Những giáo huấn của các dòng Kadampa, Kagyu và Sakya (thế kỷ 11) và Gelug (thế kỷ 14) đều được xem như là thuộc Tân Phái Dịch Thuật (New Translation School) trong khi những giáo huấn của dòng Nyingma (thế kỷ 8-9) thuộc về Cựu Phái Dịch Thuật (Old Translation School).
Quý Tộc Họ Khon và Khon Lui Wangpo Sunga
Từ thế kỷ tứ 8 đến nay, dòng họ Khon nổi danh là dòng dõi quý tộc ở miền Nam xứ Tây Tạng. Trong gia tộc họ Khon, Khon Lui Wangpo Sunga là một trong bảy người Tây Tạng đầu tiên đã đuợc thọ giới tỳ kheo dưới triều đại của vua Trisong Detsen và đã tu tập miên mật dưới sự hướng dẫn của đại đạo sư Liên Hoa Sanh. Cả dòng họ Khon đều là những đại thí chủ và hành giả theo truyền thống Nyingma tại vùng Tsang.
Đến thế kỷ thứ 11, truyền thống Nyingma tại vùng Tsang gặp nhiều biến thoái. Vị trưởng gia tộc họ Khon lúc bấy giờ, Khon Konchog Gyalpo, đã quyết định đi tầm thầy học đạo và đã có duyên hội ngộ với các vị Drogmi, Bari và Mal.
Drogmi và Những Giáo Huấn Của Đại Thành Tựu Giả Virupa
Ngài Drogmi là một một dịch giả và hành giả danh tiếng đã tu học suốt mười tám năm tại Ấn Độ với đại học giả Shantipa tại đại học viện Vikramashila. Một trong những giáo huấn quan trọng nhất mà ngài Drogmi đã thọ nhận và đã truyền lại cho vị trưởng tộc Khon Konchong Gyalpo chính là các giáo huấn của Mật Điển Hô Kim Cương (Hevajra Tantra) và giáo huấn Lamdré - Đạo và Quả.
Trải qua nhiều thế hệ truyền thừa, ngài Shantipa đã thọ nhận những giáo huấn về Hô Kim Cương và Lamdré từ đại thành tựu giả Virupa, là một trong 84 vị đại thành tựu giả du già lừng danh nhất xứ Ấn. Ngài Virupa đã sống gần suốt cuộc đời mình ở tại đại học viện Nalanda, ban ngày giảng dạy về hiển giáo và các giáo huấn của truyền thống Nguyên Thuỷ và Đại Thừa, nhưng ban đêm ngài bỏ giấc ngủ hằng đêm để tu tập theo các pháp tu của Mật Thừa, nhất là trì tụng mật chú của vị Hộ Phật Vajravarahi (Tib. Dorje Phagmo). Đến năm ngài 71 tuổi thì Virupa mới đạt được những chứng đắc viên mãn; ngài lang thang khắp nơi như một hành giả du già và bắt đầu giảng dạy về các giáo huấn của Hô Kim Cương và Lamdré.
Giáo Huấn Lamdré - Đạo và Quả
Lam có nghĩa là con đường và dré có nghĩa là kết quả. Lamdré, theo nghĩa đó có nghĩa là Đạo và Quả. Con đường ở đây bao gồm tất cả những pháp tu mà hành giả cần miên mật hành trì để đưa hành giả đến giác ngộ, và quả ở đây chính là Phật quả, là trạng thái chứng đắc vô ngã, đạt đến giác ngộ tối thượng.
Lamdré dựa trên hệ giảng của Hô Kim Cương Chánh Văn Mật Điển (Hevajra Root Tantra) và được chia ra làm hai phần:
(1) Phần thứ nhất bao gồm ba giáo huấn về tri kiến (Three Visions) và các giáo huấn thông thường thuộc về hiển giáo dành cho tất cả đại chúng, gồm có các khế kinh, các giáo huấn về Vi Diệu Pháp (Abhidharma), về giới luật, cùng với các giáo lý của Đại Thừa.
1) Phần thứ hai bao gồm ba giáo huấn thuộc về mật giáo, gồm có các pháp tu thuộc Nhân Mật Điển (Casual Tantra), Đạo Mật Điển (Path Tantra) và Quả Mật Điển (Result or Fruition Tantra). Quả ở đây chính là trạng thái chứng đắc Đại Thủ Ấn (Mahamudra) tối thượng; khi ấy, kiến của hành giả trở nên kiến thuần tịnh, hành giả nhìn thấy tất cả chúng sinh đều là Phật, và Sinh Tử và Niết Bàn hoàn toàn không khác biệt.
Tổ Khon Konchog Gyalpo và tu viện Sakya đầu tiên
Hết lòng tin tưởng và tu tập theo giáo huấn truyền thừa từ Virupa và Drogmi Lotsawa, vị tộc trưởng Khon Konchog Gyalpo đã cho xây dựng tu viện đầu tiên của dòng Sakya vào năm 1073 tại một vùng đất ở Tsang. Người ta gọi vùng đất ấy là Sakya, có nghĩa là "đất màu xám." Do đó mà dòng truyền thừa Sakya mới mang danh hiệu là dòng truyền thừa ở vùng đất xám hay dòng "Lam Thổ"-- cái tên "Lam Thổ" ấy đã gắn liền với những nổi trôi trong quá trình lịch sử của dòng Sakya qua suốt bao thế kỷ cho đến ngày hôm nay.
Ngoài ra, dòng Sakya còn có thêm ba chi phái nữa là các chi phái Ngor, Tsar và Dzongpa do các vị đạo sư Ngorchen Kunga Zangpo (1382-1457), Tsarchen Losel Gyatso (1502-1556), và Dzongpa Kuna Namgyal (1432-1496) khai lập.
Năm Vị Đại Trưởng Lão Sakyapa
Trong lịch sử dòng truyền thừa Sakya, có tất cả năm vị đại trưởng lão Sakyapa là những vị đạo sư đã đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong công cuộc hoằng dương Phật Pháp, bảo tồn và phát triển những giáo huấn quý báu mà ngài Virupa và Sơ Tổ Drogmi đã truyền giảng. Năm vị đại trưởn lão Sakyapa đó là:
Ï Sachen Kunga Nyingpo (1092-1158)
Trưởng lão Sachen Kunga Nyingpo là con trai của ngài Khon Konchog Gyalpo. Qua rất nhiều nỗ lực của ngài mà hằng trăm pho kinh thuộc về hiển giáo và mật giáo đã được chuyển dịch qua Tạng ngữ, kể cả những tài liệu thuyết giảng khẩu truyền cũng đã được sưu tập và ghi chép lại, dùng làm tài liệu tu tập của dòng Sakya sau này.Một lần nọ, ngài Sachen Kunga Nyingpo cũng đã có linh kiến của đức Văn Thù Sư Lợi và đã trực tiếp thọ giáo với ngài về giáo huấn có tên là "Xa Lià Bốn Tham Ái" (Parting from Four Attachments).
Ï Lobpon Sonam Tsemo (1142-1182)
Trưởng lão Lobpon Sonam Tsemo là đệ tử của ngài Chapa Chökyi Sengé (1109-1169). Ngài Chapa Chokyi Sengé tu tập theo phái Svatantrika là một tiểu phái dựa trên các triết lý về Trung Quán Luận (Madhyamika) của ngài Long Thọ (Nargajuna). Ngài và đã trước tác một luận giải rất nổi tiếng về Hành Bồ Đề Tâm Luận (Bodhiaryavatara).
Ï Jetsun Dakpa Gyaltsen (1174-1216)
Trưởng lão Jetsun Dakpa Gyaltsen là con trai của ngài Sachen Kunga Nyingpo và là em trai của Lobpon Sonam Tsemo. Ngài là người đã trước tác một tài liệu luận giảng rất nổi tiếng về giáo huấn "Xa Lià Bốn Tham Ái" mà cha của ngài, ngài Sachen Kunga Nyingpo, đã được đức Văn Thù truyền dạy trong một linh kiến trong khi tham thiền.
1358
Đại sư Changchub Gyaltsen (Kagyu) nắm quyền
Tài Liệu Tham Khảo
Reginald Ray, Indestructible Truth: The Living Spirituality of Tibetan Buddhism (2000)
Reginald Ray, Secret of the Vajra World: The Tantric Buddhism of Tibet (2001)
Trang nhà:
www.hhthesakyatrizin.org
www.nalandabodhi.org
www.sakya.net/html/sakya-lineage.html
www.simhas.org/sakya.html
www.tibet.com/Buddhism/sakya.html
Theo: VNF
Thiên Thai Tông Trí Khải Ðại Sư TỊNH ĐỘ THẬP NGHI LUẬN Bảy Trăm Câu Kệ Tụng Từ Hoa biên soạnI Vấn Ðại bi làm đạo nghiệp Hằng sa Phật xưa nay
Không Sát Sanh, Tôn Trọng Sự Sống.Thích Minh Châu--- o0o ---Tham sống sợ chết, đó là sự thật của người đời. Thế nhưng tại sao lại giết hại, cắt đứt sự sống
Tâm như hư không vô sở hữu (theo cách nói của Long Thọ Bồ Tát) hay Phật tánh, hay Giác tánh, hay Thượng Đế (vô ngã), hay là Trời (nói theo Nho
Phú Lâu Na, ông lấy cái sắc, cái không lấn đoạt lẫn nhau trong Như Lai tạng thì Như Lai tạng theo ông mà làm sắc làm không, toàn khắp pháp giới.
Nếu Phật giáo thường bị đồng hóa với vô thần thì lý do là vì rất khó cho chúng ta hình dung ra một tôn giáo không thờ Trời, không dựa vào
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt