Tin Tức (680)


The concept of emptiness is such a paradox

13,608
KHAÍ NIỆM VỀ TÍNH KHÔNG NGHỊCH BIỆN NHƯ THẾ
Nguyên tác: The concept of emptiness is such a paradox
Tác giả: Sonam Tsomo, Times of India, 28 October 2009
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển


Tân Đề Ly, Ấn Độ - Tính không là khái niệm chìa khóa của triết lý Phật Giáo, một cách đặc biệt hơn trong giáo lý Đại Thừa: “Sắc chính thực là không, và không chính thực là sắc.”  Đây là một nghịch biện của khái niệm.

Tính không không nên bị lầm lẫn với không có gì cả (hư vô luận).  Tính không là không tự tính nhưng không phải là không có gì cả (tính không là không hiện hữu nhưng không phải là không có gì cả - tính không là không tồn tại nhưng không phải là không có gì cả).  Cũng thế, nó không phải là không thực tại.  Tính không có nghĩa là một đối tượng, có sinh khí hay không có sinh khí, không có sự hiện hữu một cách độc lập.  Nó có ý nghĩa và sự hiện hữu chỉ khi tất cả những yếu tố hay thành phần mà nó được tạo nên hình thành sự vận động và chúng ta có thể hiểu cùng quy cho sự hiện hữu của nó một cách rõ ràng.

Bằng sự giải thích, chúng ta được yêu cầu quán sát một cái tách hay bất cứ một vật chứa nào khác.  Có phải cái tách là trống không khi nó không chứa đựng bất cứ chất lõng hay chất rắn nào bên trong nó?  Chúng ta nói vâng, nó trỗng rỗng.  Nhưng nó thật sự là trỗng rỗng chứ?  Không, nó không phải thế, nó đấy không khí.   Ngay cả khi chiếc ly ở trong trạng thái chân không, nó không trỗng rỗng.  Nó vẫn chứa đựng một khoãng không, sự bức xạ, và có thể là ánh sáng.

Thế cho nên, quan điểm của Đạo Phật khác với thế gian.  Chiếc ly luôn luôn đầy ấp điều gì đấy hay thứ khác.  Để diễn tả một cách triết lý, chiếc ly là trống không sự tồn tại cố hữu (không có tự tính).  Nó đã hình thành sự tồn tại do bởi nhiều điều kiện khác hình thành nên sự vận hành.

Đấy là do bởi những sự phức tạp này mà khái niệm về tính không của Đạo Phật thường bị gán cho là như chủ nghĩa hư vô (không có gì cả).  Những nhà học giả cho rằng triết học phương Tây chắc chắn đã đóng một vai trò trong việc tạo nên khái niệm sai lầm này.  Chủ nghĩa hư vô như một khái niệm có nghĩa rằng thực tại là không biết và không thể biết, và rằng không có gì tồn tại.  Trái lại, khái niệm của Đạo Phật về tính không nói rằng căn bản của thực tại là có thể biết được, và rằng không có trường hợp nào mà  khái niệm tính không nên được gán cho ý nghĩa là không có gì cả.

Plato đã có quan niệm rằng có một ý tưởng mẫu mực căn bản trong mọi thứ mà chúng ta có chung quanh chúng ta, cho dù nó là có sinh khí hay không có sinh khí.  Cuối cùng, “bản chất của chiếc ly tồn tại một cách thiết yếu trong thế giới của tâm thức.”  Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng, Tính Không là sự vắng bóng của thực tế tuyệt đối hay sự tồn tại độc lập.  Nếu một vật tồn tại, đấy là do bởi vài nhân tố khác.

Người ta cũng có thể hỏi: có thể có một hiện tượng nào không có phần tử không? Theo tư tưởng trường pháiTrung Quán, không thể có một hiện tượng nào mà không có phần tử (hay không có hiện tượng nào không có sự cấu tạo) để hình thành sự hiện hữu.

Quyển sách ‘Nghệ Thuật Sống’ của Đức Đạt Lai Lạt Ma làm cho sự hiểu biết của chúng ta về nhận thức thực tại rõ ràng hơn.  Ngài nói rằng, “khi tuệ giác nội quán của chúng ta đi vào bản chất của thực tại sâu sắc và gia tăng, chúng ta sẽ phát triển một nhận thức về thực tại là điều mà chúng ta sẽ nhận thức những hiện tượng và những sự kiện như một loại vọng tưởng (hão huyền).  Và cung cách nhận thức thực tại ấy sẽ thẩm thấu tất cả những tác động hổ tương của chúng ta với thực tại.

Thậm chí chính tự tính không, điều mà được thấy như tính tự nhiên căn bản của thực tại, thì không tuyệt đối cũng không tồn tại một cách độc lập.  Chúng ta không thể nhận thức tính không như là một hiện tượng độc lập về căn bản, bởi vì khi chúng ta thể nghiệm tính tự nhiên của thực tại, chúng ta thấy rằng chính tự tính không là một đối tượng.  Hãy tìm bản chất của nó và chúng ta sẽ thấy rằng sự tồn tại cố hữu của nó là trống rỗng.  Do thế, Đức Phật dạy về tính không của tính không (không không).”

http://www.buddhistchannel.tv/index.php?id=6,8650,0,0,1,0

Theo Thư viện Hoa Sen

&(Bài do Thị Tương Cần Thơ giới thiệu; Thanks)

PHỤ LỤC TỪ WEBSITE TRÊN

The concept of emptiness is such a paradox

New Delhi, India -- Shunyata is a key concept in Buddhist philosophy, more specifically in the ontology of Mahayana Buddhism: ‘‘Form is emptiness, and emptiness is form.’’ This is the paradox of the concept.

 

Emptiness is not to be confused with nothingness. Emptiness is non-existence but not nothingness. Also, it is not non-reality. Emptiness means that an object, animate or inanimate, does not have its own existence independently. It has its meaning and existence only when all the elements or components it is made of come into play and we can understand and impute its existence clearly.

By way of explanation, we are asked to observe a cup or any other container. Is the cup empty when it does not contain any liquid or solid in it? We say yes, it’s empty. But is it really empty? No, it’s not. It is full of air. Even when the glass is in a state of vacuum, it is not empty. It still contains space, radiation and maybe light.

Therefore the Buddhist point of view differs from convention. The cup is always full of something or the other. To describe it philosophically, the cup is devoid of its inherent existence. It has come into existence because of many other conditions coming into play.

It is because of these intricacies that the Buddhist concept of emptiness is often taken as nihilism. Scholars opine that western philosophy probably had a role in creating this misconception. Nihilism as a concept means that reality is unknown and unknowable, and that nothing exists. Whereas the Buddhist concept of emptiness says that ultimate reality is knowable, and that in no case should the concept of emptiness be taken to mean nothingness.

Plato held the view that there is an ideal essence in everything that we have around us, whether animate or inanimate. After all, ‘‘the essence of the cup ultimately exists in the realm of the mind.’’ The Dalai Lama says that Shunyata is the absence of an absolute essence or independent existence. If a thing exists, it is because of several other factors.

One might as well ask: Is it possible to have a partless phenomenon? According to the Madhyamika school of thought, there can be no phenomenon without constituents. Every phenomenon in the universe has to have parts or constituents to come into being.

The Dalai Lama’s book, Art of Living , makes our understanding of the perception of reality clearer. He says, ‘‘as your insight into the ultimate nature is deepened and enhanced, you will develop a perception of reality from which you will perceive phenomena and events as sort of illusory. And that mode of perceiving reality will permeate all your interactions with reality.

Even emptiness itself, which is seen as the ultimate nature of reality, is not absolute, nor does it exist independently. We cannot conceive of emptiness as independent of a basis of phenomenon, because when we examine the nature of reality, we find that emptiness itself is an object. Look for its essence and we will find that it is empty of inherent existence. Therefore, the Buddha taught of the emptiness of emptiness.’’

by Sonam Tsomo, Times of India, 28 October 2009

13,608

CÂY CẦU ĐÁ CỦA TRIỆU CHÂU - AKIHISA KONDO

Trong Bích nham lục, một trong những trước tác quan trọng của văn học Thiền, có mẩu chuyện sau:Một vị tăng hỏi Triệu Châu: "Cây cầu đá của Triệu Châu lừng danh

1,006
CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC LÀ NGƯỜI CHỨNG KIẾN

Thầy ôn lại chánh niệm tỉnh giác từ lần đầu tiên, nếu mà chúng ta thực hành nghiêm túc trong chín tháng qua thì chúng ta đã nhận ra chánh niệm tỉnh

428
Mantra Âm thanh của chánh giác - LAMA ANAGARIKA GOVINDA- THÍCH MINH THÀNH PH.D. dịch

OM là từ biểu trưng cho cái vô cùng, viên mãn, vĩnh hằng.Những người Phật tử Tây Tạng tin tưởng rằng bản thể của vũ trụ biểu đạt qua âm thanh mật chú

11,773
TÁNH KHÔNG TÁNH SÁNG

_Thưa thầy, chúng con biết cái nền tảng là cái sẵn có, chúng con tu học trên đó. Nhưng mà để thấy được nền tảng là một bước hết sức khó khăn,

556
VIÊN NGỌC NHƯ Ý (1)

_Viên ngọc như ý là cái tâm của mình, cái tâm của mình thì nó trong sáng và mọi biểu hiện đều là viên ngọc như ý đó hết, thành ra: thiên

909
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,669
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,568
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc