Bài Viết (701)


CHỈ QUẢN ĐẢ TỌA – Thiền sư Taizan Maezumi (1931 - 1995)

1,598

"Vì sao phải tọa thiền?"
Đệ tử của thiền sư Đạo Nguyên thường hỏi câu này. Ở thiên "Biện đạo thoại" trong Chánh pháp nhãn tạng, thiền sư Đạo Nguyên đưa ra mười tám câu hỏi và tự trả lời. Trước hết, chúng ta thử xem qua ba câu hỏi đầu tiên.

Câu hỏi thứ nhất:
"Nay nghe công đức lớn lao của việc ngồi thiền này, (tuy nhiên) người ngu thì nghi ngờ cho rằng "Phật pháp có nhiều cửa ngõ, cớ sao chỉ khuyên là phải ngồi thiền?". Đáp rằng: "Vì nó là cửa chính để đi vào Phật pháp".

Rất nhiều người trong quí vị cũng nên hỏi câu này.

Có rất nhiều con đường để lãnh hội Phật pháp. Chúng ta học pháp, chính chúng ta cũng là pháp. Cho dù không ngồi thiền thì chúng ta vẫn có thể tu hành, có thể hiểu, thậm chí còn hiểu thấu đáo hơn. Thế thì tại sao vẫn phải nhấn mạnh Tọa thiền? - Vì đó là cửa chính để đi vào Phật pháp.

Vì thế, câu hỏi thứ hai rất hợp lẽ đó là: "Tại sao chỉ có một cửa chính?"

Thiền sư Đạo Nguyên trả lời: "Đại sư Thế Tôn quả thật đã chính truyền diệu thuật đắc đạo. Lại nữa, ba đời chư Phật đều do Tọa thiền mà đắc đạo, cho nên tương truyền rằng nó là cửa chính. Không chỉ như thế, chư Phật Tây Thiên – Đông Độ đều do Tọa thiền mà đắc đạo. Vì vậy, nay lấy cửa chính này để chỉ dạy cho nhân thiên (trời và người).

Đạo ở đây là chỉ cái gì? Chữ "Đạo" này có thể dịch là "Ngộ" hay "Khai ngộ", có nghĩa là "đắc đạo", "chứng đạo" hay "Khai ngộ".

Thiền sư Đạo Nguyên hoàn toàn không nói chỉ cần Tọa thiền là đủ, không cần thể chứng điều gì khác, không cần "đắc" cái gì khác. Ngài nói: "Chư Phật và các bậc Cổ đức đều nhờ Tọa thiền mà đắc đạo". Đạo do Tọa thiền mà xuất hiện. Chữ "đắc" trong đắc đạo chính là chức năng tự nhiên của Tọa thiền.Vì vậy, "Đạo" không phải ở chỗ đắc hay không đắc, tìm hay không tìm, mà là tự nhiên phát sinh! Chỉ cần quí vị đừng có điên loạn trong khi Đạo phát sinh là tốt rồi.

Thiền sư Đạo Nguyên nói: "Đại ngộ giống như ăn cơm uống trà". Nói cách khác, Khai ngộ giống như việc bình thường ăn cơm, uống trà hằng ngày. Do đó, Đạo không cần phải điên cuồng tìm kiếm, chỉ cần tinh tấn Tọa thiền, sáng tỏ Phật tính, thấy Nhất thể (the One Body) là được. Phật pháp này là Chánh pháp nhãn tạng, tức là sinh mệnh của mỗi chúng ta.

Câu hỏi thứ ba rất dài:

"(Tọa thiền) đến nỗi được cho là diệu thuật chính truyền, lại theo đó tìm kiếm dấu tích Tổ sư, thì tâm trí người bình thường quả thật không thể theo kịp. Song, người đọc Kinh, niệm Phật cũng nên tự tạo cho mình cơ hội để chứng ngộ, chỉ ngồi không mà chẳng làm gì thì nhờ đâu mà đắc ngộ?".

Một số người trong các bạn cũng nên hỏi câu này.

Câu trả lời của thiền sư Đạo Nguyên cũng rất dài, chúng ta chỉ dẫn chứng một đoạn thôi. Tôi thích đoạn này:

"Nay nếu ông cho rằng Tam – muội của chư Phật, đại pháp vô thượng là ngồi không không rồi không làm gì cả, thì chính là người hủy báng Đại thừa. Mê muội giống như đang ở trong giếng sâu, biển lớn mà nói là không có nước. Đã ngồi quay mặt vào vách tức là đã an trụ trong Tự thọ dụng Tam – muội của chư Phật rồi, thế chẳng phải là công đức rộng lớn sao? Thật đáng thương cho những kẻ mắt thì nhắm và tâm vẫn còn mê đắm!

Nói chung, cảnh giới chư Phật thì không thể nghĩ bàn, tâm thức bình thường còn không theo kịp, huống chi tri thức kém cỏi của những kẻ không có niềm tin mà biết được ư? Chỉ có những người đại cơ, chánh tín mới thấu hiểu được. Người không có lòng tin thì dù có khuyên dạy gì đi nữa thì họ cũng khó mà thọ trì được. Ở núi Linh Thứu có người rút lui cũng tốt mà.

Đọc Kinh theo tri giải thì chưa đủ. Thiền sư Đạo Nguyên nhấn mạnh chúng ta phải có sự lãnh hội. Tọa thiền hoàn toàn không phải là ngồi đó một cách uể oải. Nếu bạn nói rằng bạn đang tu như thế nghĩa là bạn không khác gì "người hủy báng Đại thừa".

Thiền sư Đạo Nguyên nói: "Hãy an trụ trong Tự thọ dụng Tam – muội của chư Phật". Ngài kêu gọi chúng ta hãy Tọa thiền theo phương pháp chính xác, thể chứng Tự thọ dụng Tam – muội mà chư Phật đều đầy đủ. "Tam - muội" là chỉ cho đời sống chư Phật tùy thuận tự tại, "Tự thọ dụng" có nghĩa là tiếp nhận chính mình, vận dụng chính mình một cách tự do tự tại. "Tiếp nhận chính mình, vận dụng chính mình" là ý gì?

Trong thiên "Biện đạo thoại", thiền sư Đạo Nguyên đã thẳng thắn bàn về vấn đề này. Thể chứng Tự thọ dụng Tam – muội là Trí tuệ vô thượng mà đức Phật đã trực tiếp truyền cho chư Phật và Tổ sư. Quí vị nhất định phải nghiệm chứng Trí tuệ vô thượng này! Tự mình thể nghiệm Tự thọ dụng Tam – muội, Trí tuệ vô thượng này, Trí tuệ tự nhiên! Đó là Trí tuệ từ Phật truyền cho Phật, không chút sai sót. Nếu hiện tại bạn chưa tự đầy đủ thì hãy làm cho chính mình tự đầy đủ đi!

Nỗ lực Tọa thiền để bù đắp khoảng cách giữa sinh mệnh bạn và sinh mệnh Phật; với tâm không phân biệt, bạn ắt sẽ có được Tự thọ dụng Tam – muội.

Tự thọ dụng Tam – muội có khi lại gọi là Tự hỷ Tam – muội, nhưng Tam – muội này là vui hay buồn thực ra đều không quan trọng. Tam – muội này chính là đại ngộ, là sự độc lập tự chủ hoàn toàn. Làm sao có được Tam – muội này? Cho dù chúng ta tự biết hay không, dù chúng ta có nỗ lực tìm cầu hay không, thì thực sự chúng ta đều chưa từng rời xa Tam – muội này. Vậy nên, tại sao chúng ta không mặc sức tận hưởng nó?

Có một công án rất nổi tiếng nói rằng đức Đại Thông Trí Thắng Phật (Mahabhijna – jnanabhibhu) đã Tọa thiền đều mười kiếp (kalpas) mà Phật pháp vẫn không xuất hiện.

Vì sao Phật pháp không xuất hiện? Vì không có cái gì để có thể "đắc", vì Phật pháp từ lâu đã ở trong đó!

Đừng che đậy nữa!Hãy mở ra đi!

Muốn mở ra thì phương pháp hay nhất chính là Tọa thiền. Thiền sư Đạo Nguyên nói: "Chánh tín, đại khí, đại cơ". Người có đại cơ (có tố chất, căn cơ) thì tin tưởng ngay cái này, cũng có thể có được cái này. Người không có khả năng thì nói: "Tôi không làm được. Đời sống của tôi không thể giống đức Phật như thế được". Các bạn có thể nói như vậy không?

Chỉ có người đại cơ, chánh tín mới có thể hiểu được chúng ta từ lâu đã có cái này! Hãy để cho cái này tự động mở chính mình ra! Bạn không cần phải mang cái gì đến từ bất cứ chỗ nào, bất cứ người nào – đây chính là Chỉ quản đả tọa. Bạn và "Tọa thiền" hợp thành một – đó chính là Phật!

Về việc Tọa thiền cũng như việc tu hành ngay lúc này, tôi khuyến khích quý vị nên hiểu những điều cơ bản. Cái mà quý vị sẽ mở ra đó là sinh mệnh Tự thọ dụng Tam – muội của mỗi người, là hoạt động tràn trề sức sống của chư Phật. Chỉ cần mở cái này ra thôi, chúng ta đã có thể thấy Phật Thích Ca Mâu Ni thực ra vẫn còn hiện hữu ở đời.

Xin quí vị hãy động viên chính mình tiến lên như thế, cuối cùng quí vị sẽ hoàn toàn hiểu rằng: Sinh mệnh ngắn ngủi, điên cuồng này thực ra chính là sinh mệnh Tự thọ dụng, tự đầy đủ của chư Phật; phải hiểu được sinh mệnh bạn chính là sinh mệnh Tự thọ dụng như thế.

Diệu Hạnh dịch – NXB Hồng Đức.

1,598

Dharma Not For Sale - Tạm Dịch : Phật pháp không dùng để Mua Bán

PHẬT PHÁP LÀ VÔ GIÁ   Chúng tôi đang sống những ngày đầy ân phúc gia trì nhờ sự viếng thăm của bác tôi. Chính cha tôi cũng vô cùng hoan hỷ trước

17,559
66 CÂU THIỀN NGỮ CHẤN ĐỘNG THẾ GIỚI Thích Nhật Từ biên tập

66 CÂU THIỀN NGỮ CHẤN ĐỘNG THẾ GIỚI Thích Nhật Từ biên tập Chi chú: Nguyên tác Hoa ngữ của “66 cầu thiền ngữ” này là “Lục thập lục điều kinh điển

15,605
CỐT LÕI CỦA BẢN NGÃ - Eckhart Tolle

CỐT LÕI CỦA BẢN NGÃHầu hết mọi người thường sai lầm khi tự đồng nhất họ một cách hoàn toàn với cái tiếng nói vang vang ở trong đầu họ (xxxvi) -

436
LUẬN TỐI THƯỢNG THỪA - NGŨ TỔ HOẰNG NHẪN

Hỏi: Làm sao biết Tâm mình xưa nay thanh tịnh?Đáp: Kinh Thập Địa nói: “Trong thân chúng sanh có Phật tánh Kim cang”. Ví như mặt trời tròn đầy sáng rộng lớn

1,109
NIỆM PHẬT NHƯ LÀ SỐNG - SỐNG NHƯ LÀ NIỆM PHẬT

NIỆM PHẬT NHƯ LÀ SỐNG - SỐNG NHƯ LÀ NIỆM PHẬTBất cứ khi nào một trong những học trò cao học của tôi đề nghị tôi viết vài từ chia tay, thói

574
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,669
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,569
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc