Đáp:
Bạn thân mến, niệm Phật đến nhất tâm bất loạn là hành giả đã định tâm mình trong câu niệm Phật. Cũng có chỗ gọi là niệm Phật tam muội. Trạng thái này là bên trong quên thân, bên ngoài lìa cảnh, không còn cảm nhận sắc thanh hương vị xúc. Có cảnh mà cũng như không bởi vì phương pháp trì danh là lấy câu niệm Phật để đánh bạt các niệm khác cho nên khi nhất tâm bất loạn là tâm và câu Phật hiệu là một. Hành giả chỉ biết rằng mình định vào câu niệm Phật mà thôi. Trong kinh Vô Lượng Thọ nói rằng lúc đó cảnh Phật hiện, Phật A Di Đà hiện, cho đến Phật cảnh Cực Lạc hiện.
Đây cũng gọi là Tam muội sự.
Do tâm định trong câu niệm Phật, cho nên dừng được tâm tạo tác đã che chướng chúng ta nhiều đời. Đây là cơ hội để nhận ra bản tánh của tâm. Tức là nhận ra trong khi niệm Phật là Vô niệm. Chính khi niệm là Vô niệm. Mà Vô niệm là bản tánh của Tâm. Cho nên cũng gọi là kiến tánh bên Thiền tông. Đây gọi là tam muội lý.
Thiền tông kiến tánh là nhập địa, tức là vào sơ địa bồ tát phải khởi tu, tu đến địa thứ mười rồi đẳng giác, diệu giác mới thành Phật.
Cho nên nhất tâm bất loạn về sự còn phải trực nhận ra đương niệm là Vô niệm. Phải một bước nữa mới ngang với sơ địa Bồ tát. Cho nên nhất tâm bất loạn chưa thành Phật được.
Cách diễn tả trong kinh Vô Lượng Thọ rằng: khi niệm Phật đến nhất tâm bất loạn; Thánh cảnh hiện, Phật A Di Đà hiện; chúng ta có thể hiểu trên phương diện lý tánh, nghĩa là khi bạn niệm Phật đến nhất tâm bất loạn; bạn sẽ có cơ hội nhận ra Phật tánh của mình. Nó không khác với Phật A Di Đà.
Khi đã được nhất tâm bất loạn sự người này sẽ vãng sanh sẽ bảo đảm ở địa vị trung phẩm.
Khi đã nhận ra bản tánh của tâm, tức đương niệm mà nhận ra Vô niệm đó là chứng tam muội lý niệm Phật. Người này ngang hàng với sơ địa bồ tát và vãng sanh ở địa vị thượng phẩm.
Cho nên chúng ta thấy, khi kiến tánh thì mới nhận ra Phật nhân còn phải tu tiếp cho cái nhân nó mở rộng cùng khắp mới thành Phật. Chỗ này chúng ta cũng hiểu thêm, là khi vãng sanh địa vị thượng phẩm thì hành giả cũng còn tu tiếp nơi thế giới cực lạc tiến lên từ sơ địa cho đến địa thứ mười và đẳng giác rồi diệu giác mới thành Phật. Những vị vãng sanh ở địa vị thấp hơn thì thời gian tu sẽ lâu hơn.
Mong những chia sẽ của thientrithuc làm vui lòng bạn. Chào bạn.
Theo: Hỏi Đáp Thientrithuc.vn
Thực hành thiền đánh thức niềm tin của chúng ta rằng trí tuệ và từ bi mà chúng ta cần đã có sẵn trong chúng ta rồi.Theo Pema Chodron cho biết Thiền
Photo by Zoltan Tasi.Theo Kim Cang Thừa, con đường nhanh chóng để tỉnh thức là nhìn thẳng vào tâm của chính bạn và nhận ra bản tánh thật của tâm. Tsoknyi Rinpoche chỉ cho chúng ta làm sao kinh nghiệm hai phẩm tánh sâu
Ấn Quang Đại sư khai thị:“Trợ giúp thành tựu cho một chúng sanh được vãng sanh, tức là thành tựu cho một chúng sanh tương lai thành
Bản tánh của sự thanh tịnh bổn nguyên là tự nhiên thành tựu. Cõi giới tối hậu của nó thoát khỏi thường kiến vì không có sự khẳng định rằng nó là
Giới HọcThích Chơn Thiện --- o0o ---Giới học là một trong ba học: Giới, Định, Tuệ. Ba học còn được gọi là ba vô lậu học. Gọi là vô lậu học là
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt