Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (30)


Xem mục lục

Mật chú này chuyên chở ẩn nghĩa của Tâm Kinh, thể hiện mối

liên hệ giữa tuệ giác tánh không và năm giai đoạn tu chứng.

Chữ “vượt qua” đầu tiên là lời thúc đẩy hành giả dũng mãnh

bước vào giai đoạn tích lũy tư lương [tư lương đạo]i. Chữ

“vượt qua” thứ hai là lời thúc đẩy hành giả dũng mãnh bước

vào giai đoạn chuẩn bị tâm thức để tu tập tánh không [gia hành

đạo]ii. “Vượt qua bên kia” tương đương với giai đoạn kiến đạo,

thấy được thật tánh, trực nhận tánh khôngiii. Hành giả bước vào

kiến đạo thì trở thành bậc Thánh giả (arya). “Vượt qua hoàn

toàn” là giai đoạn tu tập (chữ tạng là gom, có nghĩa là huân tập

cho quen), nhờ miên mật hành trì nên càng lúc càng thuần thục

với tánh không [tu tập đạo]iv. Ðoạn cuối của mật chú, “bồ đề,

tát bà ha”, là lời thúc đẩy hành giả an trụ vững vàng trong giác

ngộ, nói cách khác, đạt cứu cánh niết bàn [cứu cánh đạo]v.

Phần trên của Tâm Kinh cũng có liên quan đến năm giai đoạn

tu chứng: tư lương đạo, gia hành đạo, kiến đạo, tu tập đạo, và

cứu cánh đạo. Ðầu tiên Tâm Kinh nói về bốn thành phần của

tánh không là “sắc tức thị không, không tức thị sắc, không

chẳng khác sắc, sắc cũng chẳng khác không”: đó là phương

pháp tu dành cho hai giai đoạn đầu tiên là tư lương đạo và gia

hành đạo. Tiếp theo Tâm Kinh nói về tám đặc tính của các hiện

tượng, “tất cả các pháp đều là không: không đặc tính, v.v...”,

đó là phương pháp phát khởi trí tuệ trực nhận tánh không trong

giai đoạn kiến đạo. Câu “không vô minh và sự diệt tận của vô

minh”, là phương pháp thích ứng với tánh không ở tu tập đạo.

Ðoạn tiếp theo, “Tôn giả Xá Lợi Phất, Bồ tát vì không thủ đắc,

nên y theo Bát nhã ba la mật đa và an trú nơi đó,” là phương

pháp hành trì của Bồ tát thập địa, ở đó các vị Đại bồ tát an trú

trong kim cương tam muội.

Chuyển từ giai đoạn trước sang giai đoạn sau chỉ thật sự xảy ra

lúc hành giả đang nhập chánh định. Lúc ban đầu, khi còn trong

tư lương đạo, trí tuệ về tánh không chỉ mới là kiến thức có

được về tánh không và về thật tánh của hiện tượng. Bồ tát có

trí tuệ sắc bén thường thâm nhập tánh không trước khi phát

tâm bồ đề, còn Bồ tát trí tuệ ít bén nhạy có thể phát tâm bồ đề

trước. Trong cả hai trường hợp, thâm nhập được tánh không sẽ

tạo ảnh hưởng lớn, bổ xung củng cố mọi phương diện khác

trên con đường tu chứng. Hiểu biết sâu xa về tánh không sẽ

giúp thành tựu tâm buông xả – là tâm khát khao mong giải

thoát khổ đau luân hồi. Hiểu biết sâu xa về tánh không đồng

thời cũng là nền tảng của lòng từ bi mãnh liệt đối với tất cả

chúng sinh.

Giai đoạn đầu tiên là tư lương đạo. Trong giai đoạn này, trí tuệ

về tánh không phần lớn chỉ dựa trên căn bản của công phu học

hỏi [Văn], tư duy [Tư] và hiểu biết kiến thức; rồi nhờ tham

thiền quán sát về những gì học được mà hiểu biết ngày càng

sâu hơn, cho đến khi đạt được trí tuệ hoàn toàn trong sáng.

Ðây là bước chuyển sang gia hành đạo. Ở đây chứng ngộ về

tánh không tuy chưa phải là trực chứng, nhưng đã thôi không

còn là hiểu biết thuần túy kiến thức hay khái niệm, mà đã là

một kinh nghiệm tâm thức.

Giai đoạn thứ hai là gia hành đạo. Trong giai đoạn này, hiểu

biết về tánh không càng lúc càng sâu hơn, vi tế và trong suốt

hơn, và hành giả khi thiền quán càng lúc càng ít vận dụng khái

niệm hơn. Đến khi tất cả mọi khái niệm phân biệt đối đãi, về

chủ thể đối tượng, về cảnh giới Tục đế, hay về tự tánh thật

hữu, đều tan biến hết, khi ấy hành giả chuyển sang giai đoạn

kiến đạo.

Ngang đây [giai đoạn thứ ba, kiến đạo], chủ thể và đối tượng

hoàn toàn không còn cách biệt; nội tâm và ngoại cảnh tan hòa

trong nhau, như nước rót vào trong nước. Kinh nghiệm về tánh

không lúc ấy trở nên trực tiếp, không còn xuyên qua bất cứ

một trung gian nào.

Kinh nghiệm trực chứng tánh không sẽ càng lúc càng thâm sâu

hơn. Vào đến giai đoạn thứ tư là tu tập đạo, các tầng lớp phiền

não lần lượt tan biến một cách tự nhiên. Trong giai đoạn này,

hành giả bước qua “bảy địa Bồ tát phiền não nhỏ nhiệm”. Gọi

là phiền não nhỏ nhiệm vì phiền não vẫn còn, phải đến địa thứ

tám mới dứt hẳn. Vào địa thứ tám, chín và mười, ngay cả tập

khí phiền não cũng lần lượt tan biến. Chót hết, hành giả loại bỏ

tất cả mọi chướng ngại án ngữ trí toàn giác, trong cùng một

niệm có thể thu nhiếp được cả hai cảnh giới Chân đế và Tục

đế. Khi ấy rạng tỏa trí toàn giác của một đấng Phật đà.



i Anh ngữ: path of accumulation.

ii Anh ngữ: path of preparation.

iii Còn gọi là thông đạt đạo. Anh ngữ: path of seeing.

iv Anh ngữ: path of meditation. v

 Còn gọi là vô học đạo. Anh ngữ: path of no more learning.



 

Xem mục lục