Bài Viết (701)


Dòng Truyền Thừa Nyingma

20,381

 

Dòng Truyền Thừa Nyingma

 

Nyingma có nghiã là Cổ Xưa nên có tên là dòng Cổ Mật nhưng trước đây còn được gọi là dòng Mũ Đỏ. Ngài Mindroling Trichen Rinpoche đời thứ 11, người  nắm giữ dòng truyền thừa  Nyingma, vừa thị tịch vào tháng Hai năm 2008...


Những giáo huấn của dòng Nyingma - Cổ Mật thuộc về Cựu Phái Dịch Thuật (Old Translation School) trong khi các dòng Kagyu (thế kỷ 11), Sakya (thế kỷ 11) và Gelug (thế kỷ 14)  đều được xem như là thuộc Tân Phái Dịch Thuật (New Translation School). 



Pháp Vương Trisong Detsen và Đức Liên Hoa Sanh
Phật Giáo đặt chân đến đất nước Tây Tạng vào cuối thế kỷ thứ 7 đầu thế kỷ thứ 8 dưới triều đại của vua Songtsen Gampo (617-698).  Nhưng qua đến triều đại của vua Trisong Detsen (790-858) thì Phật Giáo và dòng Cổ Mật mới thật sự bén rễ sâu đậm.  Vua Trison Detsen đã thỉnh mời học giả Kamalashila, Shantarakshita và học giả kiêm đại dịch giả Vimalamitra đến từ Ấn Độ, cùng với đạo sư Mật tông lừng danh Padmasambhava  (Liên Hoa Sanh) đến từ xứ Uddiyana. Ngoài ra, nhà vua còn thỉnh mời thêm các vị học giả tinh thông Tam Tạng Kinh Điển và mười hai vị Tỳ kheo theo truyền thống Thanh-Văn thừa (Sravakayana) đến Tây Tạng để giảng dạy Phật Pháp.



Tu viện Samye và những vị sư Tây Tạng đầu tiên
Ngôi chùa đầu tiên trên đất nước Tây Tạng -- tu viện  Samye, đã được vua  Trisong Detsen, đại sư Shantarakshita và đức Liên Hoa Sanh cho xây dựng vào thế kỷ thứ 8, và cũng vào thời điểm đó, những vị tu sĩ Tây Tạng đầu tiên đã được thọ giới tỳ kheo tại tu viện này.  Tại  tu viện Samye cũng thường xuyên tổ chức các cuộc tranh tài biện chứng (debate).

 

Ngoài ra, trong thời gian đó,  vua Trisong Detsen cũng cho gửi một số nhân tài qua Ấn Độ để tu học và dịch giả Vairotsana là một trong số bảy vị tỳ kheo đầu tiên được gửi đi. Dịch giả Vairotsana tu học về pháp thiền Dzogchen (Đại Viên Mãn) với ngài Shri Singha, một đại đệ tử của ngài Manjushrimitra. Cùng với đức Liên Hoa Sanh và Vimalamitra, dịch giả Vairotsana đã có công lớn trong việc truyền bá giáo lý Đại Viên Mãn tại Tây Tạng.

 

Sau đó, vào thế kỷ thứ 9, vua Lang Darma, một bạo chúa,  đã hủy báng Tam Bảo và phá hoại chùa chiền, lùng giết chư tăng.  Tuy thế, dòng truyền thừa Cổ Mật vẫn tiếp tục trường tồn trong giai đọan nhiễu nhương này bởi vì dòng Cổ Mật nương vào sức mạnh của truyền thống tu tập của các hành giả du già, không hoàn toàn bị lệ thuộc vào các hệ thống tu viện và các thí chủ giàu có của hoàng triều.

 

Cửu Thưà (Nine Yanas)
Hệ thống  tu tập  của dòng Cổ Mật gồm có Cửu Thừa (Nine Yanas) và cũng như các truyền thống tu tập khác của Phật Giáo Tây Tạng, các pháp tu của Cửu Thừa bao gồm (1) Nhân Thừa (Casual Vehicle) là các giáo huấn thuộc về giới luật, quy y và phát tâm Bồ Đề của truyền thống Nguyên ThủyĐại Thừa



Sau đó tiến tới (2) Quả Thừa (Result Vehicle), được chia ra làm hai, gồm có ba Ngoại Mật Điển, và  ba Nội Mật Điển (Three Inner Tantras). Ngoại Mật Điển gồm có Kriyayoga, Upayoga và Yoga.  Nội Mật Điển gồm có Mahayoga (Đại Du Già), Anuyoga và Atiyoga (Dzongchen/Đại Viên Mãn).

 

Phương Thức Truyền Giảng
Những pháp tu trên đây đã được truyền giảng dựa vào ba dòng truyền dạy khác nhau: (1) dòng truyền tâm (direct mind transmission) đến từ dòng tâm thức bất biến của chư Phật, (2) dòng truyền qua biểu tượng (transmission by symbol) giữa các vị Kim Cương Trì (Vidhyadharas) và (3) dòng khẩu truyền (oral transmission) được truyền từ thầy xuống đến trò -- từ Garab Dorje, đến Manjushrimita, đến đức Liên Hoa Sanh/Guru Rinpoche, Vimalamitra...

 

Đức Liên Hoa Sanh và Tàng Bảo Kinh (Terma)
Ngoài ra, trong dòng Cổ Mật còn có thêm cả trăm ngàn các Tàng Bảo Kinh trong truyền thống Terma, là truyền thống của những tài liệu Mật điển  quý giá, phần lớn thuộc về Nội Mật Điển mà đức Liên Hoa Sanh đã sai Thánh nữ Yeshe Tsogyal cất dấu tại các hốc đá, biển hồ, hang động (điạ tàng kinh), hoặc do chính đức Liên Hoa Sanh thọ ký cho các đại đệ tử, ấn ký vào trong giòng tâm thức (tâm tàng kinh) của họ.  Đây là những giáo lý Mật thừa vô cùng quan trọng mà đức Liên Hoa Sanh đã truyền giảng cho Hai Mươi Lăm Đại Đệ Tử. 



Đức Liên Hoa Sanh muốn cất dấu những Tàng Bảo Kinh này để đến khi đúng thời điểm, khi tâm trí con người đủ trưởng thành và sẵn sàng để đón nhận các giáo lý này  thì các tàng kinh ấy sẽ được khai quật.  Rất nhiều các hoá thân của Hai Mươi Lăm Đại Đệ Tử và các đạo sư chứng đắc đã khai quật được những tàng kinh này cho đến ngày hôm nay.  Những vị được giao phó cho nhiệm vụ cao quý này thường được gọi là Terton, có nghĩa là những vị khai quật tàng kinh.



Đây không phải chỉ đơn thuần là những tài liệu đến từ một cõi giới huyền nhiệm nào khác mà chính là đến từ chân tâm đã liễu ngộ của đức Liên Hoa Sanh để lại cho chúng ta.



Longchenpa và Giáo Lý Dzogchen -  Đại Viên Mãn
Trong số các giáo lý nói chung, có truyền thống Vima Nyingtik (Tâm Yếu Của Vima) do ngài Vimalamitra truyền bá tại Tây Tạng, và truyền thống Khandro Nyingtik (Tâm Yếu Của Thiên Nữ) do chính đức Liên Hoa Sanh trao truyền.  Sau này, đại đạo sư Longchen Rabjam (1308-1363) đã kết hợp các giáo lý Tâm Yếu và truyền bá các giáo lý này theo hệ giảng của Longchen Nyingtik (Tâm Yếu Của Đại Quảng Trí).



Ngài Longchen Rabjam hay Longchenpa được kính trọng như là một trong những vị Thầy vĩ đại nhất của truyền thống Cổ Mật Nyingma.  Ngài đã trước tác hơn 250 pho luận giải về rất nhiều các đề tài khác nhau.  Ngài nổi tiếng nhất về các trước tác liên hệ đến pháp thiền Dzogchen hay thiền Đại Viên Mãn. Khi còn tại thế, ngài Lonchenpa có không biết bao nhiêu là đệ tử và thí chủ sẵn sàng cung phụng cho ngài, nhưng ngài đã chọn một cuộc đời bình dị nghèo nàn của một hành giả, tu luyện nơi núi non, hang động.  Ngài tránh việc xây cất chùa chiền, sống rất ẩn dật và thường khuyên đệ tử nên noi theo gương ngài.



Jigme Lingpa
Khoảng bốn trăm năm sau, sau một thời gian dài giáo lý bị thất truyền, vào thế kỷ thứ 18, ngài Jigme Lingpa (1739-1798), còn được biết đến dưới tên Khyentse Ozer,  đã có được những linh kiến của ngài Longchenpa và đã được thọ nhận giáo pháp trực tiếp từ trí tuệ bát nhã của Longchenpa trong thời gian Jigme Lingpa ẩn tu và thiền định trong ba năm tại Chimphu. Năm đó, ngài Jigme Lingpa chỉ mới vừa 28 tuổi. Những giáo lý này đến từ hệ giảng của Longchen Nyingtik, đã được khai mở và thọ ký trong giòng tâm thức của Jigme Lingpa.



Khi được 34 tuổi, ngài Jigme Lingpa rời Chimphu để đi đến Tsering Jong ở miền nam Tây Tạng và dựng lên một thảo am với một học viện chuyên dạy về thiền. Năm 1765, ngài Jigme Lingpa bắt đầu giảng dạy về giáo lý Longchen Nyingtik (Tâm Yếu Của Đại Quảng Trí hay Tâm Yếu Của Đại Toàn Tri).

 

Ju Mipham

Ngondro -  Các Pháp Chuẩn Bị Thông Thường và Phi Thường


Cho đến ngày hôm nay, giáo lý Lonchen Nyingtik là giáo lý được truyền giảng và thực hành sâu rộng nhất trong dòng Cổ Mật Nyingma. Đầu tiên hành giả được hướng dẫn để thực hành các pháp tu chuẩn bị (Ngondro) gồm có hai phần: (1)  các pháp chuẩn bị thông thường như quy y, quán chiếu về thân người hiếm quý, vô thường, nhân quả và khổ não luân hồi, lễ lạy cùng với  (2) các pháp chuẩn bị phi thường như thiền quán Kim Cang Tát Đỏa (Vajrasattva), cúng dường mạn đà la và hành trì bổn sư du già (Guru Yoga).  Khi đã hoàn tất các quán chiếu cũng như 100 ngàn  lễ lạy và 100 ngàn lần các pháp thiền quán thì hành giả sẽ được sư phụ trực tiếp chỉ dạy về bản tánh của tâm -- trực chỉ chân tâm. Đây là giai đoạn hành giả được trực tiếp hướng dẫn để tu tập theo pháp thiền Dzogchen hay Đại Viên Mãn, bao  gồm cả các pháp du già dựa trên khí mạch vi tế.

 

 

Theo : Viet Nalanda

Save

20,381

TÁNH KHÔNG CỦA TÂM - DUDJOM DORJEE

Dudjom Dorjee sinh trưởng trong một gia đình du mục ở phía Đông Tây Tạng, trưởng thành ở Ấn Độ và nhận bằng cấp giáo thụ kiệt xuất từ Đại học Sanskrit

812
PHẬT ÂN RỘNG LỚN - ẤN QUANG ĐẠI SƯ (Tổ thứ 13 Tịnh Độ Tông Trung Hoa)

Phật ân rộng lớn, trọn khắp chẳng cùng tận vậy thay! Vì sao nói thế? Do hết thảy chúng sanh đều có Phật tánh, đều có thể thành Phật. Chỉ vì mê

908
BỒ TÁT THƯỜNG CHẲNG RỜI NIỆM ĐẠI BI - KINH ĐẠI BÁT NHÃ - PHẨM VÔ SANH

Bát nhã ba la mật hay nạp thọ tất cả pháp lành, hoặc pháp Thanh Văn, pháp Bích Chi Phật, hoặc pháp Bồ Tát và Phật pháp.Nầy Xá Lợi Phất! Quá khứ

532
THIỀN QUÁN ĐẠI ẤN - KHENCHEN THRANGU RINPOCHE

Những lý do thực hành thiền quán[175]     Khi thực hành thiền chỉ tâm ta trở nên thư giản, an bình, và mê lầm giảm đi. Tuy nhiên cần đi xa hơn và

806
KINH PHÁP CÚ - PHẨM HIỀN TRÍ (PANDITAVAGGA)

76. Nếu thấy bậc hiền trí,Chỉ lỗi và khiển trách,Như chỉ chỗ chôn vàng,Hãy thân cận người trí!Thân cận người như vậy,Chỉ tốt hơn, không xấu.77. Những người hay khuyên dạy,Ngăn người

457
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,669
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,569
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc