to see him."

"He has gone into the town for alms."

Then Bahiya, hurriedly leaving Jeta's Grove and entering Savatthi, saw the Blessed One going for alms in Savatthi -- calm, calming, his senses at peace, his mind at peace, tranquil and poised in the ultimate sense, accomplished, trained, guarded, his senses restrained, a Great One (naga). Seeing him, he approached the Blessed One and, on reaching him, threw himself down, with his head at the Blessed One's feet, and said, "Teach me the Dhamma, O Blessed One! Teach me the Dhamma, O One-Well-Gone, that will be for my long-term welfare and bliss."

When this was said, the Blessed One said to him: "This is not the time, Bahiya. We have entered the town for alms."

A second time, Bahiya said to the Blessed One: "But it is hard to know for sure what dangers there may be for the Blessed One's life, or what dangers there may be for mine. Teach me the Dhamma, O Blessed One! Teach me the Dhamma, O One-Well-Gone, that will be for my long-term welfare and bliss."

A second time, the Blessed One said to him: "This is not the time, Bahiya. We have entered the town for alms."

A third time, Bahiya said to the Blessed One: "But it is hard to know for sure what dangers there may be for the Blessed One's life, or what dangers there may be for mine. Teach me the Dhamma, O Blessed One! Teach me the Dhamma, O One-Well-Gone, that will be for my long-term welfare and bliss."

"Then, Bahiya, you should train yourself thus: In reference to the seen, there will be only the seen. In reference to the heard, only the heard. In reference to the sensed, only the sensed. In reference to the cognized, only the cognized. That is how your should train yourself. When for you there will be only the seen in reference to the seen, only the heard in reference to the heard, only the sensed in reference to the sensed, only the cognized in reference to the cognized, then, Bahiya, there is no you in terms of that. When there is no you in terms of that, there is no you there. When there is no you there, you are neither here nor yonder nor between the two. This, just this, is the end of stress."

Through hearing this brief explanation of the Dhamma from the Blessed One, the mind of Bahiya of the Bark-cloth right then and there was released from the effluents through lack of clinging/sustenance. Having exhorted Bahiya of the Bark-cloth with this brief explanation of the Dhamma, the Blessed One left.

Now, not long after the Blessed One's departure, Bahiya -- attacked by a cow with a calf -- lost his life. Then the Blessed One, having gone for alms in Savatthi, after the meal, returning from his alms round with a large number of monks, saw that Bahiya had died. On seeing him, he said to the monks, "Take Bahiya's body and, placing it on a litter and carrying it away, cremate it and build him a memorial. Your companion in the holy life has died."

"As you say, lord," the monks replied. After placing Bahiya's body on a litter, carrying it off, cremating it, and building him a memorial, they went to the Blessed One and, on arrival, having bowed down to him, sat to one side. As they were sitting there, they said to him, "Bahiya's body has been cremated, lord, and his memorial has been built. What is his destination? What is his future state?"

"Monks, Bahiya of the Bark-cloth was wise. He practiced the Dhamma in accordance with the Dhamma and did not pester me with issues related to the Dhamma. Bahiya of the Bark-cloth, monks, is totally unbound."

Then, on realizing the significance of that, the Blessed One on that occasion exclaimed:

Where water, earth, fire, & wind have no footing:
There the stars do not shine,
    the sun is not visible,
    the moon does not appear,
    darkness is not found.
And when a sage,
    a brahman through sagacity,
    has known [this] for himself,
then from form & formless,
    from bliss & pain,
        he is freed.

Nguồn : BuddhaSutra.com

17,285

CHƯA TỰ ĐỘ MÀ CÓ THỂ ĐỘ CHO NGƯỜI - KINH ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG NGHĨA - PHẨM MƯỜI ĐIỀU CÔNG ĐỨC

3/ Này trang Thiện nam! Phần thứ ba kinh này có công đức lực thật khó nghĩ bàn. Nếu có chúng sanh nào nghe đặng kinh này, hoặc đọc qua một phen,

569
CHỮ “KHÔNG” TRONG BÀI KINH BÁT NHÃ - H.T THÍCH THANH TỪ

CHỮ “KHÔNG” TRONG BÀI KINH BÁT NHÃ H.T THÍCH THANH TỪNgười tu chấp có, không thể tột được lý đạo. Nhưng dù chấp có nhiều như núi Tu Di vẫn không tai

17,811
BẦU TRỜI VẪN TRONG XANH Thích Thái Hòa

BẦU TRỜI VẪN TRONG XANHThích Thái Hòa Đạo Phật nói cho tất cả chúng ta rằng, mọi người trên trái đất nầy đều là anh em. Tất cả chúng ta đều là người

18,533
Nhân Quả Đồng Thời

NHÂN QUẢ ĐỒNG THỜI      Nhân quả đồng thời được nói một cách cô đọng trong kinh Pháp Hoa, kinh Hoa Nghiêm… và rải rác trong các kinh điển Đại thừa.

15,925
A GIỚI THIỆU VỀ TẠNG LUẬT Tỳ khưu Indacanda (Trương đình Dũng)

GIỚI THIỆU VỀ TẠNG LUẬTTỳ khưu Indacanda (Trương đình Dũng) Tạng Luật (Vinayapiṭaka) thuộc về Tam Tạng (Tipiṭaka) là những lời dạy và quy định của đức Phật về các vấn đề có

13,242
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,670
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,569
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc