Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (37)


Xem mục lục

The four snakes hiding in your luggage are originally emptiness.
The five aggregates forming this high mountain are also void.
See the true nature illuminating unhindered,
and don’t worry about Nirvana and the cycle of birth and death.

DAI XA (1120 – 1180)

NOTE: Observe your body and mind, and see the emptiness nature of the four snakes and five aggregates. The four snakes symbolize the four elements which create all things: earth, characteristic of solidity; water, or fluidity; fire, or heating; and air, or motion. The four snakes are working in your body. Treat them carefully; otherwise, they will make you sick. The five aggregates symbolize the five groups making up a human being: form, feeling, perception, volition, and consciousness. The high mountain symbolizes your body and mind – all things you believe you are.

Just see the true nature of ‘this high mountain’ for all times, day and night, and don’t mind anything else. What is the true nature of ‘this high mountain’? It is void; it is originally emptiness. To see that, you don’t need to do any ritual. Everything is changing instantly, everything empties itself instantly, and everything is empty in its causal condition. The Buddha once told his son, Rahula, that all things forming the body and mind should be seen with the right discernment: “This is not mine, this is not me, this is not my self.”

In the EA 19.3 Sutra, the Buddha said to Sakra, the leader of gods, that one who heard,  understood and cultivated the dharma of emptiness would see the emptiness nature of his body and mind, and he would drop all the notions of I and mine by understanding his feelings as impermanent and ultimately empty. The Buddha said that when a person is immersed in the insight of impermanence, his mind enters a state of thoughtlessness and fearlessness. In the state of fearlessness, his mind realizes Nirvana.

The monk Nguyễn Thế Đăng (my elder dharma brother) wrote in his article “Mùa Xuân của Hiện Tại” (The Spring of the Present): "At that moment, there is no thought, nothing recollected, and nothing in the past, present and future. A thought lasts over many moments; thus, within a moment there is no space for any thought or any image. The insight of that moment is the state of thoughtlessness, at which time there is no thought, no discrimination of here and there, and nothing related to yesterday and tomorrow."

When you are deeply mindful in the state of thoughtlessness and fearlessness, your consciousness has nowhere to cling to, has no support to grow, and has no inclination to any future rebirth; you live with the thoughtless awareness that sees things as they are, and that reflects things without any judgment or any choice. If you meditate with a mind that depends on nothing in this world or the other world, you are an outstanding person who was praised by the Buddha in the AN 11.9 Sutta.

In the SN 12.38 Sutta, the Buddha said: "If you don’t intend or plan or have underlying tendencies, this doesn’t become a support for the continuation of consciousness. With no support, consciousness is not established. When consciousness is not established and doesn’t grow, there’s no rebirth into a new state of existence in the future. When there is no rebirth into a new state of existence in the future, future rebirth, old age, and death cease, as do sorrow, lamentation, pain, sadness, and distress. That is how this entire mass of suffering ceases.” (Translated by Bhikkhu Sujato)

---  ---

VỐN LÀ KHÔNG

Bốn rắn chung rương trước giờ không,
Núi cao năm uẩn đâu chủ ông. 
Chân tánh sáng ngời không chướng ngại, 
Niết-bàn sanh tử mặc che lồng. 

ĐẠI XẢ (1120 - 1180) – Bản dịch HT Thanh Từ

GHI NHẬN: Hãy niệm thân và tâm của bạn, và thấy tánh không của bốn con rắn và năm uẩn. Bốn con rắn tượng trưng cho bốn thành tố lập ra vạn pháp: đất, hay tính chất cứng; nứơc, hay tính chất lỏng; lửa, hay hơi nóng; và gió, hay tính chuyển động. Bốn con rắn đang làm việc trong thân bạn. Hãy cư xử với chúng cẩn trọng; nếu không, chúng có thể làm bạn bệnh. Còn năm uẩn là năm tập hợp cấu thành một người: sắc, thọ, tưởng, hành, và thức. Núi cao tượng trưng cho thân và tâm của bạn – mọi thứ mà bạn tin là bạn.

Hãy nhìn vào thực tánh của ‘núi cao này’ trong mọi thời, ngày và đêm, và đừng bận tâm gì khác. Cái gì là tánh thực của ‘ngọn núi cao này’? Nó là rỗng rang, nó vốn là không. Để thấy như thế, bạn không cần làm nghi lễ nào. Vạn pháp đang biến diệt chớp nhóang, vạn pháp tự làm rỗng rang chớp nhóang, vạn pháp trong tánh duyên khởi đã là không. Đức Phật một lần nói với con ngài, Rahula, rằng mọi thứ hình thành thân và tâm cần được nhìn với chánh niệm như “Cái này không phải của tôi, cái này không phải tôi, cái này không phải ngã của tôi.”

Trong Kinh Tăng Nhất A Hàm EA 19.3, Đức Phật nói với Sakra, vua của chư thiên, rằng người nào nghe, hiểu và tu tập pháp không sẽ nhìn thấy không tánh trong thân tâm vị đó, và vị này sẽ buông bỏ tất cả các khái niệm về "tôi" và "của tôi" bằng cách thiền quán về cảm thọ như là vô thường và tận cùng là không tánh. Đức Phật nói rằng khi vị đó thể nhập vào các nhìn về vô thường, tâm vị này sẽ vào cảnh giới vô niệm và vô úy. Trong cảnh giới vô úy, tâm vị này sẽ chứng nhập Niết Bàn.

Nhà sư Nguyễn Thế Đăng (sư huynh của tôi), trong bài “Mùa Xuân của Hiện Tại” đã viết: “Trong khoảnh khắc đó không có tư tưởng, không có nhớ về, không có đã, sẽ và đang. Vì một tư tưởng kéo dài qua nhiều khoảnh khắc nên trong một khoảnh khắc thì không có chỗ cho một tư tưởng, một hình ảnh nào cả. Khoảnh khắc là vô niệm, không có tư tưởng, không phân biệt đây kia, không có hôm qua, ngày mai.”

Khi bạn tỉnh thức sâu thẳm trong trạng thái vô niệm và vô úy, thức của bạn không dính vào nơi nào, không nương vào đâu để tăng trưởng, và không có thiên hướng tới bất kỳ cuộc tái sinh tương lai nào; bạn sống với cái biết vô niệm đang nhìn các pháp như là các pháp, và nhận biết các pháp mà không phán đoán hay chọn lựa nào. Nếu bạn thiền định với một tâm không nương tựa bất cứ gì trong thế giới này hay thế giới khác, bạn là một người rất mực xuất sắc như được Đức Phật khen ngợi trong Kinh AN 11.9 Sutta.

Trong Kinh SN 12.38 Sutta, Đức Phật nói: "Này các Tỷ-kheo, nếu chúng ta không có tư niệm, không có tư lường, không có thầm ý, thời không có sở duyên cho thức an trú. Khi nào sở duyên không có mặt thời thức không an trú. Do thức ấy không an trú và không tăng trưởng, nên trong tương lai tái hữu không sanh khởi. Do sanh khởi tái hữu không có mặt trong tương lai, nên sanh, già chết, sầu, bi, ưu, não được đoạn diệt. Như vậy là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn này." (Bản dịch HT Thích Minh Châu)

Xem mục lục