Bài Viết (701)


THIỀN SƯ PHILIP KAPLEAU - BA TRỤ THIỀN

778

Những Bức thư Ngộ của Yaeko Iwasaki gửi Lão sư Đại Vân và những Lời bình của Ông (tiếp theo).

📩 CHỨNG ĐẠT TÂM KHÔNG THỐI LUI của PHỔ HIỀN,

27 tháng 12

Lão sư Đại Vân thân mến,

Cảm ơn thầy con đã nhận ra rõ ràng rằng Phật không gì khác hơn là Tâm. Con biết ơn vô cùng. Ấy là nhờ ơn hướng dẫn nhân từ của thầy cũng như lòng mong ước và nỗ lực kịch liệt của con vì Phật sự mà con nghĩ mình có thể độ được tất cả chúng sinh.

Lời bình của Lão sư Đại Vân:(Ta đã không ngờ con là một người có tâm nguyện mãnh liệt như thế đối với Phật sự. Thực ta không minh mẫn chút nào! Rõ ràng con là hóa thân của một đại Bồ Tát.)

Bao giờ con có thể cảm ơn thầy cho đủ nhỉ?

Bây giờ con thấy rằng, trong tương quan với Pháp, con phải tự kính trọng mình. Xin thầy vui lòng chỉ rõ con còn cần điều gì nữa. Con biết ơn biết bao vì đã có thể tự mình gột sạch hết mọi tư niệm và tình cảm mê hoặc, không còn tí nào.

(Con chưa nhổ hết gốc rễ tình cảm mê hoặc đâu. Song một người nhận thức sâu xa như con cũng có thể sống được một cuộc sống trong sạch.)

Dầu vậy con cũng muốn được thầy hướng dẫn trong tất cả mọi khía cạnh vì e rằng con có thể hướng dẫn sai lầm người khác trong việc tu tập hay hiểu Phật giáo.

Giờ đây tâm thái của con hoàn toàn khác hẳn với tâm thái trong lúc kiến tánh.

(Kiến tánh là giai đoạn chỉ thấy Trâu.)

Quả thật, càng tiến xa hơn trên con đường Vô Thượng nó càng trở nên cao cả hơn. Giờ thì con đã có kinh nghiệm rằng tada chính là cái toàn hảo, cuối cùng con đã có thể đền đáp được ơn đức vô lượng của thầy và con vui quá. Đạt đến giai đoạn thâm sâu và có tính chất quyết định, con thực cần gặp thầy sớm.

(Ước gì ta có thể bay đến bên con để khuyên bảo thêm. Nhưng gì bây giờ đã cuối năm, vì quá bận công việc của chùa, nên ta không thể đi được lúc này.)

Xin thầy tha thứ cho con vì việc con yêu cầu thầy bằng thư như thế này, nhưng bệnh hoạn đã ngăn con không đến thăm thầy được.

Thầy ắt phải vui mừng vô cùng vì con đã thực sự thành tựu. Không bao giờ con dám mơ rằng trong kiếp này con được chứng kiến Phật giáo được truyền từ một vị Phật bằng xương bằng thịt đến Bồ Tát Di Lặc.

Con xin tự hứa sẽ mãi mãi hành động với sự thận trọng mọi chi tiết với cuộc sống hằng ngày của con.

Con cầu nguyện thầy được khỏe mạnh.

👩 Yaeko 👩

Tổng bình:

Cốt tủy của Phật giáo sống thực có thể tóm tắt trong chữ tada. Phật Thích-ca Mâu-ni là ai? Di Lặc là ai? Những người ấy không khác quí vị. Kìa! Kìa!
Cô ấy đã đạt đến giai đoạn tada này.

Do đó cô ấy sẽ cảm thấy niềm vui sâu xa ấy cũng như trách nhiệm nặng nề là kính trọng Pháp thâm áo. Hành động pháp xuất từ một Tâm như thế là hành động của Phổ Hiền hay Di Lặc hoá thân.

📩 CHỨNG AN LẠC ĐƯỢC HỢP NHẤT VỚI PHÁP

27 tháng 12

Lão sư Đại Vân thân mến,

Xin hãy cùng vui với con! Cuối cùng con đã phân biệt được Bộ mặt trước khi cha sinh mẹ đẻ của con với sự sáng tỏ xuyên thấu từ trời cao đến tận lòng đất. Song không bao giờ con tự xem mình là kẻ tìm kiếm tuyệt vọng.

Thầy và con đều ấp ủ một hư vọng sâu xa, ấy là phấn khởi thệ nguyện độ tất cả chúng sinh mê mờ dù phải mất vô số kiếp.

(Nhưng người ta gọi một người bị mê hoặc như thế là Bồ Tát. Nhận ra rằng không có chúng sinh nào để độ là (chân) độ vậy.)

Ôi buồn cười làm sao! Song lòng con kính trọng thầy như một Lão sư không biết đâu là bờ bến. Quả thực không ai ngoài thầy có thể hiểu được ý nghĩa sự giác ngộ của con. Con cảm thấy nếu thầy nói với người khác rằng con, một người không có sự cao quí hay tầm vóc nào cả, đã đạt giác ngộ đầy đủ là thầy không thông minh vì việc ấy có thể khiến cho họ coi nhẹ Phật giáo.

(Theo một quan điểm nào đó, điều ấy có thể đúng. Mặt khác, nhiều người sẽ cảm thấy phấn khởi mà nỗ lực nhiều hơn, vì thế không cần phải bận tâm.)

Chỉ một vài người ngoại lệ sẽ không nghi ngờ kinh nghiệm của con. Ôi thật là nhẹ nhàng vô cùng khi khám phá ra rằng con đúng y như con không thiếu gì hết! Ôi vui làm sao khi biết thầy và con sẽ cùng nhau trường cửu!

Phật giáo vô dụng cho những ai thoát khỏi mê hoặc.

Con chúm chím cười khi biết con luôn luôn vốn là Phật - Con không nghi ngờ điều này chút nào - song con chỉ nói điều ấy với ai đã đạt được sự giác ngộ tương đương với con. Đối với những người có nhận thức kém hơn con sẽ nói một cách khác.

Với lòng đầy biết ơn, con chắp hai tay kính tạ ơn thầy.

Chân Pháp thực cao cả biết bao, từ đầu đến cuối hợp lý biết chừng nào! Con rất thâm cảm điều ấy.

Với lòng đầy bình an, con mong Năm Mới đến. Xin thầy cẩn thận giữ mình.

👩 Yaeko 👩

Tái bút: Giờ đây con có thể biết rõ một kiến tánh yếu ớt thật là phiến diện nguy hiểm biết bao.
.
(Con đúng đấy sự giác ngộ của đa số người dạy Thiền ngày nay thuộc loại này, nhưng cái ngộ phiến diện vẫn là cái ngộ phiến diện dù cho người ta có vượt qua bao nhiêu công án. Điều mà những người này không nhận ra là họ có thể phát triển cái ngộ của họ đến vô tận.)

Tổng bình:

Sống một cuộc sống như là tada là đi trên con đường vinh quang tối thượng mà chư Phật đã đi, khi một người không thấy cần Phật giáo nữa, thì Phật giáo đích thực sẽ hiện thân. Song khi người ấy còn ấp ủ ngay cả ý niệm này thì đời họ cũng vẫn còn bị mê hoặc che mờ. Hãy thành khẩn quét sạch (màn sương mù) ràng buộc như thế, cuộc sống sẽ vĩnh viễn tràn ngập nắng xuân ấm áp.

📩 CHỨNG THÊM AN LẠC ĐƯỢC HỢP NHẤT VỚI PHÁP

27 tháng 12

Lão sư Đại Vân thân mến,

Xin hãy để con viết thường xuyên cho thầy.

Cuối cùng con đã lấy lại bình tĩnh. Với nhận thức là Phật là chính con.

(Ta là Phật, Ta là Ta, Ta là Ta. Vô Ngã.)

Con đã hiểu rõ chữ thương và lòng kính trọng nhất tâm mà con cảm thấy đối với thầy.

Con đã tự loại được mùi ngộ rồi.

(Chưa đâu con. Hiện con đang phát ra cái mùi ngộ khủng khiếp đấy. )

Và lòng biết ơn của con đối với thầy và Pháp còn sâu hơn tất cả. Lòng con nhận thấy đầy biết ơn vì nhận ra rằng bám lấy trạng thái mê hay trạng thái ngộ sẽ phát sinh ra mong ước nồng nhiệt càng lúc càng gia tăng việc theo đuổi Pháp với cường độ lớn hơn (Để đạt sự an tâm tối thượng) bất chấp mình như thế nào.

(Một người không bao giờ chán thực hiện đạo hạnh được gọi là Phật. Song sự chấp vào Pháp thì không phải là một đạo hạnh và cũng không dễ giải trừ sự chấp trước ấy.)

Mê và ngộ có sức tấn công ngang nhau.
Thầy có cảm thông được con mãn nguyện phi thường biết bao vì cuối cùng qua sự chứng ngộ đầy đủ con khám phá ra rằng con chỉ là con không thiếu gì hết.

.(Ta biết con cảm thấy như thế nào. Ngay cả đức Thích Ca Mâu Ni cũng đã bám vào {hương} vị giác ngộ đến ba tuần lễ. Song trừ phi con tự loại bỏ được sự tự mãn ấy thì con không thể hiểu được chân Phật giáo.)

Chính vì thâm hiểu nghiệp duyên của con với thầy khiến cho con càng tự trọng và thận trọng hơn nữa.

Giờ đây con đã có một cái ngộ lớn và năm cái ngộ nhỏ. Đến nay con đã quên con là ai, ở đâu, và đang làm gì.

(Đi mà không biết mình đi, ngồi mà không biết mình ngồi - ấy là chân tam muội trong Thiền. Trừ phi đã tống khứ được bản ngã đến độ này thì không thể có sự phục sinh toàn bộ. Con đã làm được việc ấy tốt lắm. Khổng Tử đã quên ăn ba ngày vì đã thâm nhập vào âm nhạc.)

Con đã quét sạch (các mê hoặc) của mình và đã thâm nhập sâu đến độ không thể trở lại với trạng thái bình thường được.

(Hãy cứ để nó như vậy.)

Con đã yêu cầu được độc tham với Lão sư Taji, và lúc ấy ông ta chỉ rõ ràng đấy là do kết quả sự tập trung sâu xa của con.

(Phải, đấy là do sức mạnh phát sinh từ sự tập trung sâu xa của tâm.)

Con nghĩ có lẽ phải yêu cầu thầy đến chỉ bảo thêm cho con, nhưng lúc ấy một nội kiến sâu xa lại đến với con và con đã cầu nguyện trước đức Phật, sau đó con đã biến mất trong chỉ quán đả tọa đến ba tiếng đồng hồ.

(Không cần phải cầu nguyện.)

Cuối cùng con đã trở lại trạng thái bình thường.
Thứ Thiền mà con đã thực hành (sau khi ngộ) tưởng còn có chút cặn bã nào đó phải được quét sạch thì thực là tuyệt vọng. Con đã rõ rằng con không bao giờ có thể bỏ được tọa thiền được. Con biết ơn, rất biết ơn vì nhận ra rằng hết kiếp khác con chỉ ở trong trạng thái toàn hảo.
Trong khắp vũ trụ con là vô thượng và cái ấy hoàn toàn tự nhiên.

(Giữa vô số hiện tượng trong vũ trụ, chỉ có cái Một là hiện thân không tì vết. Nó là cái gì nếu không phải là chính con!)

Con kinh ngạc…

.({Kinh ngạc} theo cái nhìn của vọng tình, khi thấy rằng con là cái đó. Kỳ diệu thay! Nhiệm mầu thay! )

Con đã ở trong thần thái tốt, xin thầy đừng lo cho con.
Với niềm hân hoan lớn nhất, con rất mong được gặp lại thầy.

Tái bút: Nước mắt biết ơn và sự vui sướng dâng lên trong con, khi con nghĩ rằng mình đã hoàn thành việc tu tập Thiền từ đầu đến cuối không gắng sức, và con có thể thọ nhận sự hướng dẫn mãi mãi của thầy.

👩 Yaeko 👩

Tổng bình:

Lời Thiền xưa nói rằng bị ràng buộc vào sự giác ngộ của chính mình cũng là một chứng bịnh. Nó hiển hiện một bản ngã tác động điên cuồng. Quả thật ngộ càng sâu, bịnh càng nặng, trường hợp của cô ấy, tôi nghĩ phải mất hai hay ba tháng các triệu chứng rõ ràng nhất mới biến mất, hai hay ba năm cho các triệu chứng ít rõ hơn và bảy hay tám năm cho các triệu chứng nhỏ. Các triệu chứng như thế ít được bộc lộ nơi một người dịu hiền như cô ấy. Nhưng ở một vài người thật đáng buồn nôn. Những ai tu Thiền phải đề phòng chống lại các triệu chứng ấy. Bệnh của tôi kéo dài đến ngót mười năm. Ha!

📩 DỰ CẢM VỀ CÁI CHẾT

28 tháng 12

Lão sư Đại Vân thân mến,

Dù sao con cũng phải gặp thầy trước khi hết năm.

Hãy cho con nói với thầy một điều đáng buồn. Con cảm thấy rất mãnh liệt giờ con xa thầy đã đến gần rồi. Vì thế con xin thầy đến gặp con bất cứ giá nào- vì Pháp vậy.

Con yêu cầu thế này, sau khi đã suy nghĩ rất kỹ.
Con bảo đảm với thầy đây không phải là ảo tưởng.

👩 Yaeko 👩

LỜI BÌNH TỔNG KẾT :

Trong bức thư cuối cùng này, rõ ràng Yaeko đã tiên đoán cái chết. Khi xem nội dung rực rỡ của bảy lá thư trước, tôi đã bị kích động dữ dội và rất buồn vì giọng bất tường của lá thư này. Tôi đã hy vọng rằng dù sao cái chết của cô ấy sẽ không đến sớm như thế. Ôi!
Đáng thương xót biết bao!

Một trong các kinh nói rằng chết lý tưởng là chết với sự biết trước một tuần, với chút ít đau đớn và buồn phiền, với tâm tịch nhiên bất động, hoàn toàn không ràng buộc với thân. Đây là lý tưởng mà tất cả Phật tử đều ấp ủ, nhưng thực hiện được như thế không dễ gì .

Tổ Trung Phong đã một lần trịnh trọng tuyên bố: “Tôi muốn chết với sự biết trước cái chết một tuần, với tâm tịch nhiên bất động hoàn toàn không ràng buộc với thân, như thế để được tái sinh nơi cõi Phật, nhờ đó, cuối cùng sẽ đạt được giác ngộ vô thượng và nhận sự thọ ký của chư Phật để tôi có thể độ tất cả chúng sinh khắp vô số thế giới được tốt hơn.”

Cái chết của Yaeko nằm trong tinh thần này, trước bức thư này, tôi đã nhận một điện tín khẩn cấp yêu cầu tôi đến gặp cô ấy . Tôi đã vội vã đến bên giường cô ấy vào ngày 29 tháng 12 (năm 1935). Khi gặp và nói chuyện, tôi xác nhận con mắt Tâm của cô ấy đã mở.

Cô ấy khóc. Tôi cũng thế. Tôi khóc vì vui và buồn. Về phần mình, cô ấy không chút sợ chết mà chỉ nghĩ đến Pháp và sự giác ngộ của những người khác, cô ấy hiểu rất sâu rằng bạn bè và những người quen biết có thể hiểu nhầm sự tu tập Thiền hoặc kinh nghiệm giác ngộ của mình, khiến cô ấy chết ( không an tâm). Cô ấy sợ sự tin tưởng sai lầm như thế khiến cho những người không tin vào Phật giáo sẽ khước từ Pháp. Nếu điều ấy xảy ra, cô ấy sẽ mắc phải trọng tội không những phản lại Pháp mà còn phản lại chính họ nữa, nói về mặt nghiệp. Hơn nữa, cô ấy còn cảm thấy mình mắc tội bất tín và vô trách nhiệm đối với chư Phật và tất cả mọi người.

Những ý nghĩ này đeo nặng cô ấy, mặc dù cô ấy tự nguyện chịu đau khổ nơi địa ngục vì hậu quả của sự bội nghịch như thế. Ý nghĩ rằng mình có thể là phương tiện dẫn dắt người khác theo chiều hướng sai lầm là không thể tha thứ được. Suốt một ngày một đêm hôm ấy, tôi đã ở lại và cô ấy đã bàn luận với tôi về các mối bận tâm này. Tôi đoán chắc với cô ấy rằng không có lý do nào để lo cả ,vì tôi sẽ đính chánh bất cứ một ý nghĩ nào sai lầm như thế.

Tôi đã thường xuyên lưu ý cô ấy phải đề phòng sự cố gắng quá sức, vạch rõ rằng việc ấy trái với Chánh Pháp và hơn nữa những người có ý chí có thể thực hiện tu Thiền không cần gắng sức. Dĩ nhiên như vậy, không thể nào cô ấy có thể vô tình không biết được đến sự cảnh báo của tôi và quan tâm đến sức khỏe mong manh của mình, mà ngấm ngầm phá hoại sức khoẻ bằng sự ráng sức quá độ khiến cô ấy chết nhanh hơn. Nỗi sợ hãi lớn nhất của cô ấy là sợ rằng người ta có thể hiểu nhầm nguyên nhân cái chết của mình (họ trách Pháp đòi hỏi cô ấy quá mức) rồi đi đến khinh rẻ Pháp.

Dù sao, hạnh sống của cô ấy vẫn nằm trong khía cạnh tiêu biểu có giá trị là hoàn toàn có thể thực hiện được sự tu Thiền và còn có thể kinh nghiệm được sự giác ngộ viên mãn ngay tại nhà mình mà phần lớn trên giường bệnh. Nếu có quyết tâm mạnh người ta có thể luôn luôn thực hành toạ Thiền ngay cả với một thể chất yếu đuối và không thể đi dự nhiếp tâm được. Điều này đã nâng cao kinh nghiệm đáng chú ý của cô ấy và đáng được ghi vào lịch sử Thiền hiện đại.

Giờ đây Yaeko đã chết - thực là một mất mát lớn. Song cuộc đời dũng cảm của cô ấy thực đầy khởi hứng và ảnh hưởng của nó thực xa vời đến độ chắc chắn nó sẽ nâng cao sự truyền bá Phật giáo và làm lợi cho loài người.

ĐỖ ĐÌNH ĐỒNG dịch

778

NĂM GIỚI: MỘT NẾP SỐNG LÀNH MẠNH, AN LẠC, HẠNH PHÚC - Thích Minh Châu

NĂM GIỚI: MỘT NẾP SỐNGLÀNH MẠNH, AN LẠC, HẠNH PHÚCThích Minh ChâuBài Giảng Của Hòa Thượng Thích Minh ChâuTại Thiền Viện Vạn Hạnh, Trong Mùa Phật Đản 2537Hằng năm, vào ngày lễ

20,309
QUỐC ĐỘ CỦA CHƯ PHẬT

QUỐC ĐỘ CỦA CHƯ PHẬTTrương Trừng Cơ Nguyên Hảo dịchPhật thấy và nghe gì? Ngài tư duy và hành động như thế nào? Ngài biết và chứng điều gì? Một cách tóm

16,119
Thiền Sư HƯ VÂN (1840 - 1959) - BIẾN SỰ Ở VÂN MÔN

Mùa xuân , năm Tân Mão(1951), trong lúc mở Giới đàn, tứ chúng vân tập, lúc này Tăng trong chùa có hơn 120 vị.Thứ bảy, ngày 24/2/1951 ÂL bỗng có hơn trăm

451
Đại Sư Ajahn Chah

Thiền Quán Là Gì ? Ajahn ChahĐại sư Ajahn Chah sinh ngày 17-6-1918 trong một ngôi làng nhỏ, gần thị trấn Ubon Rajathani, Đông Bắc Thái Lan. Sau khi hòan tất giáo dục căn

22,230
ẤN QUANG ĐẠI SƯ - TỔ THỨ 13 - TÔNG TỊNH ĐỘ

Chân tông tịch diệt duy tâm sẵn đủ, nhưng diệu đạo viên thông không có người sẽ chẳng thể hoằng truyền được. Hưng khởi phạm sát, mở mang Phổ Môn, bủa mây

695
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,669
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,569
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc