Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (37)


Xem mục lục
  • Teitaro Suzuki sinh ngày 18 tháng 10 ở Kanazawa, quận Ishikawa, Nhật bản, con út trong gia đình năm anh em.

  • 5 tuổi. Vào trường tiểu học Honda-machi. Thân phụ ông, Ryôjun, mất ngày 16 tháng 11.

  • 13 tuổi. Vào trường Trung đẳng trực thuộc trường Chuyên môn Học hiệu (Semmon Gakkô) Ishikawa.

  • 15 tuổi. Cùng bạn hữu xuất bản tập san Meiji Yoteki, làm biên tập viên.

  • 1887 17 tuổi. Vào Trung đẳng Thuợng cấp. Gặp Kitarô Nishida. Sau đó phải bỏ học vì khó khăn kinh tế của gia đình.

  • 19 tuổi. Đến bán đảo Noto, dạy Anh văn ở trường Sơ cấp Tiểu học Iida.

  • 20 tuổi. Dạy Anh văn ở trường Sơ cấp Tiểu học Mikawa tại quê nhà Ishikawa. Thân mẫu ông, bà Masu mất ngày 8 tháng 4.

  • 21 tuổi. Vào trường Chuyên môn Học hiệu (Semmon Gakkô) Tokyo (nay là Viện Đại học Waseda). Sau đó, theo lời khuyên của Kitarô Nishida, vào Viện Đại học Hoàng gia Tokyo (Đông kinh Đế quốc Đại học) như là sinh viên đặc cách. Gặp Yakichi Ataka. Được giới thiệu với thầy Imagita Kosen, Viện trưởng Engakuji (Viên giác tự) ở Liêm thương. Trải qua thời kỳ nhập môn học đạo ở tu viện này.

  • 22 tuổi. Thầy Imagita Kosen mất. Tiếp tục học Thiền với thầy Shaku Sôyen, đệ tử nối Pháp của Lão sư Kôsen.

  • 23 tuổi. Dịch sang tiếng Anh bài phát biểu của Shaku Sôyen trình bày trước Nghị hội Tôn giáo Thế giới ở Chicago.

  • 1895 25 tuổi. Dịch và xuất bản "Phúc âm của Phật" (Butsuda no fukuin) của Paul Carus.

  • 26 tuổi. Luận về Emerson và Một luận giải mới về tôn giáo (Shin shùkyô-ron) được xuất bản.

  • 27 tuổi. Hợp tác với Paul Carus ở La Salle, tiểu bang Illinois, để dịch các văn bản Hán ra Anh văn. Sống và làm việc tại Ban biên tập Công ty xuất bản Open Court.

  • 30 tuổi. Xuất bản Đại thừa Khởi tín Luận của Mã Minh.

  • 35 tuổi. Làm thông dịch cho Shaku Sôyen trong thời gian Ông du hóa tại Hoa Kỳ. Những bài nói chuyện này sau đó được biên tập thành cuốn Những bài thuyết pháp của Phương trượng.

  • 36 tuổi. Thái Thượng cảm ứng thiên. Yin Chin Wen (?) . Amidabutsu (A-di-đà Phật).

  • 37 tuổi. Viết loạt chủ đề trên tờ Nhất nguyên luận về lịch sử Trung quốc cổ đại. Diễn thuyết lần đầu tiên, ở Maine, về Phật giáo, sau này tập họp thành tác phẩm Anh ngữ đầu tay của ông, cuốn Đại cương về Phật giáo Đại thừa, xuất bản ở London.

  • 38 tuổi. Rời La Salle đi New York, sau đó đến châu Âu. Dành phần lớn thời gian ở Thư viện Quốc gia để sao chép, chụp hình và nghiên cứu về các thủ bản Đôn hoàng, đặc biệt là Gaịđavyuha (Hoa nghiêm). Du lịch qua Đức và về lại London nơi ông được Hội Swedenborg mời dịch cuốn Thiên đường và Địa ngục ra Nhật ngữ. Từ tháng 12 đến tháng Giêng năm 1909, ông tập trung thời gian làm việc này.39 tuổi. Trở về Nhật vào tháng tư. Tháng 8 được mời làm giảng viên Anh văn ở trường Gakushù-in (Học tập viện; Peers’ School: Học viện Quý tộc), và ở Viện Đại học Hoàng gia Tokyo vào tháng 11.

  • 40 tuổi. Bổ nhiệm Giáo sư ở Gakushù-in và giữ cương vị này đến năm 1921. Bắt đầu làm biên tập viên cho tờ tạp chí Zendô. (Thiền đạo). Xuất bản Tengai to jigoku (Thiên đàng và địa ngục). Dịch ra Anh văn Chân tông giáo nghĩa (Shinshù kyôgi) và những trước tác khác của Tịnh độ Chân tông (Jôdo Shinshù).

  • 41 tuổi. Ấn hành luận án đầu tiên về Tịnh độ tông, cuốn Jiriki to tariki (Tự lực và Tha lực). Tháng 12 thành hôn với cô Beatrice Erskine Lane ở Yokohama.

  • 42 tuổi. Đến Anh quốc theo lời mời lần thứ hai của Hội Swedenborg để dịch các quyển Tình yêu thần thánh và Trí tuệ thần thánh, Tân Jerusalem, Thiên hựu ra Nhật ngữ. Trở về Nhật hai tháng.

  • 43 tuổi. Swedenborguru và Zengaku taiyo (Thiền học đại cương)

  • 44 tuổi. Xin nghỉ dạy ở Đại học Hoàng gia Tokyo. Đăng loạt bài về Phật giáo Thiền ở tập san Tân Đông phương do Robertson Scott biên tập. Xuất bản Zen no dai-ichi gi (Đệ nhất nghĩa của Thiền) và Lịch sử tóm tắt sơ kỳ Triết học Trung Hoa.

  • 45 tuổi. Kôjô no tettsui (Hướng thượng thiết chùy: Chùy sắt vô song).

  • 46 tuổi. Quản trị Ký túc xá trường Gakushù-in. Hướng dẫn đoàn sinh viên của trường tham quan Trung quốc. Tiếp nhận Alan Masaru. Xuất bản Zen no kenkyu (Nghiên cứu về Thiền tông), Zen no tachiba kara (Từ quan điểm Thiền).

  • 49 tuổi. Thầy Shaku Sôyen mất ngày 1 tháng 11.

  • 1921 51 tuổi. Ra mắt tập san Phật tử Đông phương cùng với phu nhân Suzuki đồng biên tập. Tháng năm, về Kyoto đảm nhận ghế Giáo sư Triết học Phật giáo ở Đại học Otani.

  • 55 tuổi. Hyaku-shù sen-setsu (Trăm xấu nghìn vụng).

  • 1927 57 tuổi. Thiền luận tập 1. Tùy bút: Thiền.

  • 59 tuổi. Cùng với bà Suzuki thành lập hội bảo vệ động vật Jihi-en, Bắc Liêm thương.

  • 60 tuổi. Nghiên cứu Kinh Lăng già. Zen to wa nanzoya (Thiền là gì?).

  • 1932 62 tuổi. Kinh Lăng già (Lankàvatàra-sùtra). Tái bản Jinne-roku (Ngữ lục Thần Hội).

  • 63 tuổi. Nhận học vị Bác sĩ Văn học (Bungaku Hakushi) của Đại học Otani. Thiền luận tập 2. Sách dẫn ngữ vựng Kinh Lăng già

  • 64 tuổi. Tháng 5 và 6 đi Hàn Quốc, Mãn Châu, và Trung Quốc. Thiền luận tập 3. Công phu tu tập của Thiền tăng. Thiền tông Dẫn luận. Hoa nghiêm Kinh (Ganđạvyùha Sùtra). Những dấu ấn của Phật giáo Trung Hoa (Shina Bukkyô inshô ki: Chi-na ấn tượng ký). Lục tổ Đàn kinh và Ngữ lục Thần Hội. Sách dẫn tổng quát.

  • 65 tuổi. Cẩm nang Thiền. Ngộ đạo Thiền. Thiền và Tính cách Nhật. Tái bản Thiếu thất dật thư của Bồ-đề-đạt-ma.

  • 66 tuổi. Tháng tư, tham dự Hội nghị thế giới về tín ngưỡng ở London do Ngài Francis Younghusband chủ xướng. Thuyết trình về Phật giáo Thiền tông và Văn hóa Nhật ở các viện Đại học Oxford, Cambridge, Durham, Edinburgh và London dưới sự bảo trợ của Bộ Ngoại giao Nhật. Mùa thu qua Mỹ để thuyết trình cùng đề tài ở các Đại học trung tâm và miền Đông. Triết học Phật giáo và tác động của nó trong đời sống và tư tưởng người Nhật. Bình chú về Thiếu thất dật thư của Bồ-đề-đạt-ma.

  • 67 tuổi. Trở về Nhật ngày 7 tháng Giêng. Bàn về tôn giáo.

  • 68 tuổi. Mùa xuân, bà Suzuki lâm trọng bịnh. Thiền và ảnh hưởng của Thiền trong văn hóa Nhật. Những vấn đề của Thiền tông.

  • 69 tuổi. Bà Suzuki từ trần ngày 16 tháng 7. Bàn về Vô Tâm.

  • 70 tuổi. Nhận Ichio Suzuki làm con nuôi. Giáo dục ở Thiền đường. Bankei và thuyết Bất sinh. Bình chú về Đàn kinh của Lục tổ Huệ Năng.

  • 71 tuổi. Đường đến Thiền tông. Vấn đáp Thiền và Chứng ngộ. Trọng tâm của Phật giáo. Ngữ lục Bankei. Thế giới tuyệt đối. Thiền kiến và Thiền hành.

  • 72 tuổi. Nhất thể của Đông phương. Nghiên cứu tư tưởng Tịnh độ. Khảo luận về Thiền Bankei. Chú giải 100 tắc trong Bích nham lục.

  • 73 tuổi. Văn hóa và tôn giáo. Tư tưởng của một Thiền giả. Sự thật về kinh nghiệm tôn giáo. Nghiên cứu về lịch sử tư tưởng Thiền tông. Đại cương tư tưởng Thiền. Những bài thuyết pháp của Bankei. Một trăm đề tài Thiền. Những bài thuyết pháp của Bassui.

  • 74 tuổi. Tâm linh Nhật Bản. Một trăm hai mươi tắc của Daito. Những bài thuyết pháp của Gettan.

  • 75 tuổi. Kitaro Nishida mất ngày 7/7. Biên soạn Luận về những kiến giải siêu việt.

  • 76 tuổi. Thành lập Đồ thư quán Matsugaoka (Tùng sơn), nơi tàng trữ các trước tác cổ kim về Phật giáo Thiền tông và bộ sưu tập cá nhân của ông. Cùng với R. H. Blyth xuất bản tạp chí Văn hóa Đông phương. Tiểu sử Imagita Kosen. Xây dựng tinh thần Nhật bản. Sự thức tỉnh của tâm linh Nhật.

  • 77 tuổi. Thuyết pháp cho Thiên hoàng. Chủ nghĩa Thần bí và Thiền tông. Tự lực. Tôn giáo và cuộc sống. Phật giáo yếu nghĩa.

  • 78 tuổi. Diệu hảo nhân. Đông và Tây. Tôn giáo và Con người đương đại. Mỹ vị của Thiền. Tôn giáo và Văn hóa. Tặng tuổi thanh niên.

  • 79 tuổi. Được bầu vào Hàn lâm viện Nhật Bản. Tháng sáu tham dự Hội nghị các triết gia Đông-Tây lần 2 ở Honolulu. Lưu lại để giảng dạy về Phật giáo Thiền tông ở Đại học Hawaii (từ tháng 9 đến tháng 2/1950). Tháng 11 được tặng vắng mặt Huân chương Văn hóa của Thiên hoàng. Chủ thuyết Thiền về Vô Tâm. Hợp tuyển giáo nghĩa Tịnh độ tông Phật giáo. Sống Thiền. Phật giáo và Cơ đốc giáo. Tư tưởng căn bản của Lâm Tế.

  • 80 tuổi. Giảng dạy về văn hóa Nhật và Phật giáo ở Đại học Claremont, từ tháng 2 đến tháng 6. Tháng 9 đến New York để thuyết giảng ở Princeton, Columbia, Harvard, Chicago, Yale, Cornell, Tây-Bắc, Wesleyan với chủ đề "Văn hóa và tư tưởng Đông phương" do Tổ chức Rockefeller bảo trợ.

  • 81 tuổi. Từ tháng 2 đến tháng 6, giảng dạy tại Đại học Columbia về triết lý Hoa nghiêm. Mùa hè về Nhật. Tháng 9 trở qua dạy tại Claremont đến tháng 2/ 1952. Nghiên cứu về lịch sử tư tưởng Thiền tông, tập II.

  • 82 tuổi. Giáo sư thỉnh giảng tại phân khoa Tôn giáo Đại học Columbia về Triết học Phật giáo Thiền tông. Mùa hè trở về Nhật cùng với Karen Horney, Cornelius Crane, Richard DeMartinoỢ

  • 83 tuổi. Tiếp tục giảng dạy tại Đại học Columbia. Từ tháng 6 đến tháng 8 tham dự Hội thảo Eranos tại Thụy sĩ, chu du thuyết giảng ở Paris, London, Zurich, Munich, Rome, Brussels, và nhiều nơi khác ở châu Âu. Gặp gỡ Carl Jung, Martin Heidegger và Karl Jasper.

  • 84 tuổi. Tiếp tục giảng dạy tại Columbia. Mùa hè dự Hội thảo Eranos, và du thuyết tại London, Paris, Cologne, Marburg, Stuttgart, Munich, Vienna, Rome, Assisi. Gặp Arnold Toynbee, Gabriel Marcel, Arthur Waley, Friedrich HeilerỢ Tháng 9 trở về Nhật trong 4 tháng.

  • 85 tuổi. Nhận giải Văn hóa Asahi (tháng 1). Trở lại New York giảng dạy tại Đại học Columbia về "Triết lý và tôn giáo của Thiền" ở phân khoa Triết. Bổ nhiệm Giáo sư hợp tác. Nghiên cứu Thiền tông.

  • 86 tuổi. Tiếp tục giảng dạy tại Columbia. Mùa hè sang Mexico giảng dạy tại Đại học Mexico city và các tổ chức tư nhân.

  • 87 tuổi. Nghỉ hưu ở Đại học Columbia. Mùa hè sang Mexico với Erich Fromm ở Cuernavaca, thuyết trình tại hội thảo về Thiền và phân tâm học. Nói chuyện tại Đại học Mexico. Tháng 9 dự hội nghị khoa học tưởng nhớ Paul Carus, Peru, Illinois. Sang Cambridge, Massachusetts cùng làm việc với Shin’ichi Hasamatsu trong 7 tháng. Diễn thuyết ở Harvard, M.I.T, Wellesley, Brandeis, Radcliffe và Amherst. Chủ nghĩa thần bí: Cơ đốc giáo và Phật giáo. Phật giáo Nhật Bản.

  • 88 tuổi. Tham dự Hội chợ quốc tế Belgian vào tháng 5, đại diện vùng Viễn Đông thuyết trình về chủ đề "Tâm linh". Đi Dublin, Edinburgh, Lisbon, Avila, Sevilla, Madrid. Diễn thuyết tại Brussels, và tại London ở Hội Phật giáo London. Cuối tháng 11 trở về Nhật. Thiền và Phật giáo Nhật Bản. Tôn giáo và con người đương đại.

  • 89 tuổi. Tháng 6 tham dự Hội nghị triết gia Đông-Tây lần 3. Được phong tặng Bác sĩ Luật danh dự của Đại học Hawaii. Thiền và Văn hóa  Nhật.

  • 90 tuổi. Trình bày cùng với Festschrift Phật giáo và Văn hóa trong lễ kỷ niệm sinh nhật thứ 90 của ông. Tháng 12 được mời thăm Ấn Độ với tư cách Quốc khách. Thiền và Phân tâm học.

  • 91 tuổi. Hoàn tất bản thảo dịch tác phẩm Kyogyoshinsho của Thân Loan. Viết lời bình cho các họa phẩm của Sengai chuẩn bị triển lãm tại châu Âu.

  • 1963 93 tuổi. Quan điểm Đông phương.

  • 94 tuổi. Được tặng kỷ niệm chương đệ bách chu niên Rabindranath Tagore của Hội Á châu, Ấn độ. Tháng 7 đi New York hai tuần gặp Thomas Merton và bạn hữu và tham dự Hội thảo các triết gia Đông-Tây lần 4 ở Honolulu. Thế giới của Thân Loan. Triệu Châu Ngữ lục.

  • 95 tuổi. Lại đảm nhiệm chủ bút tờ Phật tử Đông phương. Tâm thức Đông phương.

  • 95 tuổi 9 tháng. Từ trần tại bịnh viện St. Luke’s, Tokyo, lúc 5 giờ 05 ngày 12 tháng 7. Truy tặng danh hiệu Chánh tam vị. Góp nhặt tư tưởng Daisetz, Nên sống như thế nào, và Thi tuyển của Saichi được xuất bản sau khi ông mất.

Xem mục lục