Bài Viết (701)


KARMAPA CHOYING DORJE (1604-1674)

757

Karmapa thứ mười, CHOYING DORJE sanh ngày 8 tháng 3 năm con Rồng Mộc (1604) ở vùng Golok miền đông Tây Tạng. Mẹ ngài có nhiều giấc mơ lành về Guru Padmasambhava trong thời gian mang thai, vì thế bà đặt tên cho em bé là Urgyen Khyab (được bảo vệ bởi người từ Urgyen).

Người ta kể lại rằng khi vừa sanh ra đứa bé đã đứng dậy và đi mỗi phương một bước như Phật Thích Ca đã làm khi ngài sanh ra. Rồi em bé ngồi xuống xếp bằng và trì tụng thần chú của Quán Thế Âm và thần chú “Sự viên mãn của trí huệ.”

Choying Dorje trải qua thời tuổi nhỏ trong lâu đài của hoàng tử địa phương Chang Mowa ở Machu, ở đây ngài được khoản đãi như một người phi thường. Ngài biểu lộ một khả năng đặc biệt về nghệ thuật, khả năng sẽ chín muồi trong đời sau. Vị Karmapa nhỏ tuổi biểu lộ một lòng từ ái dịu dàng lớn lao và tự nhiên với thú vật. Một ngày khi thấy người ta cạo lông cừu, đứa bé trào nước mắt và xin các thợ cạo chớ hại chúng nữa. Trong một dịp khác, cậu che chở cho một con nai bị săn đuổi và rồi thuần phục con chó săn đang đuổi bắt. Khi người thợ săn đến, cậu cho vốn liếng để bắt đầu một cuộc sống khác và người thợ săn bỏ luôn sự giết hại.

Vị Karmapa trẻ tuổi có tính hài hước sống động và hay đùa. Một lần ngài ngồi trên lưng ngựa phía trước cha ngài và nắm hai cánh tay cha. Ngài bảo cha giao dây cương cho ngài và ngài điều khiển con ngựa. Đứa bé tự nhiên hát một bài ca ngắn nói rằng con người không nên du chơi một cách lười biếng mà mỗi người nên dẫn chính mình đến giác ngộ.

Năm lên tám, Choying Dorje chính thức được công nhận là hậu thân Karmapa bởi vị Shamar Rinpoche thứ sáu. Sau đó, Shamarpa làm lễ đăng quang cho Choying Dorje ở tu viện Nyingche Ling. Karmapa nhận ra vị hộ pháp vinh quang Mahakala trong buổi lễ. Đó là một biến cố rất vui sướng và tốt lành. Vài hôm sau, Choying Dorje đang đi với vài vị sư trên bờ sông Dzachu, ngài chú ý đến một tảng đá lớn giữa dòng. Ngài bảo các vị sư dời tảng đá đi và chẻ đôi nó ra. Tảng đá rất khó xê dịch nhưng Karmapa nói rằng phải làm cho được vì ích lợi của chúng sanh. Cuối cùng khi tảng đá bị tách đôi, người ta thấy nhiều con sâu xanh đang quằn quại hấp hối trong đó. Với lòng dịu dàng bao la đối với sự đau đớn điạ ngục của chúng, Choying Dorje trì thần chú đức Quán Thế Âm. Dần dần chúng trở nên yên tĩnh và chết một cách bình an.

Sau đó không lâu ngài du hành đến Tsurphu. Ở đấy ngài gặp Pawo Tsuglak Gyaltsho, từ vị này ngài nhận được Thập giới và các sự truyền thọ, các kinh điển và giáo huấn của Karma Pakshi, Rangiung Dorje và Chodrag Gyaltsho.

Không khí chính trị thời tuổi trẻ của vị Karmapa thứ mười càng ngày càng xấu đi. Sau thời gian học tập với Pawo Rinpoche, Karmapa được mời đến triều đình của hoàng tử xứ Tsang là Karma Phuntsog Namgyal, người mở rộng quyền bính khắp Tây Tạng sau sự sụp đổ của triều đại Rinpung.

Vị hoàng tử này đỡ đầu cho phái Kamtshang Kagyu và Drukpa Kagyu. Ông xin ngài cầu nguyện cho hòa bình vì ông đang bị đe dọa bởi sự cướp phá của một thủ lãnh Mông Cổ. Lúc này sự xâm lăng đã được báo trước.

Việc học của ngài kết lại ở Tsurphu, khi Pawo Rinpoche trao lại cho ngài toàn bộ pháp truyền của phái Kagyu. Năm hai mươi mốt tuổi, ngài thọ giới làm một vị tăng. Rồi ngài nỗ lực thiền định về những giáo pháp đã nhận được.

Sau đó, khi đang du hành với Shamar Rinpoche, Situ Rinpoche và Pawo Rinpoche, ngài viếng Lhodrag, ở đó ngài được tin về cái chết của hoàng tử xứ Tsang. Người vợ của hoàng tử quá cố yêu cầu Karmapa cử hành cầu siêu cho chồng bà. Để làm việc này đoàn đến Lhasa và lâu đài của Samdrup Ling.

Cuối thời kỳ này, Karmapa hành hương đến ngôi chùa tổ Samye của phái Nyingma, ở đây Shamar Rinpoche truyền cho ngài Bồ tát nguyện. Từ đó, ngài tiếp tục hành hương viếng các động của Padmasambhava và Milarepa và đỉnh Kailasa. Ở Chuwa, nơi từng diễn ra sự thị tịch của Milarepa, Karmapa lập nên một trung tâm thiền định. Sau đó ngài du hành đến chùa Daklha Gampo. Ở đây ngài vẽ một bức tranh trên tường bằng vàng mười sáu vị La Hán và các đệ tử. Khoảng thời gian này, Shamar Rinpoche bệnh và tịch.

Sự lộn xộn chính trị đã nảy sanh ở Tsang là hậu quả của sự ác cảm của vua xứ Tsang là Desi Karma Tenkyong Wangpo đối với các chùa Sera và Drepung thúc đẩy một sự xâm lăng của quân Mông Cổ lan rộng nhanh chóng khắp Tây Tạng. Để đương đầu với nó, ngài di chuyển đến Jang Satham, miền biên giới Hoa -Tạng, nơi ấy vua Karma Chimed Lawang và triều thần tiếp đãi ngài long trọng. Trong cảnh lưu đày giả tạo này, Karmapa hiến trọn thời giờ để dạy cho dân Phật pháp của phái Karma Kagyu, cứu giúp người nghèo và giúp đỡ các chùa địa phương.

Khi ngài đang bận các công việc này thì quân Jang chiến thắng một lực lượng ô hợp cướp phá gồm ba trăm ngàn lính và chuẩn bị gởi họ chống lại đạo quân chính của Mông Cổ ở Tây Tạng, được chỉ huy bởi Gushri Khan, một người ủng hộ phái Gelugpa. Nghe được kế hoạch này ngài nói với Vua rằng dấn thân vào một phiêu lưu quân sự như vậy là trái với đức tính bất bạo động của Pháp. Ngài can ngăn nhà Vua chớ tiến hành, nói rằng: “Tôi đã không phạm vào việc chống lại các côn trùng nhỏ, thế nên xin đừng gởi quân đi.” Ngài đã thành công và nhà Vua giải giới.

Giải quyết xong mối nguy hiểm chính trị này, ngài tiếp tục công việc hoằng pháp, lập một tu viện mới đặt tên là Ognin Ling. Ngài cũng làm lễ xuất gia cho nhiều vị tăng và truyền các kinh điển của Tam Tạng. Trong thời gian giảng pháp, Karmapa có một dự cảm về sự sanh ra của Shamar Rinpoche. Lập tức, ngài ra đi một mình khỏi Jang Satham để tìm kiếm vị Shamarpa mới. Ngài giả dạng thành một người ăn xin, nhờ thế ngài có thể du hành tự do khắp xứ đang lộn xộn này. Cuối cùng, khi đến vùng Golok, ngài gặp một đứa trẻ mà ngài nhận ra là hậu thân mới của Shamar Rinpoche. Người ta kể lại rằng hậu thân nhỏ tuổi này không khó khăn trong việc nhận ra Karmapa dù cho ngài có hóa trang. Ở Suchu Karpo, ngài ban pháp quy y và các giáo huấn sơ cấp của truyền thống Kagyu cho em bé Shamar Yeshe Nyingpo.

Khi du hành ở Golok, Choying Dorje nhận ra và làm lễ lên ngôi cho hậu thân mới của Tulku Gyaltshap. Sau đó, ngài gặp các hậu thân mới của Situ và Pawo Rinpoche ở xứ Kham. Sau khi ban cho các em bé hậu thân này các giáo huấn sơ khởi, Karmapa cùng với đoàn tùy tùng, từ giã Jang đến Lhasa sau khi đã xa trong ba mươi năm. Thời gian này ngài gặp Tulku Minjur Dorje, vị này là một đệ tử của Chagmed Raga-asi Rinpoche, một hóa thân của Mikyo Dorje và là người sáng lập phụ phái Nedo của phái Karma Kagyu. Karmapa công nhận giáo huấn về kho tàng pháp bảo (terma) của Minjur Dorje, nó đến từ nguồn gợi hứng của Padmasambhava, như là có thẩm quyền và xác thực. Trong phái Karma Kagyu, giáo huấn nổi tiếng nhất của Minjur Dorje là “Sadhana (tu hành) của Karma Pakshi.”

Năm con Bò Thủy, Choying Dorje đến Lhasa. Ngay khi vừa đến, ngài gởi một lời mời đến Đạt Lai Lạt Ma thứ năm là Ngawang Lobzang Gyaltsho, vị này tiếp đón ngài và bày tỏ sự tán dương rằng quân Jang đã không xâm lăng Tây Tạng. Trong buổi gặp gỡ, hai vị thảo luận về Đại Ấn và Karmapa được bảo đảmrằng Tsurphu sẽ được trợ giúp bảo vệ khi cần thiết.

Từ Lhasa, Karmapa viếng thăm nơi sanh của Yeshe Tsogyal, vị phối ngẫu của Padmasambhava. Đoàn của ngài đến cái hồ nổi tiếng được xem là đã xuất hiện vào khi Padma-sambhava sanh ra và cũng viếng thăm vài hang động thiền định của đạo sư này.

Cuối cùng, Karmapa trở lại Tsurphu, sau nhiều năm du hành. Năm 1673, ngài nhận những thông đạt về cái chết sắp đến của mình trong một linh kiến về Mahakali. Ngài truyền những chi tiết về sự tái sanh sắp tới của mình với thị giả Kuntu Zangpo, với Shamar Rinpoche và với Gyaltshap Rinpoche. Bình minh ngày trăng tròn tháng 2 năm con Cọp Mộc, ngài ra đi ở tuổi bảy mươi. Xá Lợi ngài được thờ trong một cái tháp, đặt với những cái khác của các vị Karmapa trước ở Tsurphu.

Karmapa thứ mười có các đệ tử chính là Shamar Yeshe Nyingpo, Gyaltshap Drakpa Choying, Kuntu Zangpo, Situ Mipham Thinley Rabten, Pawo Thinley Gyaltsho, Karma Chagmed Raga-asi Rinpoche, vị Terton nổi tiếng phái Nyingma là Jatson Nyingpo, vua Jang Satham, Karma Tsewang Rin-chen, hoàng tử Karma Phuntsok, thủ tướng Karma Tenkyong, thủ ngân khố Karma Samdrup, Taklung Ngawang Tashi Paldrup, Surmang Garwang Rinchen Nyingpo và Tulku Surmang Trungpa thứ tư.

Trích “Cuộc Đời Siêu Việt Của 16 Vị Tổ Karmapa Tây Tạng”. Tác giả: Karma Thinley – Vị Karma Thinley thứ 4
NXB: T. T. T

757

SÁU ĐỐI TƯỢNG CỦA GIÁC QUAN - Dilgo Khyenste Rinpoche

Patrul RinpocheSắc44. Nhận biết bất cứ sắc gì xuất hiện như là hóa thần bổn tôn là điểm cốt yếu của giai đoạn phát triển.Sự bám chấp vào hình tướng đẹp, xấu

908
KINH NHẬP LĂNG GIÀ - CẢNH KHÔNG CÓ Ở NGOÀI TÂM

Lại nữa, Đại Huệ! Các bậc Thanh Văn vì sợ khổ của sanh tử vọng tưởng mà cầu Niết bàn, không biết tất cả tướng sai khác của sanh tử Niết bàn

558
Tánh Không là không Chứng không Đắc

Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? Vị Tu Đà Hoàn có thể khởi lên niệm này, ‘Ta đắc quả Tu Đà Hoàn’ chăng? Tu Bồ Đề thưa: Quả thật không, bạch

1,116
PHÁT BỒ ĐỀ TÂM

BỒ ĐỀ TÂM VÀ TRÍ HUỆThái độ giác ngộ, Bồ đề tâm, có tình yêu thương (lòng bi) và lòng bi mẫn làm nền tảng của nó. Thái độ giác ngộ là

566
Đại Sư Ajahn Chah

Thiền Quán Là Gì ? Ajahn ChahĐại sư Ajahn Chah sinh ngày 17-6-1918 trong một ngôi làng nhỏ, gần thị trấn Ubon Rajathani, Đông Bắc Thái Lan. Sau khi hòan tất giáo dục căn

22,306
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,329
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,747
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,660
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,430
Chùa Việt
Sách Đọc