Bài Viết (701)


KINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN – PHẨM TRƯỜNG THỌ

1,268

Phật bảo Ca Diếp Bồ Tát: "Lóng nghe! Lóng nghe! Như Lai sẽ vì ông mà nói nghiệp nhơn trường thọ của Như Lai đã được. Do nơi nghiệp nhơn này mà Bồ Tát được thọ mạng dài lâu. Nếu hạnh nghiệp có thể làm nhơn cho quả Bồ Đề thời phải nên thành tâm nghe kỹ và lãnh thọ nghĩa ấy. Đã tự lãnh thọ rồi nói lại cho người khác. Do tu tập hạnh nghiệp ấy mà Như Lai đặng thành Vô thượng Chánh giác. Nay lại vì người mà giảng rộng ý nghĩa ấy.

Ví như Vương tử phạm tội bị giam vào ngục, nhà Vua rất nhớ thương con, đích thân ngự đến ngục thất. Cũng vậy, muốn được trường thọ, Bồ Tát phải nên hộ niệm tất cả chúng sanh, xem như con ruột, sanh lòng đại từ, đại bi, đại hỉ, đại xả, truyền cho giới bất sát, dạy cho tu pháp lành. Cũng nên để tất cả chúng sanh ở nơi ngũ giới thập thiện. Lại đến địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, a tu la v.v..., để cứu vớt những kẻ khổ não trong các nơi ấy. Giải thoát kẻ chưa giải thoát, cứu độ người chưa được cứu độ. Người chưa chứng Niết Bàn làm cho chứng Niết Bàn. An ủi tất cả người đang ở trong cảnh kinh sợ. Do các nghiệp nhơn trên đây mà Bồ Tát được thọ mạng dài lâu, nơi các trí huệ được tự tại. Sau khi mạng chung sanh lên cõi trên".
Ca Diếp Bồ Tát bạch Phật: "Bạch Thế Tôn! Bồ Tát Ma Ha Tát bình đẳng xem chúng sanh đồng như con ruột, nghĩa ấy rất sâu, con chưa hiểu được. Đức Thế Tôn chẳng nên nói Bồ Tát đối với chúng sanh tu tâm bình đẳng xem đồng như con, vì trong Phật pháp có người phá giới, có kẻ phạm tội nghịch, có kẻ hủy báng chánh pháp. Sao lại với những hạng ấy mà xem đồng như con?".

Phật dạy: "Phải đấy! Như Lai đối với chúng sanh thiệt xem đồng là con như La Hầu La".

1,268

BỒ TÁT SANH VỀ TỊNH ĐỘ - Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật.

A Nan! Các vị Bồ Tát sanh về cõi nước ấy, chỗ giảng thuyết giáo của các vị là: Thường tuyên chánh pháp, thuận với trí tuệ, không trái không mất. Đối

739
Tồn tại và Thời gian (2) - Pháp Hiền cư sỹ

(TIẾP THEO)Hai mô hình (pattern) vừa nêu, cho ta biết rằng, bao lâu mà con người và tâm thức anh ta hay cô ấy còn hoạt động, thì lúc nào anh ta

673
PHÓNG MÌNH VÀO CÁI VÔ CÙNG VI TẾ - Đức Đạt Lai Lạt Ma Thứ 14

Thiền định, đó là làm quen với một chỗ nương dựa của sự tham thiền. Người cầu đạo muốn tiến hành công việc này có thể nhờ đến một trong rất nhiều

675
TÂM VÀ BẢN TÁNH SÂU NHIỆM CỦA TÂM

Trong một bộ Kinh về Bát Nhã, Đức Phật nói ra lời sâu xa sau đây:“Trong tâm, tâm không được tìm thấy, bản tánh của tâm là ánh sáng thuần khiết.”Để hiểu

580
BA HỌC GIỚI-ĐỊNH-TUỆ - Thích Đức Thắng

BA HỌC GIỚI-ĐỊNH-TUỆ Thích Đức Thắng Hành giả học Phật điều kiện đủ là phải học qua ba học Giới-Định-Tuệ, để từ đó hiểu được cốt lõi của sự thực hành tu

16,214
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,669
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,569
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc