Tin Tức (680)


PHÁP ĐÀM CHIA SẼ KINH NGHIỆM THỰC HÀNH - Kính ghi: Tánh Hải

504

Rồi cứ bàn đi, thì nói tiếp đi… (Thầy nói rồi thầy đi vào trong)

_Ờ, anh Hải, khai hỏa đi anh Hải, anh em hứng được cái gì thì hứng chớ.
_Mình thì mình chỉ có kinh nghiệm về thiền định thôi, tức là mình cũng ngồi thiền, rồi đến lúc nào nó thoát khỏi cái trạng thái của tâm thức mình; tức là ngũ uẩn nó không còn che chướng mình nữa, thì lúc đó tâm mình nó an định mà nó rất sáng tỏ vậy đó. Thì từ đó mình mới phát hiện ra cái nền, cái cách của mình là vậy; nó là một cách thôi, chớ nó không phải là là tiêu biểu gì lắm; và ai có ngồi thiền, thì cũng phải ngồi thiền để làm sao nhận biết cái khả năng đó.
Mình đang ngồi thiền để nhận biết tư tưởng hay gì đó chẳng hạn, khi tư tưởng khởi thì mình biết, biết…, tự nhiên nó chuyển, nó chuyển qua một giai đoạn; lúc đó tâm mình nó dừng lại, mà lúc đó nó thật là sáng. Cái kinh nghiệm của mình chỉ có vậy thôi. Từ đó, mình men men theo khả năng này, mình mới nhận ra cái thấy, và tư tưởng khởi lên cũng khởi lên từ cái chỗ, cái chỗ nó không có niệm mà nó sáng tỏ đó; y như thầy nói là phải biết được cái nơi xuất phát điểm của mọi thứ hết trơn, thì kinh nghiệm của mình chỉ có như vậy.
_Chú, như là con có một phương pháp như thế này nè chú, như những người làm việc nhiều quá thì họ phải khởi lên nhiều tư tưởng, thì lúc đó làm sao mà mình vẫn an định được? Đó là câu con đọc trong cuốn của krishnamurti ông dùng cái từ là: “Giáp mặt với sự việc”, mà con thấy mình rất sợ nhìn thấy bản chất tư tưởng mình, cho dù mình có khái niệm là mình dùng phương pháp gì đó để mà dẹp đi những tư tưởng mình, hay là những tư tưởng mình bớt đi, thì cái đó cũng chỉ là một cái sợ hãi đối với tư tưởng.
Mình không giáp mặt trực tiếp với nó, mà con thấy một điều, khi con nhìn trực tiếp những tư tưởng, những cái ý niệm hay là những sự tác ý của mình đó; mình nhìn trực tiếp vào đó, thì những điều đó sẽ tan đi, tan biến đi; và khi mình làm việc này, mình làm một thời gian thì nó sẽ tan, tan dần đi; và con thấy nó có lộ rõ cái gì đó. Đó là cái phương pháp của con để nhìn thấy trong quá trình mình làm việc với tư tưởng nếu tư tưởng khởi nhiều thì…
_Khi có bất kỳ chuyện gì xảy ra, thì có hiện diện của cái biết; tư tưởng và sự việc đồng hiện cùng với cái biết, nhưng mà, nó là phương pháp để mình thực tập thôi; chớ thật ra cũng phải thấy giống như lời thầy dạy hồi nãy, tức là tư tưởng nó khởi, tư tưởng chính là tánh giác của mình đó, làm sao mình phải thấy điều đó, mà đòi hỏi đúng là chúng ta phải có kinh nghiệm về cái nền tảng của tâm.
Cái nền tảng đó chúng ta phải kinh nghiệm thôi, mà muốn có kinh nghiệm thì phải ráng ngồi thiền, tụng kinh, niệm Phật gì đó; làm sao cho nó… tự nhiên mình sẽ có cái trạng thái tâm, mà nó thoát khỏi những cái che chướng đó, mà mình thấy tâm nó sáng tỏ rõ ràng vậy đó.
Rồi từ đó, mọi thứ nó sẽ diễn biến khác đi, thành ra lúc mình nói chuyện hay mình làm việc gì, hay là những tư tưởng gì nó khởi, mình vẫn làm chủ được; chớ không phải là mình phải đối phó với nó bằng cách này hay cách khác. Còn người, mà người ta biết được cái đó rồi, thì người ta làm chủ, và cuộc sống của người ta lúc nào cũng vui vẻ hết trơn, sống nó dễ dàng lắm; ít ra thì phải kinh nghiệm cái đó, mà cái đó cũng là kinh nghiệm quyết định.
_Em tiếp lời của Dương, cho em hỏi là trong tác phẩm Giác Ngộ Cuộc Đời đó, krishnamurti nói rằng: “Trí nhớ lôi kéo sự so sánh, và so sánh khiến người ta tham lam”, và trong khi hành thiền, thí dụ như trạng thái nào đó, thì mình thường quán, mình dùng một cái gì đó. Thí dụ trong đường tu thì mình hay phát nguyện cái gì, thì mình cũng quán vào đó. Chuyện đó sẽ dính vào những gì mình mong cầu; đó, ảnh hưởng chính là chỗ đó.
Khi bạn hành thiền bạn cảm thấy an, mà trong Duy Thức cái thức thứ sáu là cái thức nó đưa tới các hạnh rất là nhanh, và y báo và chánh báo chính là nó, và khi cái ý thức khởi từ tàng thức nó thành cái quả rất là nhanh và trong lúc hành thiền anh cũng phải gặp những cái khó khăn như vậy, anh có thể cho em hỏi là…
_ Vấn đề là mình phải có một thái độ dứt khoát, lúc mình ngồi thiền là mọi thứ nó đủ hết ngay đó rồi, ngay lúc mình ngồi thiền, chẳng hạn như mình nói chuyện ở đây là mọi thứ nó đủ hết rồi, mình phải dứt khoát trong vấn đề đó. Nếu mình dứt khoát được như vậy, thì mình sẽ chú tâm vào cái lúc ngay tại đây. Lúc nào cũng vậy, mà mình chú tâm như vậy, mình sẽ phát hiện ra được nhiều thứ; còn như mình, mình luôn luôn có một chương trình; tức là: có tư tưởng thì xấu khi hết tư tưởng là tốt, đó là một sai lầm.
Thứ hai nữa là mình không thấy ngay lúc này là tốt nhất, mà mình nghĩ một hồi nữa nó sẽ tốt hơn. Đó, chính cái chỗ đó là chỗ mình cứ đánh lừa mình, mà trong khi mình đối diện với mọi thứ tốt đẹp đây, mà cái đó là thái độ hành thiền rất là đúng.
Trong tham thiền của bên Tào Động, người ta nói: “Chỉ ngồi”, tức là ngay khi ngồi đó là đủ hết rồi, làm sao mà phát hiện cái đủ hết trong lúc đó, đó là một chiến lược mà nếu mình đi sai là mình tự tạo cho mình tình huống rồi mình gỡ tình huống; mình tạo, mình gỡ, thật ra không có gì để gỡ hết trơn, mọi thứ bây giờ là nó đủ hết rồi, mình có chấp nhận điều đó hay không? Mình tin điều đó, bây giờ đủ hết thì mình quan sát để mình tìm ra coi cái gì đủ ngay bây giờ đây?
Thì chúng ta nói tại đây và bây giờ, tại đây và bây giờ hoài; thật ra mình nói trong đầu vậy đó, chớ thật sự mình không có để tâm thật sự vào tại đây và bây giờ.
Đó, một trong những cái điều sai lầm của mình là vậy đó. Mình nghĩ mình ngồi một hồi chắc sẽ yên yên gì đó, tâm nó mới ngon hơn bây giờ, lúc mình mới kéo chân lên là mình có thái độ đó rồi, nhưng trong khi từng khoảnh khắc, từng khoảnh khắc lúc nào nó cũng đầy đủ hết trơn, mình chỉ cần phát hiện nó đủ như thế nào ngay lúc đó thôi.
Nếu được như vậy thì khi mình làm việc cũng vậy, thì mọi thứ nó đương bày ra nó đủ hết, có hình tướng, hay có động tịnh gì thì mình thấy nó vừa chuyển động nó vừa đủ, mình phải thấy được như vậy. Chớ mình lúc nào cũng có một sự tách biệt giữa cái… giữa cái hình tướng rồi cái yên tĩnh, giữa giai đoạn này như thế này giai đoạn kia như thế kia; trong khi mỗi một sắc thái nào của các hình tướng hay giai đoạn, nó đều đầy đủ hết trong cái khoảnh khắc hiện tại đó đó.
Mình phải xác định điều đó, rồi nhiệm vụ của mình lúc nào cũng chỉ là tiếp cận với hiện tại mình phải phát hiện hiện tại đó như thế nào thôi.
_Thưa chú con nghĩ cái đó, cái xác lập mục tiêu khi mình ngồi thiền là đúng và không đúng, tại vì trong cuốn sách thầy hay dạy “Chỉ Ngồi” đó, thì như chú nói, ngay thời điểm mình bắt đầu ngồi thiền đó, mình phải tin một điều là: cái không gian xung quanh, hay tất cả những cảnh tướng, suy nghĩ tư tưởng của mình, nó đều là đầy đủ hết trơn, cái không gian đầy đủ mọi cái mình suy…
_Nó đầy đủ thiệt chớ đâu phải mình suy nghĩ đâu?
_Ý con nói là phải đặt cái niềm tin, nhưng mà nếu mình không làm chuyện đó ngay từ lúc đầu, để mình xác lập cho mình; ừ, tôi ngồi thiền là tôi phải nhìn thấy cái này nè, cái tâm thức tôi nó phải vậy nè, nó mới gọi là tốt, đó mới gọi là đúng nè, thì thật ra là cũng đừng có lo; tại gì cái giây phút hiện tại nó luôn luôn ở bên mình, mình phải cảm nhận thôi. Không cần phải lo là: ờ mình có cái tâm kỳ vọng như vầy, rồi mình sẽ bỏ cái tâm kỳ vọng này, rồi nó lại xuất hiện một tâm kỳ vọng khác…
Không phải, cái tâm hiện tại đó nó luôn chờ đợi mình để mình nhận ra nó, cái đó có thể trong quá trình ngồi thiền đó, mình chợt nhận ra cái tâm hiện tại đó là cái gì, mình đừng lo là nó mất, nó luôn luôn đợi mình. Con nghĩ, cái đó nó cũng là cái niềm tin đối với những ai mà quen ngồi thiền mà có xác lập mục tiêu; thì mình từ bỏ, ban đầu thì có thể nó khó bỏ, nhưng mà mình có xác lập rồi thì cũng đừng có lo, trong quá trình mà mình bỏ nó đi á; thì mình phải cố gắng nhớ lời thầy dạy là: cái tâm hiện tại, nó luôn luôn chờ, để mình nhận ra cái chuyện đó.
Vậy thì, con có góp ý vậy đó chú, cũng không phải lo lắng lắm vì có thể nhiều khi mình lo, rồi mình lọt vô cái tâm có cầu mong hay là vọng tưởng chờ đợi một điều gì đó. Trạng thái tâm thức này mà mình bày ra, thì mình sợ mình thoát ra không được; không phải, nó vẫn luôn đợi mình, đó là cái tâm thức hiện tại đó, là cái nền tảng mà thầy vừa giảng dạy đó…
_Nó có nhiều cách, để giải quyết vấn đề, nhưng mà mình thấy cái cách hay nhất và nó gần nhất là mình quan sát, quan sát ngay hiện tại đó. Hiện tại, lúc nào mà mình không có hiện tại, mà mình không chịu quan sát? Hồi nãy mình nói là ngồi thiền đi, ngồi thiền để được định tâm phải hông? Thì đó là tiến trình của tu hành nó diễn ra như vậy, chớ mình mong muốn định tâm là mình quên đi hiện tại hà.
Nó vậy đó, thành ra mình quan sát hiện tại là khi mình biết đối tượng là hiện tại, mình chỉ nhận biết nó thôi thì lúc đó mình dễ định tâm hơn, còn mình nghĩ tôi ngồi một hồi để định, tôi ghìm ghìm để định, thì cái định đó, không bao giờ là cái định sáng tỏ được.
Khi có quan sát mà định, lúc đó Chỉ và Quán nó có sẵn, thì lúc đó nó mới gọi là định vào cái tâm thật. Còn định mà để an, mình tìm cách làm cho nó an; đó, thì nó chỉ được cái phần định thôi, còn cái phần quán, cái phần sáng tỏ của tâm nó không có; bởi vậy, định với huệ nó đồng thời là vậy đó. Mà khi, khi mình nhận biết hiện tại đó, mà mình thôi dứt, mình không còn cái thái độ gì hết, thì nó dễ an, mà khi nó an rồi, chính cái an định đó là định huệ đồng thời đó.
_Anh Hải, tối hôm qua thì em có hỏi anh Hải cái câu hỏi đó đó, thí dụ như là trong lúc mà mình thiền định; thì, thiền giúp cho cái tâm mình nó an, tức là như hồi nãy anh Hải có chia sẽ đó, mình cố làm sao đó để cho cái tâm mình nó an, nhất là các khởi niệm mà nó nổi lên, em hay có tâm kéo nó về cái an đó thôi. Anh Hải có nói em là sáng nay, cứ thử ngồi nhìn, quan sát thôi. Ngồi thấy cái tâm mình nó an mình cũng quan sát, thấy nó khởi niệm mình cũng quan sát; xem nó như thế nào, thì sáng nay em cũng thử thực hành theo cái mà anh Hải chia sẽ đó; thì, em thấy là đúng như anh Hải nói đó; là, khi mà mình cứ ngồi mình nhìn nó đó; thì tự nhiên nó đến và nó đi rất là nhanh và cái khởi niệm đó, nó khởi lên không nhiều, nó lên ít lắm, mà nó khởi lên rồi nó đi luôn, tự nhiên là mình an một cách tự nhiên, chứ không phải như là mình đuổi cái vọng niệm của mình đi như là cách trước. Em thấy là cái, cái…
_Nếu mình dụng công mình có quan sát, mà mình không có khởi phân biệt xấu tốt, mà ngay cái thời khắc hiện tại đó là đủ, khi mình an thì cái an đó có cả định lẫn huệ; còn nếu mà tư tưởng nó khởi mà mình khởi cái này xấu quá mình làm cho nó yên, thì lúc đó yên chỉ có định thôi mà thiếu huệ; thì nó vậy đó.
Hai cách khác nhau vậy đó, giống như mình vô tư với cái chuyện này, mình ngồi thiền là chỉ ngồi thiền thôi, còn cái gì nó diễn biến làm sao thì, rõ ràng là mình có cái khả năng nhận biết mọi diễn biến đó; mà… mình không biết mình có khả năng này, mình cứ tạo một khả năng khác để, để nhìn nhận nó không hà; trong khi mình vô tư với mọi thứ; thì… có khả năng đó chớ, làm sao hổng có chuyện đó được?
Mình thôi đi, đừng có cái tu hành gì trong vụ này hết trơn, ngồi thì cứ ngồi vậy đi; mọi thứ, cái gì diễn ra thì mình nhận biết thôi, mà mình không quan tâm tới chuyện an với động, thì tự nhiên nó tự an, mà cái tự an đó mới là thiệt; còn mình nghĩ động, mình muốn ép cái động để được cái an; thì… thì nó chỉ có an thôi mà nó thiếu cái sáng, nó chỉ có định mà nó thiếu huệ.
_Em theo cách thực hành trước là giống như anh nói: mình cứ đuổi các tư tưởng; mà… đâm ra cái an của mình nó không thật, giá mà em thực hành như anh nói thì nó đúng như vậy; nó… mình không có theo đuổi cái gì hết, thì mình dễ an.
_Và đến lúc nào mới như thầy nói là, đi mà không thấy mình đi, thấy không thấy mình thấy. Mình ngồi thiền mình đừng thấy mình ngồi thiền! Thì lúc đó nó gần… gần giống rồi,
_ bởi vì em muốn hỏi anh là…
_Ngày xưa Hà ngồi thiền mà hình bóng người xưa hiện về, thì Hà chỉ biết khóc thôi, bây giờ anh Hải “khai thị” cho thì có bước tiến rồi đó (Mọi người đều cười)
_Anh Phong nói hồi nãy con xin có một câu hỏi phản biện, đó là anh Phong nói ở đây là nó hiện tại rồi, ở đây là nó có sẵn rồi; mà mình phải biết tại sao mình không đặt câu hỏi là nó có sẵn, tại sao mình không thấy nó, mà mình phải tin nó làm chi nữa? Nó có sẵn rồi, thì những nguyên nhân nào khiến mình không thấy nó?
_Hỏi chú Hải đi
_Thì nó có hai bước, không thấy nổi thì phải tin thôi chớ làm sao? Bây giờ, nếu thật thấy thì còn tin làm gì nữa, nó là mình rồi còn tin gì nữa? Nó như vậy đó, nó có lớp lang vậy thôi. Tại vì mình không thể nào thấy nổi, rồi cái người mà người ta thấy rồi, người ta nói bây giờ nó đủ hết trơn nè; như thầy lúc mấy năm trước thầy nói: “Nó đặc lềnh, đặc lềnh” (Tất cả đều cười); ờ, đặc lềnh mà sao mình không thấy? Mà nếu mình không thấy, là mình phải tin thầy thôi, chớ làm sao bây giờ?
_Mình không thấy mà mình không tin luôn…
_Còn mình không tin luôn thì mình chết (Tất cả lại cười), mình không tin, bắt đầu mình tạo dựng một cái phương cách để mình tu, mình tạo dựng phương cách, mình ngồi thiền mình nghĩ là tâm tôi nó không có tư tưởng gì, nó mới ngon lành, là mình chết,
_Tin tức nhập mà thầy nói hoài chớ gì, phải hông? Tin là 50% thắng rồi đó Dương,
_Vậy là mình tin, mình cần có cách tin như thế nào không chú?
(Mọi người nhôn nhao với câu hỏi vừa rồi…)
_Hông em chưa hỏi hết mà!
_Không phải cái ý của Dương nó khác mà, nó khác chớ không phải là vậy đâu.
_Nói cách tin là sao?
_Theo con, mình tin như thế nào, con nghĩ, nếu tin mù quáng mà lại nói tôi tin; ờ, nói tôi tin có điều đó, giống như thầy lúc trước hỏi con á, thầy hỏi: Dương tin có cái đó hông? Con nói con tin, thì giống như con trả bài vậy đó, mà chú thấy thường thường mình hay rơi vào cái đó. Mình tin mà có đặt cái câu hỏi để mình đi giải quyết vấn đề đó, chớ câu hỏi mà tin giống như trả bài đó thì không thật. Thầy lúc trước hỏi con tin hông hoài hà, hỏi Dương tin cái đó không? Con tin, tin mà mấy tháng trời con không làm được chuyện gì hết, nó cứ theo cái lối cũ của nó thôi.
_Dối hay thật là mình tu cho mình thôi, chỗ đó mình dối mình thì mình chết thôi.
_Giống như là cái thói quen á, thói quen của mình, ai nói vấn đề gì mình cũng hiểu hết trơn; rồi mình hiểu xong mình mặc định điều đó là đúng, rồi mình tin: hiểu vậy là đúng rồi đó; cái này là phải thấy trực tiếp.
_Ở đây không có một công thức, một phương pháp cho ai cả, tùy căn cơ của mỗi người, cái phước đức của mỗi người; anh Hải chỉ chia sẽ cái kinh nghiệm của anh, còn dính mắc mỗi người mỗi khó. Anh Hải chỉ chia sẽ kinh nghiệm của anh thôi, còn nếu là có công thức, có phương pháp; thì đã có khối người thành Phật rồi; chớ 2600 năm chỉ có một hai vị Phật, nó khó ở chỗ đó; mình tin thì mình mới tin tấn mà thực hành, còn mình không tin thì mình chết, có vậy thôi.
(_ Mỗi lần Phật dạy đều có các Bồ tát ra thưa thỉnh cho việc chỉ dạy của Phật được rộng ra hợp với chúng hội, có khi người hỏi không hẳn đã chưa thông câu hỏi của mình, hỏi để vì làm lợi ích cho chúng hội, cho nhiều người mà thôi.) (Lược trích)
_Khi Phật tại thế ngài cũng nói là: “Nan nhân tại thế, Phật pháp nan văn” thân người thì khó được, Phật pháp thì khó nghe; nghe mà không hiểu ta là phỉ báng vào ta, thật ra rất là khó để mà mình đạt một cái trình độ, mình thấu hiểu hết tất cả những lời Phật dạy, trong quá trình mình thực hành thì mình tìm, tìm từ từ thôi, chớ mình đòi hỏi một lúc, ai đưa công thức cho mình hay phương pháp…
_Mà cái vấn đề mình nói nãy giờ; nó, thứ nhất là nó thiết thực, tại gì cái hiện tại mà từ sau tuần thứ sáu thứ bảy trở đi thầy dạy; cái tại đây và bây giờ hay là cái khoảnh khắc hiện tại, hay là cái đương niệm đó đó; cái đó lúc nào mình cũng đối mặt với nó hết. Đó là một điều thiết thực!
Thứ hai nữa, là… nó là con đường ngắn nhứt, là trực tiếp nhứt, nếu mình tu mình định tâm gì đó thì cũng định tâm trong cái hiện tại đó thôi, còn tâm nó lộn xộn cũng trong đó thôi, thành ra thứ nhứt là nó rất thiết thực, thứ hai là nó rất là trực tiếp.
Thứ ba, mình tin cái phương pháp này, mình không còn cái tôi tu trong đó nữa, khi mà có mình tu thì có cái sự việc để tu, thì nó có một tiến trình, còn mình tin như vậy là; mình, thôi quên chuyện tu đi! Ngồi thiền thì ngồi thiền, tụng kinh thì tụng kinh, nghe pháp thì nghe pháp; mình quên cái đó, là bắt đầu mình nghe như không nghe; mà… mà ngồi như không ngồi, đi như không đi đó; thành ra mình thấy nó rất là trực tiếp, cái cách này mình thấy rất trực tiếp.
Còn nếu chẳng hạn như mình thích theo cái kiểu của mình là: phải ngồi một ngày mấy thời thiền, phải định tâm bao nhiêu lâu, mình thích thì mình cứ làm và tụng kinh gì đó, ai thích cái gì cứ làm cái đó; nhưng mà cái cách này mình thấy là trực tiếp nhứt, con đường ngắn nhứt; hỏng thèm tu hành gì hết trơn thì tự nhiên nó hiện ra thôi, chớ nhiều khi mình hiện cái tướng tu thành ra nó còn có chuyện; còn cái này là nó… nó rõ ràng vậy; thì lúc ngồi thiền bằng cái rõ ràng này, rồi lúc nói chuyện gì mình cũng ở trong cái rõ ràng này.
_ Thực hành Phật pháp Nó hay ở chỗ: khi mình có một thành quả nhỏ hay lớn gì mình cũng cảm nhận rất là nhanh, và từ cái tâm nó có cái tướng mà người xung quanh cảm nhận cái điều đó, là nhanh nhất, cái cách để cho mình biết mình tới đâu thì hành xử của mình trong cuộc sống nó biểu hiện rất là rõ vấn đề. Đó, chứ không phải là cứ… chúng ta phải tránh những vấn đề sáo rỗng, thí dụ như ngôn ngữ, lý luận. Trước đó thật ra bản thân em cũng học tiếng Pháp để đi truyền bá Phật pháp và hơn thua, nói chung là như vậy. Nhưng chính điều đó là cái gút mắc của em, em bị kẹt ở đó rất là nhiều; bởi vì mình thoát ra được mình mới thấy trong mình thể hiện cái tôi, cái bản ngã của mình là nhiều. Thì đó, có người lại chọn cái hướng truyền giáo nó lại khác, thì người ta cũng có phước đức vì là bố thí pháp.
Còn mình giống như y học ứng dụng vậy đó, mình muốn thực tế, mình muốn có hiệu quả thì mình phải làm nó hoàn toàn khác, mình phải chọn con đường mình đi, có nhiều con đường; mỗi người, phải chọn cái hướng đi, hồi đó em phải học ngoại ngữ để truyền Phật pháp cho người Pháp. Đó, nhưng rõ ràng cái năng lực hạn chế, mình phải biết khả năng của mình, thì mình phải dừng lại, mình quay lại từ đầu, mình chọn cái hướng khác; chứ không để mình cứ sa đà vì cái bản ngã, cái tôi mình cứ đua theo nó.
Nó không được! Mình cứ nghĩ trong các pháp bố thí thì có pháp thí, vô úy thí…, pháp thí là như kinh Kim Cang: những người bố thí không trụ tướng đó là kết quả nhanh nhất, đạt hiệu quả nhất, cái mong cầu của mình là cũng tốt, nhưng rõ ràng là lực bất tòng tâm, thì mình quay lại. Mình phải biết theo hướng khác, cái tư tưởng của người ta, có cái cách tìm cầu cách khác, thì tùy theo mỗi người thôi; thật khó để mà áp dụng công thức nào cho ai đó, mà chỉ khơi gợi thôi. Em nghĩ, anh Hải là người có thực hành nhiều, và ảnh chia sẽ kinh nghiệm của ảnh thật là quý báu cho đại chúng, có những người đi theo cái hướng này; nhưng mà lúc đầu mình chán thực hành là mình không theo kịp.
_Thì mình phải thực hành thôi!
_Đúng rồi, anh Hải có nói cách mấy mà mình không thực hành thì mình chịu.
_Mình thò tay mình bắt được nó há, rồi mình mới đi ăn cơm được, đúng hông? Em nói với anh cao siêu quá, nhưng mà phải thò tay vô thì mới được, mới sống với nó đúng hông, rồi làm quen với nó, tao với mày thân nhau liền hé.
_Làm chủ tình hình phải hông?

(Mọi người đều cười vui vẻ kết thúc tọa đàm buổi sáng, tất cả cùng nhau vào ăn sáng, còn tiếp phần “Tu hành phải làm sao để vượt qua sanh tử” ở bài sau)

504

THỰC TẠI HIỆN TIỀN

Thầy: Mình tu hành là vậy đó ngay bây giờ đây con mắt mình đang mở đây nè, khi đó tâm mình không khởi lên một cái gì hết, không có chia

641
10 điều về bố, người làm con sẽ ứa nước mắt khi đọc xong !

Bố là người nghiêm túc nhất và cũng là người cô độc nhất trên thế giới này. Gánh nặng trên vai bố, liệu tất cả những người làm con chúng ta đều

1,014
Tinh thần độc lập của triết lý - KARL JASPERS (1883-1969)

TINH THẦN ĐỘC LẬP CỦA TRIẾT LÝKARL JASPERS (1883-1969)Các chính sách chuyên chế thường đố kỵ tinh thần độc lập nơi mỗi cá nhân, ví dụ một tôn giáo võ đoán khi nó cưỡng

1,474
Chùa Tây An - Châu Đốc, An Giang.

Tên thường gọi: Phật Thầy.Địa chỉ: ngã ba Núi Sam, phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc, An Giang.ĐT: 076 863216.Chùa toạ lạc ở ngã ba Núi Sam, phường Núi Sam, thị

1,773
KINH NGHIỆM TÁNH KHÔNG

_Khi mà mình nói về bản tâm đó thầy, các kinh điển mô tả nó rỗng lặng, trong sáng, thanh tịnh, và nhiều phản ứng tốt đẹp, và mình tu tập trên

549
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,669
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,568
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc