_Bạch thầy, hàng Phật tử chúng con do nghiệp lực cho nên còn nhiều mê đắm, bản thân con và trong đại chúng đã học qua mười hai khóa cũng có người biết được trực nhận được cái bản tâm tự nhiên chẳng qua là do nghiệp lực của mình làm cho nó không có được thanh tịnh. Chúng con có lúc trong quá trình tu học khi đọc những bài kinh, lạy Phật hay sám nguyện, có những lúc tâm thanh tịnh và có những cảm xúc mà mình thấy con không biết là có đạt đến cái bản tâm thanh tịnh đó hay không. Nhưng mà mình thấy rất là an lạc và mình gần như thấy không có sợ sanh tử nữa và mình không có bám víu vào bất kỳ một cái gì nữa hết. Con nghĩ các vị tu sĩ, các vị Bồ tát, các vị đã có nhưng cái chứng đắc, các vị sống và hành hoạt trong cái bản tâm đó, hàng Phât tử chúng con thì thấy khó quá, nhưng mà khi mình hướng tới cái đó và mình thực hành thì mình thấy được tâm mình an lạc…
_Đơn giản là như thầy hay nói đó, mình thấy trời nóng bức quá mình đi tắm biển Vũng Tàu, thì mình tới ngang núi Thị Vãi là mình đã thấy mùi nước biển khi xe mình chạy tới đó rồi, nó mát nó khỏe lắm, mình cứ tiến tới đó là những kinh nghiệm lúc đó mình không sợ sanh tử, đó là những kinh nghiệm nho nhỏ nhưng đường là phải đi ra tới biển mới tắm được. Chớ còn lúc đó mà cởi áo ra mà nhảy thì nhảy xuống đường thôi chớ có xuống biển đâu. Thành ra đó là những cái mùi vị sơ khởi báo cho mình biết là tới gần biển rồi, mình phải nổ lực lên, lúc đó đâu tắm biển được, như lúc đó mình nghe hơi gió có mùi nước biển, nó làm cho mình khỏe lắm, mình phải đi tới nữa.
Hơn nữa như anh Hiến nói, nhưng mà vì nghiệp lực, nghiệp lực ai làm? Vì mình thôi chớ đừng có đổ lỗi vô cho nghiệp lực nào hết. Cái chuyện này nó không kể ông nào cạo đầu hay không cạo đầu hết, cái tánh Không nó công bình, nhân quả nó công bình nó không có cái chuyện cạo đầu không cạo đầu gì hết. Ông Hòa thượng đến hồi chết mà không lo tu thì thần chết nó cũng đánh, chớ đừng nói là. Cái vấn đề là anh chứng cái đó sâu cạn bao nhiêu, mình đừng có nói là hàng Phật tử chúng con… đương nhiên rồi, cái chuyện này như bây giờ nói giàu ngàn tỷ thì đó là đại gia, chớ không nói ông đó đàn ông hay đàn bà, thầy tu hay không thầy tu.
Nếu như mình đã thấy vậy rồi mình phải nổ lực hơn nữa, đã tới núi Thị Vãi thấy gió nước biển mát mẽ mình phải đi nữa chớ không phải không, còn không thôi, mình nằm ở chỗ núi Thị Vãi cùng lắm mình chỉ ngửi được mùi nước biển, vậy thôi.
Thành ra mình tu hành có những lúc mình thấy mình an lạc dữ lắm, chưa bao giờ mình kinh nghiệm cái đó, nhưng mà mình phải biết là mình phải tới nữa, tới nữa, khi mà mình chìm ngập trong đại dương an lạc đó thì mình mới biết nó cỡ nào, bây giờ mình mới thấy một vài đốm sáng sơ sơ, mình ở trong đêm tối mù mịt, lâu lâu nó quét đèn xe qua mình thấy sáng mình mừng lắm. Nhưng mà mình phải tới cái nguồn sáng đó, để nó sáng mãi thôi chớ bây giờ nó do một cái quét qua nào đó thôi.
_Thưa thầy thầy dạy về nền tảng cho con hỏi làm sao mình nhận thấy nó mà mình sống được trong đó, như thầy nói hồi nãy là phải tới nguồn sáng đó cho nó sáng mãi?
_Thì làm sao mình tu nhiều mặt thì mình gặp gỡ nó, mình gặp gỡ nó mình thấy nó là quý nhất thì mình cất, thí dụ như thầy ra ngoài thầy thấy cái cục gì đó thầy biết nó là cục kim cương thì thầy tự nhiên thầy dấu kín mọi người thầy đem vô tủ cất chớ thầy đâu có đem ra khoe làm chi. Còn khoe ba cái ve chai đồ đó, những thứ giả ở An Phú Đông này thầy khoe tùm lum hết, chớ thầy lượm cục kim cương thầy cất trong tủ chớ thầy đâu có nói ra, nói ra nó chờ mình ngủ nó rút của mình rồi sao?
Mình thấy nó, tự nhiên mình biết liền hà, cũng giống như anh Hiến nói đó, mình có những cái cảm nhận mình biết là biển nó ở gần đâu đây. Những cái an lạc mình thấy là kinh khủng đối với mình lắm, những giờ phút đó, không thấy sanh tử ở đâu hết á, chỉ có giải thoát thôi và những cái đó; nhưng mà những cái đó nó vẫn chưa thường, cho tới mình phải làm cái chuyện đó nó trở thành thường, nó là cái tự nhiên, đây gọi là bản tâm tự nhiên đó. Nó là thường nói theo mấy vị thiền sư là bình thường tâm của mình, nó cũng bình thường tâm thôi, bởi vì cái nền tảng nó luôn luôn có, phải hông? Đã gọi là cái nền tảng thì đó là cái bình thường của mình, còn cái sanh ra đủ thứ, cái tạo nghiệp gì đó, nó cũng sanh ra trong cái tâm bình thường đó, Tâm tự nhiên đó.
Hà hỏi bây giờ mình thấy cái đó rồi sau thiền định mình vẫn thấy nó phải hông? Nấu ăn nấu uống, trưa thì ăn Phở chiều thì ăn cháo, mình làm hết mọi chuyện nhưng mà vẫn sống được trong cái đó.
Thứ nhất là mình thấy cái đó rõ ràng,
Thứ hai nữa là, thật sự mình thấy cái đó rõ ràng thì mình sẽ thấy một điều rất là kỳ lạ, tất cả những cái này đều là sự biến hiện ra của cái đó thôi.
Nếu mình thấy cái đó rõ ràng, hậu thiền định, sau thiền định mình thấy tất cả những cái này chỉ là biến hiện ra của cái đó thôi.
Thành ra trong Dzogchen, Đại Toàn Thiện của Tây Tạng nói là y như cục pha lê tròn vo vậy đó, khi mà anh thấy cục đó rồi thì anh thấy tất cả những thế giới này chẳng qua là những màu sắc khi mà nó khúc xạ qua cục pha lê đó, nó ra đủ màu bảy sắc cầu vồng, thành ra khi mà mình thấy ra được cái đó rồi, lần lần mình sẽ thấy tất cả cái này chỉ là biến hiện của cái đó thôi. Ông nào tạo nghiệp thì ông đó ráng lãnh, đối với viên pha-lê nó vốn trong suốt nhưng mà nó biến hiện ra tất cả những cái này. Sắc thanh hương vị xúc pháp, đất nước lửa gió nó biến hiện ra hết cái đó, và mỗi cái đó nó có cái nghiệp riêng của nó nhưng mà viên pha-lê không có nghiệp, phải hông?
Thành ra cái vấn đề là anh mà thấy được cái đó là anh sẽ thấy những cái này là sự biến hiện ra của cái đó thôi. Cũng giống như khi mà mình đã thấy được tấm gương, mình hoàn toàn ở trong tấm gương rồi thì những cảnh giới này dầu cảnh giới trời đất gì nữa nó cũng là sự biến hiện ở trong tấm gương đó thôi; thì đó là cái mà mình vẫn tụng thường xuyên là: sắc tức là Không, Không tức là sắc đó, tất cả những cái sắc này đều là biến hiện của tánh Không thôi, mà nó vốn là tánh Không, dòm nó sờ sờ chớ nó vốn là Không.
Gương thì bất động không có gì hết, nhưng mà tất cả những hình bóng trong gương đều là gương hết.
Tánh Hải Kính ghi
Như vậy hôm qua mình nói về vô tự tánh đó, mình đã hiểu nó chưa? Phật giáo là vậy, mình nghe rồi, đó là văn, đọc là văn, rồi tư duy,
Nền Tảng Căn Bản của một Đời Sống Đạo Đức: Quan Tâm Bản Thân đối đầu với Quan Tâm Người Khác Tinh túy của đạo Phật là: nếu có khả năng, ta
MỘT CUỘC ĐỜI TỐT ĐẸPTrong khóa nhập thất Hayagriva Tối Mật tại Viện Vajrapani, Tháng Chín, Tháng Mười năm 1997, Lama Zopa Rinpoche đã ban cho các đệ tử lời khuyên dạy
1. MÃNH LỰC CỦA NGÔN THUYẾT & MA LỰC CỦA NGÔN TỪNgôn từ là những dấu ấn của tâm, những kết quả – hay đúng hơn, những trạm dừng – của một
Nên nhớ vậy đó, mình đừng có nói ở đời này chỉ có tôi là tu thôi, đâu phải. Muôn loài đều tu, muôn loài đều đi tìm hạnh phúc hết, con
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt