Tin Tức (680)


CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC BÀI BA: BẠN HIỆN DIỆN NHƯ THẾ NÀO TRONG CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC?

565

Xưa nay các pháp đã, đang Chánh Niệm Tỉnh Giác; vấn đề tu học của chúng ta là làm sao thể nhập nó, chúng ta nhận biết chúng ta hiện diện như chính nó đã có xưa nay.

Cho nên, việc tu hành Chánh Niệm Tỉnh Giác không có nghĩa là ta tạo nên một “cái biết” khi mọi thứ tâm, mọi việc xảy ra; mà chúng ta chỉ nhận biết rằng xưa nay chúng ta đã có sự hiện diện của Chánh Niệm Tỉnh Giác này rồi. Chính bạn là Chánh Niệm Tỉnh Giác chứ không phải ai khác. Chúng ta chỉ phát hiện và khám phá ra nó thôi.

Tâm thì sanh diệt, hết tư tưởng này đến tư tưởng khác, hết thái độ này đến thái độ khác. Với thân, khi chợt có đau bụng bạn mới biết rằng có cái bụng đang đau, bình thường bạn đâu biết là bạn có cái bụng? Tuy nhiên, cái biết thân tâm và thế giới thì không bao giờ vắng mặt, tại sao chúng ta lại không quán xét để trực tiếp nhận thấy điều đó? Bạn có khi nào chưa hiện diện theo kiểu này đâu mà bạn không nhận ra điều đó? Chánh Niệm Tỉnh Giác có xa lạ với chúng ta đâu mà chúng ta cứ chạy theo mọi thứ hình tướng hư vọng để quên chính nó?

Thử bình tâm mà nghĩ xem! Bạn có khi nào không “biết” hay không?

Thầy dạy: “Con cá nó sống trong nước, sáng trong nước, trưa trong nước, chiều trong nước nhưng nó chẳng biết nước là gì?”

Chúng ta sống trong tánh biết, sáng biết, trưa biết, chiều biết, nhưng chúng ta chẳng biết “biết” là gì?

Thử phát hiện xem!

Chúng ta cùng nhau trắc nghiệm Chánh Niệm Tỉnh Giác như thế nào là đúng?

Thầy nhắc lời của một vị đạo sư Tây Tạng: “Khi con nhìn thấy vật là
nhìn thấy tâm, khi con nhìn vào tâm, tâm là Không”

Chúng ta hay quen thấy, quen biết: một là chúng ta chạy theo vật bị biết mà quên mình đang biết, hai là chúng ta thấy biết có một trung tâm đằng sau cái thấy biết này (cái thấy bị che chướng bởi nghiệp). Hãy cẩn thận!

Một lời dạy khác của Tulku Urgyen Rinpoche:

“Tâm tương tự như hư không, trong đó nó thì không có tự tánh, không phải vật chất gì.
Không phải tuyệt diệu sao, khi một cái không tự tánh, không thực thể gì cả, vậy mà cũng có khả năng để kinh nghiệm?”

Chữ “kinh nghiệm” ở đây chính là sự hiện diện của bạn: Chánh Niệm Tỉnh Giác. Cũng một lời dạy khác thầy nhắc trong kinh: “Khi mở ra thì trùm khắp pháp giới, khi thu lại chỉ bằng đầu mũi kim”

Bạn hãy khám phá cái “biết” miễn sao thỏa mãn những yếu tố nêu trên thì đó chính là Chánh Niệm Tỉnh Giác.

Thực tế, nếu tâm bạn chưa quen với điều này, nói đến sự hiện diện của cái “biết” cũng rất khó cho những người mới tiếp cận; bởi vì, cái biết lúc này so với những hiện tượng và diễn biến của tâm; cái biết này rất yếu ớt, mỏng manh, thoạt thấy thoạt quên. Chúng ta phải nhận thấy dù cái biết mỏng manh nhưng đây là cơ hội, và chúng ta phải thực hành thường ở trong cái biết này cho đến khi nào nó vững mạnh, chúng ta không phải bận tâm nó có phải là Chánh Niệm Tỉnh Giác thật sự hay chưa, chỉ một mực thường nhận ra nó.

“Khi tâm có tham, biết tâm có tham; hay khi tâm không tham, biết tâm không tham; hay khi tâm có si, biết tâm có si…”

Thử chiêm nghiệm và thực hành xem! Khi có biết là chúng ta đã làm chủ được thân và tâm rồi. Dù nó có khởi lên bao nhiêu thứ tâm đi nữa thì cái biết mọi thứ khởi lên đó luôn luôn hiện diện. Chỉ cần nhận ra mình đang biết, thực tập như vậy cái biết này sẽ dạy chúng ta sáng lên trên đường tu tập.

Nếu chúng ta không phát hiện ra cái biết này, chúng ta mãi quên nó, thậm chí chúng ta chẳng biết gì về nó nhưng nó vẫn âm thầm hiện diện ở bên ta trong mọi mặt của cuộc sống. Khi đã nhận ra nó rồi dù mỏng manh, yếu ớt so với các tướng mà nó biết (vì theo thói quen hay chạy theo cái bị biết, quên rằng mình đang biết). Chúng ta cũng tu hành nó để dần dần nhận ra nó thường hơn, rõ hơn và đến khi chúng ta phát hiện ra nó hiện diện như xưa nay nó từng hiện diện, đó chính thực là Chánh Niệm Tỉnh Giác (hay Tánh Giác).

Tánh Hải

565

Phật Tánh

Phật Tánh(Đã đăng trên Văn Hóa Phật Giáo) Phật Tánh không phải là một danh hiệu. Nó không phải là một tính chất dành riêng cho đức Phật lịch sử hay những

28,286
Quách Tấn và Hàn Mặc Tử *

ẢNH HƯỞNG ĐẠO PHẬT TRONG THƠ HÀN MẶC TỬ (*) L.T.S: Tưởng niệm nhà thơ Phạm Công Thiện lại nhớ nhà thơ Quách Tấn, nhớ nhà thơ Quách Tấn lại nhớ nhà thơ Hàn

14,730
Di Ngôn - Lễ Tưởng Niệm Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ - Ngày 18-04-2020

Di Ngôn - Lễ Tưởng Niệm Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ - Ngày 18-04-2020(Hoa Sen Audio Thực Hiện trên Youtube)CÔNG TRÌNH SÁNG TÁC VÀ DỊCH THUẬT:Nguyên Thủy Phật Giáo

800
Chùa Thiên Tôn

Chùa Thiên Tôn Tên thường gọi: Thiên Tôn. Địa chỉ: Thị trấn An Thạnh, huyện Thuận An, Bình Dương. ĐT: 0650 828788. Chùa tọa lạc tại trấn An Thạnh, huyện Thuận An,

1,296
LÝ LUẬN - Danh Ngôn về Lý Luận

Không, không, bạn không đang suy nghĩ, bạn chỉ đang lý luận hợp lý. _Niels Bohr🤝 Chừng nào những định luật toán học ám chỉ đến thực tại, chúng không chắc chắn,

849
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,669
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,569
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc