Bài Viết (701)


HIỂU BIẾT PHẬT TÁNH - TAI SITUPA XII

810

Trong phần cuối bài giảng về Phật tánh, Đức Di Lặc đã dạy về năm sự bất lợi do không hiểu biết Phật tánh, và năm lợi ích do hiểu biết Phật tánh.

Bất lợi của sự vô minh về Phật tánh được xem xét đầu tiên, mà trước hết là do tự ti. Không có kiến thức về tiềm năng của mình, chúng ta có xu hướng xem những lỗi lầm của chúng ta là bất biến và là bản chất tự nhiên của chúng ta. Đây là một trong số sai lầm lớn nhất của chúng ta. Bất kỳ trí tuệ hay nhận thức mà chúng ta may mắn phát triển được là để có thể nhìn ra trạng thái tự huyễnhoặc đúng hơn sự thật là gì – một sự tỉnh thức về tiềm năng tối thượng của chúng ta. Nếu không nhận thức về Phật tánh, chúng ta dễ bị thuyết phục về sự vô giá trị và hồ nghi về bất cứ phẩm tính tốt đẹp nào chúng ta có được. Đây là một quan niệm sai.

Bất lợi thứ hai do không biết về Phật tánh là do bản ngã của ta. Khi không biết về Phật tánh, bản ngã của chúng ta dễ phát triển. Khi chúng ta phát triển các phẩm tính tốt đẹp như là kết quả từ những nỗ lực tích cực của mình, chúng ta thường nghĩ mình đã tự tạo ra, và điều này thổi phồng bản ngã của chúng ta. Chúng ta không nhận ra rằng mình có Phật tánh như là các chúng sinh khác, và một phẩm tính tốt đẹp chính là một chút biểu hiện về Phật tánh trong ta, và chúng ta là tối thượng nhưng không phải là cao quí hơn bất kỳ ai khác. Nếu không nhận thấy những chúng sinh khác cũng có những khả năng như vậy, chúng ta rất dễ nảy sinh sự kiêu hãnh sai lầm về những thành quả nhỏ mà mình đạt được.

Đức Di Lặc nói về những bất lợi thứ ba và thứ tư như là “khẳng định và phủ định”. Sự cuồng tín là một thí dụ về khẳng định và phủ định. Thiếu nhận thức về Phật tánh dẫn đến tâm trí hẹp hòi, giới hạn, và là nguyên nhân khiến chúng ta khẳng định những quan điểm giới hạn của mình là duy nhất và phủ nhận sự thật của những quan điểm khác. Thí dụ, nếu chúng ta nhìn vào hình ảnh và nghi thức của Phật tử, chúng ta có thể cũng làm như thế mà không nhận ra bản chất, mục đích thực sự của chúng là gì. Chúng ta chỉ nắm bắt hình tướng bên ngoài. Không có hiểu biết chúng ta phủ nhận bản chất và khẳng định hình ảnh bên ngoài. Nếu không thể phân biệt giữa hình ảnh và bản chất bên trong, và tạo ra sự liên hệ giữa điều quan trọng và các thứ vặt vãnh xung quanh, điều này có thể là một bất lợi rất lớn. Nếu không dẫn đến cuồng tín có thể làm hại những chúng sinh khác, thì cũng lãng phí nhiều thời gian và năng lượng do để mất đi điểm cốt lõi.

Đức Di Lặc dạy rằng tham ái là bất lợi thứ năm. Khi một người vô minh về Phật tánh thì có khuynh hướng trở nên bám víu vào những vận may tốt hoặc là bất kỳ phẩm tính đã đạt, và miễn cưỡng chia sẻ những điều này với người khác. Điều này nghĩa là bất kỳ điều tốt đẹp được phát triển trong cuộc sống của chúng ta sẽ không làm lợi lạc cho những người khác. Chúng ta sẽ bị sa lầy trong bất kỳ điều gì đạt được, và cuối cùng chúng ta bị thụt lùi thay vì tinh tấn.

Về năm lợi ích của hiểu biết phật tánh. Đầu tiên là hỷ lạc. Dù chúng ta nghèo khó thế nào, dù chúng ta trải qua đau khổ ra sao, dù chúng ta đang ở trong hoàn cảnh nào, chúng ta luôn có niềm vui vì biết rằng bản chất tối thượng của chúng ta là hoàn hảo. Bởi chúng ta biết mình đang hướng tới sự tỉnh thức cuối cùng về Phật tánh, chúng ta cảm thấy hoàn toàn an tâm và hạnh phúc. Trong một số bài giảng hướng dẫn về Mật thừa, điều này được coi là quan điểm rất quan trọng. Có một châm ngôn được dịch từ tiếng Tạng sang tiếng Anh như sau, “ Ngay cả nếu chúng ta phải chịu đau khổ, thì chúng ta cũng đau khổ một cách hạnh phúc.” Đau khổ một cách hạnh phúc nghĩa là nhận thức rằng đau khổ chỉ là bên ngoài và vô thường. Phật tánh của chúng ta có thể không bao giờ đau khổ, vì vậy đau khổ một cách hạnh phúc là điều có thể. Ngay cả khi chúng ta không thể tránh được nỗi thống khổ, chúng ta vẫn có một khoảng không để chúng ta có thể an lạc trong những hoàn cảnh khó khăn nhất.

Đức Di Lặc nói lợi ích thứ hai của hiểu biết về Phật tánh là sự tôn trọng. Chúng ta có thể tôn trọng tất cả chúng sinh, và mọi người, bởi vì họ đều có Phật tánh như ta. Chúng ta có thể tôn trọng môi trường và tự nhiên nữa, bởi vì đó là những biểu hiện của Phật tánh thông qua những giác quan liên hệ lẫn nhau của chúng ta.

Thông thái là lợi ích thứ ba. Khi biết về Phật tánh, chúng ta hiểu về chân lý tương đối. Hiểu biết và nhận thức về chân lý tương đối để sử dụng nó một cách thông thái.

Khi hiểu về Phật tánh, chúng ta hiểu về chân lý tuyệt đối. Sự hiểu biết chân lý tuyệt đối là trí tuệ. Trí tuệ sẽ chỉ dẫn chúng ta lựa chọn và đẩy nhanh chúng ta hướng tới giác ngộ. Trí tuệ là lợi ích thứ tư.

Lợi ích thứ năm của hiểu biết Phật tánh là lòng bi. Chúng ta biết rằng tất cả chúng sinh đều có thể tiến bộ vì bản tính nguyên sơ của họ là hoàn hảo, và những nỗ lực của họ để tinh tấn – cũng như những cố gắng của chúng ta để giúp họ - sau cùng rồi cũng đạt được kết quả. Mọi chúng sinh đều có Phật tánh. Đó là sự khích lệ cho chúng ta, bởi vì nếu không có khả năng để tinh tấn, thì chúng ta không thể giúp chính chúng ta hoặc là chúng sinh khác, và như vậy thì sự cố gắng là vô ích. Chúng ta có lòng bi bởi chúng ta nhận thức sâu sắc về những nỗi thống khổ mà chúng sinh đang phải chịu đựng. Bởi vì Phật tánh của mình, chúng ta có thể hành động một cách yêu thương và bi mẫn để giúp đỡ chúng sinh. Khi tụng những lời cầu nguyện của Phật tử “mong rằng tất cả chúng sinh thoát khỏi khổ đau và nguyên nhân của khổ đau,” lời cầu nguyện của chúng ta là hiện thực, vì chúng ta biết mọi chúng sinh đều có phật tánh.

Phật tánh là giáo lý thiết thực, ích lợi nhất, và chân lý của Phật giáo Kim Cương Thừa. Khi cầu nguyện rằng chúng ta muốn giải thoát tất cả chúng sinh. Đây là một quan điểm đầy khát vọng. Chúng ta có thể thực sự giải thoát tất cả chúng sinh được không? Chúng ta có thể. Chúng ta có thể đạt giác ngộ được không? Tất nhiên. Điều gì khiến chúng ta tin tưởng như vậy? Phật tánh. Đây là nền tảng cơ bản để thực hiện. Chúng ta vốn đã được giác ngộ. Chúng ta chỉ cần đánh thức vị phật đang ngủ trong mỗi chúng ta.

Trích “Đánh Thức Vị Phật Đang Ngủ” Tác giả: Tai Situpa Thứ Mười Hai
Dịch giả: Nguyên Toàn - NXB: Tôn Giáo

810

QUYỀN HẠNH PHÚC. Trí Huệ và Đại Bi, Tenzin Gyatso - (Việt dịch: Thiện Tri Thức 1998 - Trí Huệ và Đại Bi, Tenzin Gyatso - Việt dịch: Thiện Tri Thức 1998)

Thế hệ hiện đại biết đến một sự phát triển lớn lao, đặc biệt trên phương diện vật chất, nhưng đồng thời, xã hội chúng ta đang lâm vào khủng hoảng và

13,017
Bát Nhã Quán Chiếu

Bát Nhã Quán ChiếuNormal0falsefalsefalseMicrosoftInternetExplorer4/* Style Definitions */table.MsoNormalTable{mso-style-name:"Table Normal";mso-tstyle-rowband-size:0;mso-tstyle-colband-size:0;mso-style-noshow:yes;mso-style-parent:"";mso-padding-alt:0cm 5.

11,716
PHÁT BỒ ĐỀ TÂM

BỒ ĐỀ TÂM VÀ TRÍ HUỆThái độ giác ngộ, Bồ đề tâm, có tình yêu thương (lòng bi) và lòng bi mẫn làm nền tảng của nó. Thái độ giác ngộ là

597
MILAREPA - RECHUNGPA

Cha già của con Milarepa, taĐôi khi ngủ và trong khi ngủ ta thiền địnhVà trong khi ngủ, nơi ngủ là thiền địnhTa sử dụng những giáo huấn chuyển sự hôn mê

645
LUẬN VỀ VẤN ĐỀ HỘ NIỆM LÚC LÂM CHUNG THEO KINH TẠNG NIKAYA - Chúc Phú

LUẬN VỀ VẤN ĐỀ HỘ NIỆM LÚC LÂM CHUNG THEO KINH TẠNG NIKAYAChúc PhúSinh mạng này ngắn thay,Trong trăm năm, rồi chết,Nếu ai sống hơn nữa,Rồi cũng chết vì già(1).. Hy vọng

12,562
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,379
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,799
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,705
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,490
Chùa Việt
Sách Đọc