Tin Tức (680)


CON ĐƯỜNG TRỞ VỀ NÀO CŨNG TỪ NGUỒN TÂM VÔ SANH

526

Mình thấy như anh Thịnh nói là mọi người đều đầy đủ mọi cơ hội, phải hông? Tất cả đều đầy đủ, bởi vì người nào mà hông có: đất, nước, lửa gió? Người nào không có: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp? Sắc thầy nhìn thấy nó hơi kém một chút, nó hơi yếu một chút, nhưng nó vẫn đầy đủ. Vấn đề là bản tánh của tất cả những cái đó là gì? Cái nền tảng của sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; đất, nước, lửa, gió, là gì? Mình đi lần lần vô thì mình sẽ thấy cái đó, rồi khi mình thấy được cái nền tảng đó càng ngày càng rõ ràng thì mình thấy: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; đất, nước, lửa, gió; chỉ là một thôi, chỉ là biểu lộ của cái nền tảng đó thôi, cái bản tánh đó thôi. Thành ra cơ hội mọi người luôn luôn đầy đủ chớ đừng nói thiếu phương tiện, phương tiện đầy dẫy hết!

(Thầy cười)

Chẳng qua là mình không chịu khó mình nhìn lại, xoay lại, coi thử là đất nước lửa gió này, cái nền tảng của: đất, nước, lửa, gió này là cái gì? Cái nền tảng của: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp này là cái gì? Thì mình cứ tham thiền là tham thiền về cái đó đó. Coi thử coi cái nền tảng của mấy cái này là cái gì? Lần lần mình thấy ra, mình đụng chạm với cái nền tảng đó, mình mới thấy là tất cả đều là một, bởi vì biểu lộ cũng chỉ nền tảng thôi.

Thành ra mình chỉ cần lấy một cái gì đó nó hợp với căn cơ mình đời trước, ví dụ ông Thịnh ông nói là: Lục Tổ nói với Ngũ Tổ, ngài thì trắng còn tôi da nó hơi đen đen, tôi giống man di, nhưng mà Phật tánh thì không khác. Mình chỉ cần tham một cái “không khác” đó thôi, tham hết tháng này sang tháng khác, năm này qua năm khác, thì tới một lúc nào đó, mình cứ đào miết, nó sẽ tự nhiên, nó thấy cái không khác là gì, tự nhiên lúc đó mình mừng nhảy tưng lên: à, té ra nó không khác!

Mình sống là sống với cái khác không hà, nhưng thật sự nó không khác. Thành ra chỉ cần một cái gì đó, mình theo đuổi lâu dài, cũng giống như người muốn làm giàu, đâu phải ngày một ngày hai nó giàu được đâu, phải hông? Nó phải theo đuổi lâu dài, chỉ cần một chữ không khác thôi. Là anh đạt tới cái nền tảng đó liền!

Cũng nhiều ông thích câu: “Phật chúng sanh tánh thường rỗng lặng”. Mình thích câu đó, mình cứ tìm hiểu về câu đó. Mình cứ tham thiền về câu đó, cho tới nó đụng một cái. À, Phật chúng sanh tánh thường rỗng lặng. Thì Phật chúng sanh tánh thường rỗng lặng đó, nó luôn luôn hiện tiền, phải hông? Khi mà đụng nó rồi thì nó luôn luôn hiện tiền, đó mới thiệt là tu đó!

Không phải nó nằm trong kinh Nhật Tụng đâu, mà nó luôn luôn hiện tiền, Phật chúng sanh tánh thường rỗng lặng. Sáng đi uống cà phê rồi, ăn bánh mì rồi, Phật chúng sanh tánh thường rỗng lặng, bây giờ ngồi đây, thuyết pháp trao đổi này nọ, cũng: Phật chúng sanh tánh thường rỗng lặng.

Thành ra ngày hôm qua ai nói cái câu: “Sống chỉ là sống”. Nhắc lại một câu của vị Thiền sư Nhật Bản đó, sống chỉ là sống, thầy mới hỏi “chỉ là” là cái gì? Chỉ là. Chớ sống ai không sống, nhưng mà chỉ là, chỉ là này thầy nói vậy đó, mỗi người có một cách sống khác nhau. Cái hoàn cảnh sống khác nhau, cái hình thức sống khác nhau, nhưng mà tất cả chỉ là một vị thôi. Một vị Phật chúng sanh tánh thường rỗng lặng, chỉ vậy thôi.

Mà chuyện đó nó không có xa xôi ở đâu hết, nó nằm ngay tại đây nè. Cái này mình phải chịu đào bới tìm tòi, tuy là nói viên ngọc nó nằm sẵn trong chéo áo, như kinh Pháp Hoa, nhưng mà cũng phải mò mẩm, rờ rẩm coi nó nằm ở đâu?

Còn mình không tin mình không chịu rờ rẩm, thì nó có đó nhưng mà nó vẫn như không. Khi mình lấy nó ra được rồi, mình thấy viên ngọc đó nó trùm khắp thế giới hết, trùm khắp chúng sanh, và khi nó trùm khắp đó thì tất cả đều là viên ngọc đó hết.

_Con xin hỏi thầy để thầy dạy cho anh em chúng con hiểu rõ hơn, cũng là cái thấy này, cũng là cái nghe này, nhưng mà thầy dạy mình phải thấy tới cái nền tảng. Như vậy, huynh đệ mình khi mà thấy này, mình có xài tới cái nền tảng để mà thấy hay không? Tất cả mọi người ai cũng thấy, nhưng mà họ thấy không tới, họ thấy bằng mắt.
Chỗ cái nền tảng này mình phải trắc nghiệm từ sáng đến chiều, khi mở mắt ra mình thấy này, có đúng là từ cái nền tảng đó mà thấy hay không? Hay là thấy trên cái nghiệp nào đó, nó cũng là thấy nữa. Cho nên, nhiều khi có người nói cái thấy này là tánh, nhưng nó chưa đúng vì chưa phải cái nguồn đó, chưa đúng cái chất của con người thật nói ra. Cũng đòi hỏi một sự tu đó thầy, cho nên con muốn hỏi thầy, thầy nhắc ra vấn đề này để anh em mình cùng nhau xài cái thấy cho nó đúng chỗ, dạ. Cho nó tới điểm của nó. Cái thấy thì anh em mình ai cũng thấy, nhưng mà đòi hỏi có thấy đến hay không? Đến cái gốc đó mà thấy hay không? Đó, nếu thấy đến cái gốc đó thì khỏe lắm!

_Thầy hay nói vậy đó, mình lấy cái gì để tu? Mình lấy cái gì để thấy? Chỉ chừng đó thôi. Phật pháp là lấy cái gì để tu, lấy cái gì để thấy?
Thành ra là anh em hay nhắc cái câu là, thấy chỉ là thấy, nghe chỉ là nghe, nhưng mà mình cũng rất dễ nhận lầm là cái thấy này là con mắt thấy, chớ không phải thấy chỉ là thấy, nghe chỉ là nghe đâu. Thật sự ra đó là nền tảng thấy, và nền tảng nghe. Chớ không có ông Đăng ông Điếc nào trong này, còn ông Đăng thấy, đó là thấy mê lầm, phải hông? Cái nền tảng đó, nó thấy.
Cái nền tảng đó, chớ không phải là cái thấy này, mình phải thấy và biết xài được.

Thì tu là không lập ra thêm một cái gì hết, không phải lập ra cái gì, nhưng mà điều chỉnh cái thấy của mình, cho tới khi là cái thấy đó chính là cái thấy của nền tảng, cái thấy đó là tánh thấy, chớ không phải là cái thấy ông Đăng hay là ai đó thấy. À, thành ra tu chỉ là điều chỉnh thôi, điều chỉnh, điều chỉnh, cho tới khi: Phật chúng sanh tánh thường rỗng lặng, vậy thôi.

Đó, nó chỉ vậy thôi, chớ không phải mình lập ra cái rỗng lặng đó được đâu. Mình lập ra, mình hiểu sai rồi mình chạy lung tung, rồi mình điều chỉnh lại, điều chỉnh lại, cho tới khi mà, nó là cái nền tảng, cái căn bản.

Mà đã gọi là cái nền tảng thấy, Phật tánh thấy, thì nó thấy cái gì?

Phật tánh thấy thì thấy Phật tánh thôi!

(Thầy cười)

Còn mình thấy có chúng sanh, thì mình phải coi lại cái thấy của mình, cái thấy của mình là thấy chúng sanh chớ còn Phật tánh, tánh thấy thì nó rỗng suốt từ trong ra ngoài. À, nó chỉ có “một vị” thôi, đã gọi là tâm tất cả đều là tâm, Phật tất cả đều là Phật!

Tánh Hải Kính ghi

526

HỎI ĐÁP VỀ ĐỐI TƯỢNG CỦA CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC

_Thưa thầy, thầy định nghĩa về Chánh niệm tỉnh giác và đối tượng của chánh niệm tỉnh giác là đương niệm, hay niệm hiện tại. Làm sao chánh niệm tỉnh giác vào

567
VẠN NINH - LINH SƠN MÁI CHÙA XƯA!

VẠN NINH - LINH SƠNMÁI CHÙA XƯA!Kính dâng Thầy Tịch TràngThôn Hiền Lương! Chiều nay về thăm lạiMái chùa xưa yêu dấu ở nơi nàyBao tâm huyết ngỡ như là đã hếtNhưng

16,017
THÔNG ĐIỆP CỦA ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA XIV - Ngày 3 tháng 5, 2020

Trong thời gian khủng hoảng nghiêm trọng này, chúng ta đang phải đối mặt với các mối đe dọa đối với sức khỏe của chúng ta và những nỗi đau buồn về

881
KHÁCH - CHỦ

Bạch thầy con thấy mình sống trong cái chùa này đây tất cả không gian này, mình thấy có tách biệt thầy với mình, với mọi cái, nhưng mà mọi cái đều

655
HÃY CỨU LẤY HÀNH TINH CHÚNG TA - Richard H. Thaler, Cass R. Sunstein

Richard H. Thaler được nhiều người xem là cha đẻ của kinh tế học hành vi, một môn khoa học bao gồm tâm lý học, hành vi tiêu dùng và kinh tế

974
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,669
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,569
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc