Một số học phái của tâm lý học Tây phương tin rằng kiểm soát những giấc mộng là có hại, rằng những giấc mộng là một công việc điều chỉnh của vô thức hay một hình thức lưu thông giữa những phần của bản thân chúng ta cần để yên không nên đụng đến. Quan điểm này gợi ý rằng vô thức hiện hữu và nó là một kho chứa bí mật của kinh nghiệm và ý nghĩa. Vô thức được xem là tạo ra giấc mộng và gắn vào giấc mộng ý nghĩa hoặc công khai rõ ràng hoặc tiềm ẩn cần sự giải thích. Trong bối cảnh này, bản ngã thường được cho là được kết tạo bởi những mặt vô thức và ý thức của cá thể, và giấc mộng là một trung gian cần thiết để lưu thông liên lạc giữa hai cái. Bấy giờ bản ngã ý thức cá thể ích lợi bằng cách làm việc với giấc mộng, khai thác nó để có nghĩa lý và quan kiến mà vô thức đã đặt vào đó. Hay có thể ích lợi từ sự gây cảm hứng của giấc mộng hay từ sự quân bình của những tiến trình tâm lý qua hoạt động tạo thành giấc mộng.
Hiểu tánh không sẽ thay đổi một cách căn bản cái hiểu của chúng ta về tiến trình mộng. Ba thực thể này – Vô thức, ý nghĩa và bản ngã ý thức – đều là những thực thể chỉ hiện hữu qua việc gán đặt cho thực tại những cái mà tự nó không có. Hiểu điều này thật là quan trọng. Mối lo sự xâm phạm của tâm thức ý thức lên vô thức là gây hại cho tiến trình tự nhiên chỉ có ý nghĩa nếu bạn thừa nhận những yếu tố của sự việc là những yếu tố bí mật của cá thể. Chúng cộng tác với nhau. Nhưng quan điểm này chỉ hiểu một chiều những động lực bên trong của cá thể, thường làm hại cho một nhận định bao quát hơn.
Như đã nói ở trước, có hai cấp độ làm việc với những giấc mộng. Một cái bao gồm tìm thấy ý nghĩa của giấc mộng. Cái này tốt, và đó là cấp độ của hầu hết tâm lý học Tây phương, chúng đồng ý về giá trị của giấc mộng. Trong cả Đông phương và Tây phương, những giấc mộng được hiểu là một người sáng tạo, những giải pháp cho những vấn đề, chẩn đoán bệnh tật, và vân vân. Nhưng ý nghĩa trong những giấc mộng không nội tại trong giấc mộng ; nó được phóng chiếu lên giấc mộng bởi sự khảo sát cá nhân về giấc mộng và rồi được “đọc” từ giấc mộng. Tiến trình thì rất giống với diễn tả những hình ảnh hình như xuất hiện trong những cuộc thử bằng lọ mực mà các nhà tâm lý học hay dùng. Ý nghĩa thì không hiện hữu một cách độc lập. Ý nghĩa không hiện hữu cho đến khi người nào bắt đầu trông chờ nó. Lỗi lầm của chúng ta là thay vì thấy sự thực của tình huống, chúng ta bắt đầu nghĩ rằng thực có một cái vô thức, một vật, và rằng giấc mộng là thật, như một cuộn giấy với thông điệp bí mật được kết vào thành mật mã mà nếu giải ra ai cũng có thể đọc.
Chúng ta cần một sự hiểu sâu hơn về giấc mộng là gì, về kinh nghiệm là gì, để thực sự sử dụng việc nằm mộng như một tiếp cận đến giác ngộ. Khi chúng ta thực hành sâu xa, nhiều giấc mộng kỳ diệu sẽ sanh khởi, phong phú với những dấu hiệu của tiến bộ. Nhưng rốt ráo, ý nghĩa trong giấc mộng không quan trọng. Tốt nhất là chớ nhìn giấc mộng như một liên lạc từ thực thể nào khác đến với bạn, thậm chí không phải từ một phần nào khác của bạn mà bạn chưa biết đến. Không có ý nghĩa quy ước nào bên ngoài cái nhị nguyên của sanh tử. Quan điểm này không đưa tới hỗn độn : không có hỗn độn hay sự vô nghĩa nào hết, đúng hơn, chúng là những ý niệm. Thế có vẻ lạ lùng, nhưng quan niệm này về ý nghĩa giấc mộng phải được từ bỏ trước khi tâm thức có thể tìm thấy giải thoát trọn vẹn. Và làm điều này chính là mục đích của thực hành giấc mộng.
Chúng ta không phải không biết dùng ý nghĩa trong giấc mộng. Nhưng điều tốt là nhận biết rằng ý nghĩa cũng là mộng. Tại sao trông chờ những thông điệp lớn lao từ một giấc mộng ? Thay vì thế hãy thâm nhập vào cái là ý nghĩa ở trên, cái nền tảng thanh tịnh của kinh nghiệm. Đây là sự thực hành giấc mộng cao hơn – không phải theo tâm lý học, mà tâm linh hơn – liên quan với sự nhận biết và chứng ngộ cái nền tảng của kinh nghiệm, cái không bị điều kiện hóa, cái vô danh. Khi bạn tiến bộ đến điểm này, bạn vô nhiễm với việc có thông điệp trong giấc mộng hay không. Bấy giờ bạn là trọn đủ, kinh nghiệm của bạn là trọn đủ, bạn thoát khỏi mọi sự điều kiện hóa, mọi sự bị quy định khởi từ những trùng trùng nhị nguyên tương tác với những phóng chiếu của tâm thức riêng bạn.
Hầu hết thực hành giấc mộng được làm khi hành giả thức tỉnh để ảnh hưởng đến giấc mộng. Nó không phải chỉ là kiểm soát trực tiếp giấc mộng. Phương diện kiểm soát trực tiếp giấc mộng và là phương diện nhiều người quan tâm, xảy ra trong giấc mộng minh bạch. Tự biến mình thành nhiều trong giấc mộng là một thí dụ, cũng như chuyển hóa hay tạo ra những thực thể trong mộng. Giáo lý nói rằng làm việc ấy là một điều rất tốt vì khả năng làm những việc ấy có nghĩa là tính linh hoạt của tâm thức được phát triển. Hơn nữa, cùng một loại tính linh hoạt và sự kiểm soát phải được đưa vào đời sống khi thức ; không phải để bay như chim, mà để hiểu tính chất được tạo ra của kinh nghiệm và sự tự do nội tại trong cái hiểu ấy. Hơn là bị kiểm soát bởi những cảm giác, bạn có thể biến đổi chính bạn và thay đổi câu chuyện mà bạn kể về chính bạn, và làm điều thực sự quan trọng hơn là cứ bị trói chặt trong một cơn ác mộng hay một giấc mộng biến chuyển không ngừng hay ngay cả một mộng mơ thú vị.
Nó không khác với đời sống thức. Những dấu vết nghiệp gây ra những giấc mộng, và những phản ứng của chúng ta với kinh nghiệm tạo thêm những dấu vết nghiệp mới. Trong một giấc mộng những động lực này vẫn hiện hành. Chúng ta muốn kiểm soát những giấc mộng của chúng ta hơn là bị chúng kiểm soát, cũng như tốt hơn là suốt ngày không bị những tư tưởng và những phiền não kiểm soát mà là đáp ứng với những hoàn cảnh một cách trọn vẹn từ tỉnh giác của chúng ta.
Chúng ta muốn ảnh hưởng đến những giấc mộng của chúng ta. Chúng ta muốn chúng rõ ràng hơn và hội nhập vào hơn sự thực hành của chúng ta, cũng như chúng ta cần muốn có những phẩm tính này cho mỗi khoảnh khắc của cuộc đời chúng ta. Không có mối lo là phải phá hủy điều gì quan trọng. Tất cả cái chúng ta phá hủy là vô minh của chúng ta.