Bài Viết (701)


KINH DUY MA CẬT - PHẨM QUÁN CHÚNG SANH

468

Bấy giờ, ngài Văn Thù Sư Lợi hỏi trưởng giả Duy Ma Cật rằng: “Bồ tát nhìn chúng sanh như thế nào?”

🍁Duy Ma Cật đáp: “Ví như nhà huyễn thuật thấy người huyễn do mình biến hóa ra, Bồ tát thấy chúng sanh cũng như vậy.

“Như người trí thấy trăng trong nước. Như trong gương thấy mặt mình. Như ảo ảnh nơi hơi nóng. Như vang của tiếng. Như mây trong không. Như đống bọt nước. Như bọt sóng trên mặt nước. Như sự bền chắc của cây chuối. Như sự dừng lâu của tia chớp. Như đại thứ năm. Như uẩn thứ sáu. Như căn thứ bảy. Như nhập thứ mười ba. Như giới thứ mười chín. Bồ tát quán thấy chúng sanh cũng như vậy.

“Như sắc của cõi Vô sắc. Như mầm của hạt giống cháy. Như thân kiến của Tu Đà Hoàn. Như sự nhập thai của A Na Hàm. Như ba độc của A La Hán. Như tham, giận, phá giới của Bồ tát chứng đắc Vô sanh pháp nhẫn. Như tập khí phiền não của Phật. Như sự thấy sắc của người mù. Như hơi thở ra vào của người nhập diệt tận định. Như dấu chim bay trong không. Như đứa con của người đàn bà vô sanh. Như phiền não của người do huyễn thuật hóa ra. Như cảnh mộng khi đã thức. Như sự thọ thân của người nhập Niết bàn. Như lửa không có khói. Bồ tát quán thấy chúng sanh cũng như vậy.”

🌺 Ngài Văn Thù Sư Lợi nói: “Nếu Bồ tát quán thấy như thế, làm sao hành lòng Từ với họ?”

🍁Trưởng giả Duy Ma Cật nói: “Bồ tát quán thấy như thế rồi tự nghĩ ta phải vì chúng sanh nói cái pháp này. Do đó Bồ tát phát sanh lòng từ chân thật là chỗ nương dựa của tất cả chúng sanh. Hành Từ tịch diệt, vì không chỗ sanh. Hành Từ chẳng nóng, vì không có phiền não. Hành Từ bình đẳng, vì ba đời bình đẳng. Hành Từ không tranh, vì không có chỗ khởi. Hành Từ không hai, vì trong và ngoài không hiệp. Hành Từ không hoại, vì tánh rốt ráo.

Hành Từ kiên cố, vì tâm không thể hủy hoại. Hành Từ thanh tịnh, vì các pháp vốn tánh thanh tịnh. Hành Từ vô biên, vì như hư không. Hành Từ A La Hán, vì phá tan giặc kiết sử. Hành Từ Bồ tát, vì liên tục thành tựu cho chúng sanh. Hành Từ Như Lai, vì thấu đạt chân như. Hành Từ của Phật, vì giác ngộ cho chúng sanh. Hành Từ tự nhiên, vì không nhơn đâu mà đắc. Hành Từ Bồ đề, vì bình đẳng Một Vị. Hành Từ không gì sánh, vì đoạn hết thương ghét. Hành Từ đại bi, vì dẫn dạy cho Đại thừa. Hành Từ không nhàm mỏi, vì thấy Không, Vô ngã. Hành Từ bố thí pháp, vì không tiếc mà để dành. Hành Từ trì giới, vì giáo hóa những người phá giới. Hành Từ nhẫn nhục, vì bảo hộ cho người và cho mình. Hành Từ tinh tấn, vì gánh vác chúng sanh. Hành Từ thiền định, vì không thọ vị gì. Hành Từ trí huệ, vì không có sự chẳng biết thời. Hành Từ phương tiện, vì biểu hiện pháp khắp chỗ. Hành Từ không che ấn, vì thanh tịnh trong trực tâm. Hành Từ thâm tâm, vì không có tạp hạnh. Hành Từ không lừa dối, vì không hư giả. Hành Từ an lạc, vì làm cho tất cả được sự an lạc của Phật. Lòng từ của Bồ tát là như vậy đó.”

🌺 Ngài Văn Thù Sư Lợi lại hỏi: “Sao gọi là Bi?”

🍁 Đáp rằng: “Đó là sự cho tất cả chúng sanh tất cả cội gốc công đức đã được tích tập.”

🌺 Hỏi: “Sao gọi là Hỷ?”

🍁 Đáp rằng: “Đó là hoan hỷ nơi sự làm lợi lạc cho chúng sanh, không hối tiếc.”

🌺 Hỏi: “Sao gọi là Xả?”

🍁 Đáp rằng: “Không có chỗ hy vọng nơi sự ban phước.”

🌺 Ngài Văn Thù Sư Lợi lại hỏi: “Thưa ngài Duy Ma Cật, sanh tử có những điều đáng sợ, Bồ tát phải nương dựa vào đâu?”


🍁 Duy Ma Cật thưa: “Bồ tát nơi những điều đáng sợ của sanh tử, phải nương dựa vào lực công đức của Như Lai.”

🌺 Ngài Văn Thù Sư Lợi lại hỏi: “Bồ tát muốn nương dựa vào lực công đức của Như Lai, phải trụ chỗ nào?”

🍁 Đáp rằng: “Bồ tát muốn nương dựa vào lực công đức của Như Lai, phải trụ vào chỗ độ thoát tất cả chúng sanh.”

🌺 Lại hỏi: “Muốn giải thoát chúng sanh phải làm gì?”

🍁 Đáp rằng: “Phải trừ phiền não cho họ.”

🌺 Hỏi: “Muốn trừ phiền não phải làm gì?”

🍁 Đáp: “Phải thật hành chánh niệm.”

🌺 Hỏi: “Làm sao thật hành chánh niệm?”

🍁 Đáp: “Phải thật hành chẳng sanh chẳng diệt.”

🌺 Hỏi: “Pháp gì chẳng sanh, pháp gì chẳng diệt?”

🍁 Đáp: “Bất thiện chẳng sanh, pháp thiện chẳng diệt.”

🌺 Lại hỏi: “Thiện và bất thiện lấy gì làm gốc?”

🍁 Đáp: “Thân tướng làm gốc.”

🌺 Hỏi: “Thân tướng lấy gì làm gốc.”

🍁 Đáp: “Tham dục làm gốc.”

🌺 Hỏi: “Tham dục lấy gì làm gốc?”

🍁 Đáp: “Phân biệt hư vọng làm gốc.”

🌺 Hỏi: “Phân biệt hư vọng lấy gì làm gốc?”

🍁 Đáp: “Tưởng điên đảo làm gốc.”

🌺 Hỏi: “Tưởng điên đảo lấy gì làm gốc?”

🍁 Đáp: ‘‘Không trụ làm gốc.”

🌺 Hỏi: “Không trụ lấy gì làm gốc?”

🍁 Đáp: “Không trụ thì không gốc.

‘‘Thưa ngài Văn Thù Sư Lợi, từ gốc không trụ, lập tất cả pháp.”

468

HOA THIỀN - J. Krishnamurti, Ẩn Hạc chuyễn ngữ

FOREWORDMan, in order to escape his conflicts, has invented many forms of meditation. These have been based on desire, will and the urge for achievement, and imply conflict and a struggle to

1,223
Đời sống tâm linh trong thời hiện đại - Phần 1 - Ngài Gyalwang Drukpa đời thứ XII

Đời sống tâm linh trong thời hiện đại - Phần 1 - Ngài Gyalwang Drukpa đời thứ XIIGiác Ngộ - Sự hiểu biết này là một phần trong sự thực hành tâm

20,397
KINH LĂNG NGHIÊM - TU VIÊN THÔNG VỀ CĂN TAI CỦA ĐỨC QUÁN THẾ ÂM

Bấy giờ Bồ Tát Quán Thế Âm liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ dưới chân Phật mà bạch Phật rằng: "Bạch Thế Tôn, con nhớ hằng sa kiếp về trước

520
ĐẠI ĐỊNH TRONG THIỀN - Ngài Thần Hội

Định và tuệ đồng thời, không nói cái nào trước cái nào sau hết, trong định có tuệ, trong tuệ có định. Vì vậy người tu cả hai tự tâm được chánh,

370
Làm sao để kiếm tìm vị thầy tâm linh? - | Rudy Harderwijk - Quảng Trí Lược Dịch

“Dựa trên những lời giáo huấn để đánh giá một vị thầy: Đừng tin một cách mù quáng, nhưng cũng đừng phê bình mù quáng”. Đức Dalai Lama Chúng ta cần sự

13,409
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,669
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,568
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc