_Thưa thầy, con niệm Phật A Di Đà, khi con niệm Phật đó là danh hiệu Phật, con niệm đó là con quán đương thể tức Không, thì trong đó con cứ niệm, có bao nhiêu danh hiệu hay không có danh hiệu, thậm chí các cái sự vật bên ngoài cũng vậy. Khi con quán như vậy cũng là niệm Phật, chớ không phải nhất thiết là chỉ niệm danh hiệu A Di Đà Phật.
_Như hồi nãy thầy nói đó, niệm Phật là phải niệm trên nền tảng, mà cái nền tảng đó mình phải rõ ràng lắm kìa, niệm Phật là để làm gì? Để mình đi vào cái nền tảng đó đó, khi mà mình đi vào được cái nền tảng đó mình thấy, thì không niệm Phật nó vẫn là niệm Phật. thành ra ngài Padmasambhava có nói một câu vậy đó: một vị trì chú không phải cả ngày lẫm bẩm. Mà đúng nghĩa của nó là: một người trì chú là luôn luôn an trụ trong cái nền tảng đó. Đó mới là trì chú, chớ cả ngày lẩm bẩm không phải trì chú đâu. Thành ra cái nền tảng rất quan trọng nó là nền tảng của tất cả mọi tông phái, dầu là Thiền, dầu là Mật, dầu là gì gì. Thành ra mình bước vào đó, mình đi vào thật sự, tới hồi mình tu một cái gì khác đó, một cái dụng gì khác mình cũng dụng rất dễ dàng.
Ví dụ mình có một cái nền tảng rồi mình nhảy vô một cái khác, nó cũng dễ dàng lắm. Như có những người trì chú đức Quan Âm chẳng hạn, nhưng mà anh có cái nền tảng rồi, anh nhảy qua một cái khác, một bổn tôn hung nộ chẳng hạn, nó vẫn nhanh lẹ, bởi vì anh có nền tảng rồi. Thành ra cái nền tảng quyết định vai trò Phật giáo. Cho nên mình thấy trong cái kinh điển hay nói Căn Bản Trí là vậy. Căn Bản Trí với Tự Nhiên Trí, căn bản đó là cái trí về nền tảng, tự nhiên trí là cái trí về nền tảng đó, phải hông? Thành ra quan trọng nhất là cái đó. Bởi vì không có nền tảng không tu được.
Con đường nó chỉ thiết lập trên đất thôi, mà bây giờ mình chưa thấy đất làm sao mình làm đường? Bắt đầu đóng cây số một từ đâu đây? rồi cây số hai, cây số ba?
Thấy nền tảng là gì? Như bây giờ nói đơn giản ra, cái thấy là do con mắt, trong Phật giáo nó gọi là căn. Thấy là thấy cái gì? Thấy cái bông hoa này đó là trần, rồi tới thức của mình trong này nó làm việc nó mới thấy được chớ con mắt không thấy được. Thành ra: căn, trần, thức, cái nền tảng là nền tảng của căn trần thức, của con mắt của cái bông của cái thức mình, cái nền tảng là nền tảng của ba cái đó. Cái sự thấy nó diễn ra trên cái nền tảng đó, phải hông? Không có nền tảng đó lấy đâu mà thấy, ba cái đó nó chỉ là cái duyên hợp với nhau nó tạo thành cái thấy, nhưng mà cái thấy đó vẫn chưa có nền tảng.
Cái nền tảng là nền tảng của ba cái đó đó, của con mắt là một, của cái đối tượng mình thấy là hai, và của cái thức là ba. Đó là cái nền tảng, mình nắm được cái nền tảng đó, mình thấy cái nền tảng đó, thì mình thấy cái gì cũng là đạo hết, phải hông? Phải hông?
Đơn giản vậy thôi chớ có gì đâu, thành ra cái nền tảng cần phải thấy.
Mình tìm nền tảng, nhiều khi mình thấy nó ra lần lần, nhiều khi một bữa tụng kinh nào đó mình thấy nó ra một chút, bữa ngồi thiền thấy một chút, thấy lần lần ra. Nhưng trên cái điều căn bản, mình có tụng kinh có ngồi thiền, hay là mình có đi dạo chơi hay là mình có đi xe hơi hay lái xe này, tất cả luôn luôn nó nằm trên cái nền tảng đó. Vấn đề là mình phải dùng tất cả những sinh hoạt bình thường của mình để mình khám phá lần lần ra cái nền tảng, phải hông? Nó có sẵn rồi thì mình phải dùng tất cả cái bình thường này để khám phá ra cái nền tảng đó, lần lần nó sẽ… mà có thấy được cái nền tảng đó thì mới an tâm, chớ còn bây giờ mình nói, tất cả mọi sinh hoạt của mình, tụng kinh ngồi thiền, gì gì đó là cái hoạt động của mình luôn luôn nó diễn tiến trên cái nền tảng đó, nhưng mà mình vẫn chưa thấy.
Thầy hay nói cuộn phim nó chiếu nó có màn trắng nó mới chiếu được, còn cuộc đời mình để làm gì? Cái cuộn phim của mình theo duyên nghiệp mỗi người có một cuộn phim khác nhau, nhưng mà nó chung nhau là chung nhau trên nền tảng tánh Không đó. Cuộn phim của mình được chiếu, được thấy bởi vì có cái Tánh Không đó. Thì bây giờ mình tu hành là để làm gì? Để mình thấy mình luôn luôn sống trong Tánh Không đó. Còn cái chuyện cuộc đời mình nó chỉ theo duyên thôi. Cái Tánh Không nó bất biến còn cuộc đời mỗi người nó tùy duyên thôi.
Nền tảng đó đụng tới nó sẽ giải quyết mọi sai biệt của tục đế, giải quyết tất cả mọi thời gian, giải quyết tất cả mọi không gian, nếu mình đi sâu hơn nữa cái tấm gương là nền tảng, còn tất cả đây là cái bóng, là tục đế. Thầy cũng tục đế, mấy ông cũng tục đế, đi sâu vào nữa mình sẽ thấy tất cả những cái bóng đó đều là gương. Không có bóng nào ở ngoài gương hết. Cho nên tất cả bóng đều là gương, tất cả tục đế đều là chân đế. Thì cứ tìm ra cái nền tảng là tấm gương đó rồi mình đi lần lần, như ngày hôm qua thầy nói khai thị ngộ nhập, mình đi sâu mình sẽ thấy tất cả các bóng đều là gương.
Không có bóng nào ngoài gương hết.
Tánh Hải Kính ghi
Bồ Đề Tâm và Chấp ThủCó rất nhiều loại cảm xúc khác nhau, và chúng đều là sự phóng chiếu của tâm. Các cảm xúc vốn không tách rời khỏi tâm, nhưng
Theo : PGVNĐạo hữu E.Gene Smith sinh ra ở Ogden, Utah, Hoa Kỳ. Người thành lập các Trung tâm Tài nguyên Phật giáo Tây Tạng (TBRC). Đạo hữu E. Gene Smith diện kiến
Tu Bát NhãMắt xích đầu tiên trong sợi xích mười hai khoen trói buộc chúng ta là Vô Minh. Từ Vô Minh, chúng ta bị lôi kéo trong sinh tử luân hồi,
AI TRI ÂM ÐÓ MẶN MÀ VỚI AI Thiền là Bát Nhã. Và Bát Nhã là giải thoát. Ðạo Phật, dầu nhìn ở mức độ nào hay khía cạnh nào cũng phải có
Thơ và thiền là đôi cánh đại bàng tung bay trên bầu trời Đông phương và Tây phương suốt từ nghìn xưa cho đến ngày nay. Từ đỉnh ngàn cao tuyệt mù
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt