Tin Tức (680)


Vài suy nghĩ trong một chuyến về quê - Nguyên Hảo

1,491

Nói như Verner Z. Reed, mỗi thành phố đều có một cái hồn*. Điều này không ngoại lệ  đối với Saigon. Và trong cái hồn của Saigon đó, phải kể đến 2 yếu tố nổi bật là văn hóa và con người.

Dù bộ mặt của Saigon đổi thay nhanh chóng mỗi lần tôi trở về, hay cũng có mà dở cũng có, bản chất chung của người Saigon vẫn không thay đổi. Bản chất đó là sự nhiệt tình, lè phè nhưng năng động, cởi mở và thẳng thắn, đơn giản mau tiếp thu và thích ứng, và phảng phất cái chất của “nghĩa khí”.

Gọi là “người Sài Gòn” nhưng thật ra dân Saigon là dân tứ xứ. Saigon có một nền văn hóa đa nguyên đó, Saigon mang cái hồn rất riêng, và trở thành một trung tâm kinh tế, thương mại và văn hóa của cả nước.

Có ai đó có thể nói rằng tôi là người lạc quan. Có thể. Nhưng thật sự tôi đã có những phút giây hòa mình vào với Saigon, với những người Saigon đến từ nhiều nơi trên đất nước.

Trong lần về này, người tôi gặp đầu tiên là nhà sư Nguyễn Thế Đăng. Sau đó, Sư Nguyễn Thế Đăng, anh Nguyễn Tự Cường và tôi hẹn nhau đến gặp anh em trong tòa soạn bán nguyệt san Văn Hóa Phật giáo ở 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Hôm sau, chúng tôi lại được hẹn đến gặp các Thầy trong tòa soạn nguyệt san Giác Ngộ. Riêng tôi còn được gặp bạn bè thân hữu khác, cũ cũng có mà mới cũng có.

Phần lớn những câu chuyện giữa chúng tôi được trao đổi thân tình trong các quán cà phê.

Có thể nói quán cà phê là một phần của văn hóa Saigon.  Quán cà phê ở Saigon có nhiều phong cách khác nhau: cà phê vườn, cà phê bar, cà phê nhạc, trà quán, cà phê sách, cà phê vỉa hè…Nói là cà phê nhưng trong các quán đó, ngoài cà phê khách còn có thể chọn trong nhiều loại thức uống rất đa dạng, và có thể có cả thức ăn. Nhiều quán đẹp và dễ thương, bài trí trang nhã. Có lẽ chủ nhân các quán đó đã bỏ nhiều tâm trí để có những quán cà phê vừa đáp ứng thị hiếu của khách, đồng thời cũng làm thăng hoa thị hiếu của họ.

Dưới mắt tôi, “văn hóa cà phê” của Saigon chứa nhiều tính chất tích cực. Đó là nơi xả tress, nơi gặp gỡ bạn bè, nơi giao dịch lành mạnh, nơi trao đổi công việc, cũng là nơi hẹn hò thơ mộng, trong sáng. Đó cũng là nơi ngồi nhìn những cơn mưa Saigon, những dòng xe, dòng người của Saigon, nơi có thể tìm góc riêng để  ngồi một mình, nhìn không gian, nhìn cây cối, nghe tiếng nước chảy, nghe thời gian trôi…Quán cà phê Saigon cũng là nơi tiêp cận được với nhiều tầng lớp người ở Saigon…có thể nói đó là những đời sống phía sau, một đời sống cũng rất thật Saigon bên cạnh đời sống náo nhiệt, bon chen, bươn chải. không có những quán cà phê Saigon thì có lẽ đời sống Saigon sẽ mất quân bình, sẽ nổi loạn.

Cũng có những quán cà phê bị nhìn bằng cái nhìn “tiêu cực”, và tôi cũng có dịp ghé vào những nơi đó, tiêp cận với nhiều tầng lớp người ở đó, từ những cô tiếp viên đến những người quản lý. Nhưng đó là một thế giới khác, và là một câu chuyện dài khác.

Trở lại vấn đề, trong bài này, tôi sẽ chỉ đề cập đến  một số người, một số sự kiện và suy nghĩ liên quan đến bán nguyệt san Văn Hóa Phật Giáo.

Hai người của tòa soạn VHPG mà chúng tôi được gặp đầu tiên là anh Trần Tuấn Mẫn và anh Nguyễn Văn Nhật. Chúng tôi đến tòa soạn được hai anh tiếp đãi rất ân cần và thân mật. sau một ít câu chuyện, chúng tôi hẹn hò với anh Thanh Nguyên, người sáng lập và điều hành nhà sách Văn Thành kéo nhau ra một quán cà phê bên kia cầu Công Lý. Một quán cà phê vườn dễ thương, trang trí đơn giản, và có một cái tên đẹp.

Anh Trần Tuấn Mẫn, Phó Tổng biên tập Thường trực kiêm Thư ký tòa soạn bán nguyệt san VHPG. Là một người con của xứ Huế, nơi mà “chất Phật” đã thấm vào hầu hết mọi tâm hồn, người gầy tính tình  mục thước, ít nói trong lần gặp đầu tiên. Sự thân tình của một người bạn, người anh, nơi anh được bày tỏ  một cách nhẹ nhàng. Cuộc đời của anh gắn liền với việc nghiên cứu và giáo dục Phật giáo. Anh có một đời sống cần mẫn, kiên trì trong việc dịch thuật, sáng tác và trao truyền kiến thức Phật giáo cho thế hệ sau anh, trong đó có nhiều vị tu sĩ. Tuy nhiên, tính khiêm cung, lòng cung kính và sự gần gũi của chư Tăng của anh thể hiện rõ qua những câu chuyện và cách xưng hô.

Anh Nguyễn Văn Nhật, cũng là người thường trực của tòa soạn, và thường viết những bài xã luận cho VHPG, là    một người gốc Bắc, khiêm nhường nhưng cởi mở ngay trong lần gặp đầu tiên. Tôi được biết anh Nhật lớn lên trong môi trường phong trào thanh niên, sinh viên học sinh Phật tử trước năm 1975.

Sau đó chúng tôi gặp nhau một lần nữa, đầy thân tình ở ngôi chùa của Thầy Nguyễn Thế Đăng đang trụ trì, một ngôi chùa nhỏ  trên một khu đất khá rộng yên tĩnh và còn hoang sơ ở An Phú Đông. Ở đây chúng tôi lại hẹn gặp vai-suy-nghi-trong-chuyen-ve-quenhau năm tới.

Thầy Nguyễn Thế Đăng, một nhà sư bình dị, đơn giản có thái độ sống thoáng, có thể nói là một cây viết thường xuyên và chủ lực của nguyệt san VHPG. Thầy là tác giả cuốn Thực tại Thiền dưới bút danh Đương Đạo, trong đó đào sâu những vấn đề như thực tại, tu chứng giải thoát, tự do…Trong dòng lịch sử thiền Việt Nam mà tôi rất tâm đắc. Thầy cũng là dịch giả của nhiều cuốn sách về Phật giáo Tây Tạng và tác giả của nhiều bài viết được đăng trên nhiều báo Phật giáo tiếng Việt giấy và mạng Sự tin tưởng tuyệt đối của thầy vào Tánh Phật, nơi mọi người, cũng như tin tưởng rằng nền văn hóa VN cũng như Phật giáo VN đã phát triển trên nền tảng Tánh Phật đó, và xã hội VN sẽ tốt đẹp nếu đạo đức được xây dựng trên nền tảng Tánh Phật đó, được thể hiện qua nhiều bài viết cũng như cuộc sống của thầy.

Riêng anh Nguyễn Văn Nhật và tôi còn gặp nhau uống cà phê thêm một lần nữa trước khi tôi về lại Canada. Hóa ra có một số anh em có liên hệ với tôi mà tôi muốn hỏi thăm lại có mối liên hệ với anh Nhật, đó là các anh Nguyễn Văn Y, Mai Hoài Đức, Trần Quốc Thắng (mà anh Nhật cho biết nay đã là Huỳnh Quốc Thắng)…tôi nói chuyện khá lâu qua điện thoại với anh Nguyễn Văn Y. Chúng tôi nhận ngay được sự cởi mở và thân tình dù đã hơn 30 năm mới gặp lại và chỉ gặp qua điện thoại. Mới biết những người con Phật dễ gần gũi và nhận ra nhau biết mấy. Tôi có hỏi thăm anh Nguyễn Văn Nhật về Huỳnh Quốc Thắng. tôi hỏi Nhật rằng Thắng ngày xưa là người rất tình nghĩa, không biết bây giờ ra sao. Nhật trả lời: Dường như vẫn là con người tình nghĩa. Tiếc là không có cơ hội gặp trực tiếp những người quen biết ngày xưa. Trong buổi gặp gỡ này, Nhật có nói với tôi một câu đầy chân tình, đại ý: anh em mình quen biết và liên hệ với cùng một số người, có thể anh em mình cũng đã từng quen biết nhau từ kiếp trước. Có thể lắm chứ. Nhân duyên thì  trùng trùng, mà nhân duyên trong Phật giáo là loại nhân duyên kết nối, chia sẻ.

Trong lần gặp gỡ đầu tiên với hai anh Mẫn và Nhật, chúng tôi được hai anh tặng cho mấy số báo VHPG mới. Một tờ báo có bìa đẹp và bên trong trình bày trang nhã. Lướt qua tờ báo, anh Nguyễn Tự Cường cũng tỏ vẻ  ưng ý với cách trình bày, nội dung và khuôn khổ của các bài viết, và hứa giúp bài. Anh Nguyễn Tự Cường có bút danh Như Hạnh, hiện là Associate Professor phân khoa tôn giáo của Đại học George Mason, tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ.

Nhìn chung về tình hình báo chí Phật giáo tiếng Việt trong nước và ngoài nước bán nguyệt san VHPG có thể nói là một tờ báo đáng và nên được  giới Phật tử VN ủng hộ. Với tinh thần độc lập, nội dung phong phú, tươi tắn và gẩn gũi; với những bài viết liên quan đến Phật giáo và dân tộc về nhiều lĩnh vực bên cạnh những bài phê bình xây dựng có lý có tình, VHPG có thể trở thành tiếng nói rộng lớn của giới trí thức Phật tử VN  trong và ngoài nước, là nơi mà những người Phật tử có thể đóng góp, và chia sẻ, góp phần vào việc duy trì và xây dựng một tầng lớp trí thức cho VN.

Theo nhận xét của tôi, đối tượng mà nội dung VHPG đang hướng đến là tầng lớp quần chúng có học như học sinh, sinh viên, công tư chức, doanh nhân, văn nghệ sĩ.

Hướng nhắm này tôi nghĩ là thích hợp. chúng ta đang cần một  tầng lớp trí thức Phật giáo từ thấp đến cao để làm đẹp lại ngôi nhà Phật giáo cũng như xã hội.

Mê tín dị đoan vẫn còn nhiều, học iểu sai lạc về giáo pháp của Đức Phật vẫn còn nhiều, đạo đức xã hội trong giới trẻ, kể cả lớp trẻ có học, vẫn còn nhiều điều cần được mổ xẻ.

Trong giai đoạn cởi mở hiện nay ở trong nước với sự phát triển hầu như quá nhanh với những công trình xây dựng lớn, sách vở tràn lan, lễ hội nhộn nhịp, có thể Phật giáo VN đang như cầm trên tay con dao hai lưỡi. con dao có thể dùng để giũa gọt mà cũng có thể làm chảy máu.

Và với cái đà hiện nay, đất nước rồi sẽ tiến đến một môi trường  trăm hoa đua nở. đó là môi trường thích hợp nhất cho đạo Phật nhưng cũng là môi trường đòi hỏi nhiều phấn đấu.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng đang đứng trước mũi tấn công tiêu cực từ nhiều phía, âm thầm cũng như công khai ngày càng tinh vi và mở rộng.

Do đó, ngoài các bậc cao tăng đức độ làm những ngọn hải đăng cho Phật tử cũng như xã hội, chúng ta còn rất cần những người Phật tử có ảnh hưởng đến xã hội biết sử dụng thiện xảo condaohai lưỡi kia, một tầng lớp trí thức Phật giáo theo kịp thời đại, khế lý khế cơ, để cùng các Thầy giữ vững con thuyền Phật giáo cũng như xã hội. Và tôi nghĩ bán nguyệt san VHPG có thể là một trong những phương tiện và chất xúc tác trong việc kết hợp và xây dựng tầng lớp Phật tử này.

Do đó, ước vọng của chúng tôi mà có lẽ cũng là ước vọng của  anh em trong ban điều hành VHPG và nhiều Phật tử khác là tờ báo được sự ủng hộ về tinh thần cũng như vật chất, bài vỡ đóng góp ý kiến của mọi tầng lớp Phật tử để bổ khuyết những mặt yếu, duy trì và phát triển những mặt mạnh, làm cho tờ báo ngày càng là tiếng nói chung của người Phật tử VN trong cũng như ngoài nước.

Ngoài ra có lẽ ít ai trong chúng ta không nhận thấy có những điều kiện khách quan gây phân hóa đang ảnh hưởng lên sự phát triển chung của đất nước, và các cộng đồng trong nước cũng như ngoài nước. Những điều kiện khách quan đó một phần do hoàn cảnh lịch sử và một phần do sự lợ dụng hoàn cảnh đó của một số cá nhân và tổ chức được tạo sự chia rẽ, phân hóa trong chúng ta, gây sự hoang mang trong cộng đồng, xã hội vì những ý đồ riêng. Và giới cư sĩ chúng ta, do có nhiều mối liên hệ khác  nhau, rất dễ bị chi phối bởi những tác động từ bên ngoài đó.

Do đó tôi nghĩ đối thoại và chia sẻ là điều chúng ta đang cần. Chúng ta vốn đã có mẫu số chung và khi đối thoại chúng ta sẽ tìm thấy  lại mẫu số chung đó.Trong lịch sử, mẫu số chung đó đã làm cho chúng ta là một, và hy vọng sẽ luôn luô giữ cho chúng ta là một. và tờ báo  cũng là một phương tiện để đối thoại và chia sẻ.

Mong rằng VHPG, ngoài sự cố gắng của anh chị em trong ban điều hành và những người cộng sự, được quan tâm nhiều hơn của tầng lớp Phật tử trong và ngoài nước.

Chúc anh chị em trong ban điều hành bán nguyệt san VHPG chân cứng đá mềm  và Phật giáo VN có được một tầng lớp trí thức Phật tử đúng tầm, có tu có học, như đã từng có trong lịch sử của chúng ta.

(*) “… Nhìn vào bất cứ  một thành phố lớn nào, một người sẽ kinh ngạc với niềm tin của Belloc rằng các thành phố đều có một cái hồn. người đó sẽ nhận ra rằng mỗi thành phố có đặc tính riêng của nó, một căn cước, một tinh thần, và một dáng dấp tâm hồn chỉ thuộc về nó” (The Soul of Paris)

Nguyên Hảo

Theo: Tạp chí VHPG 113

1,491

TẠI SAO CHÚNG TA THỰC HÀNH CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC?

Thầy dạy chánh niệm là không có thất niệm, chánh niệm là nhận ra tâm đang nhận biết sáng tỏ.Tại sao chúng ta phải thực hành Chánh niệm tỉnh giác?Chúng ta phải

582
BẠO LỰC - KRISHNAMURTI

BẠO LỰC🤹 Khi bạn tự cho mình là một người Ấn, hay một người Hồi giáo hay một người Âu, hay cái gì khác, bạn đang bạo lực. Bạn có thấy tại

906
TAM GIỚI DUY TÂM, VẠN PHÁP DUY THỨC - | Nguyễn Thế Đăng

Ba cõi duy tâm“Ba cõi duy chỉ là tâm, muôn pháp duy chỉ là thức” là một chân lý, một sự thật được nói nhiều trong tông Duy thức, và rộng ra,

15,738
TRUNG ẤM THÂN

TRUNG ẤM THÂN(Trích: Hành Trình Trong Cõi Chết - Nguyên Hảo, NXB Về Nguồn) Theo Phật giáo, sau khi chết, con người đi vào một trạng thái trung gian trước khi tái sinh.

12,752
TẤT CẢ ĐỀU LÀ PHÉP LẠ (1)

_Thưa thầy khi nói chuyện với anh em ở đây con mới thấy có một vấn đề, trong tham thiền phần lớn anh em chỉ chú trọng tới trạng thái của tâm,

558
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,669
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,569
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc