Tin Tức (680)


CÚNG DƯỜNG (1)

625

Những buổi lễ hội làm cho tâm mình nó thiêng liêng; lúc đó thân, khẩu, tâm, của mình nó hợp nhất lại; còn bình thường tâm mình đi một đường nhưng thân mình thì làm một ngã nó khó hợp nhất lắm. Cho nên nghi lễ là một cái để thiền định, vì vậy qua nghi lễ cái tâm mình nó hợp nhất, nên mình cúng dường là cúng dường tất cả vũ trụ này, đó là ích lợi của nghi lễ.

Khi mình quán tưởng vị nào đó ở núi Tu Di, Khẩn Na La, hay Càn Thát Bà; lúc mình tập trung quán tưởng cái tâm mình nó mở rộng ra, mở rộng ra khắp cả vũ trụ này lận, tại sao hồi nãy có nhắc tới cúng dường của ngài Phổ Hiền, bởi vì cái cùng dường của ngài Phổ Hiền là Phổ cúng dường, phổ là toàn khắp, khi làm một cái lễ như vậy cái tâm mình nó mở khắp ra, đó chính là tu.

Những buổi lễ như vậy làm cho cái tâm của mình nó hợp nhất lại, và nó mở rộng ra theo cái tâm quán tưởng của mình và nó rộng ra khắp pháp giới, nếu như mình cúng dường một lần như vậy thì tự nhiên tâm mình được tịnh hóa thôi; nhờ những đối tượng đó mà cái tâm mình được mở rộng khắp hết.

Thật sự hương mà mình dâng cúng đây nó không thể nào bay ra khỏi hàng rào này, nhưng mà nhờ cái quán tưởng của mình, nó làm cho hương đó bay khắp tất cả vũ trụ này, là nhờ cái tâm nó đẩy lên; cho nên mình thấy bài tụng kinh đầu tiên là: Nguyện thử diệu hương vân, là nguyện mây diệu hương này; Biến mãn thập phương giới, là đầy tràn ra khắp mười phương cõi.

Chỉ một cái hương thôi, mà cái gì nó làm ra rộng như vậy, đó chính là cái tâm của mình; thành ra tu hành cái tâm của mình nó quan trọng lắm, chớ một cái hương làm sao mà biến mãn mười phương cõi được nhưng mà cái tâm của mình nó làm được như vậy; cũng giống như mình cúng dường đủ hết từ các vị thần cho đến chư thiên, chư Bồ tát, A la hán , chư Phật đủ hết, cái hương của mình chắc nó không bay ra khỏi căn phòng này đâu, tại sao mình cúng dường đủ hết là tại nơi tâm mình nó làm cho cái hương đó mở rộng ra. Thành ra tu hành quan trọng nhất là mình sử dụng được cái tâm mình hay không, nếu mình sử dụng cái tâm mình không được thì cái hương nó bay chỉ chút xíu đó thôi, còn mình sử dụng được cái tâm của mình thì cái tâm đó sẽ tràn đầy khắp pháp giới, và cái hương đó cũng theo cái tâm đó mà đi khắp pháp giới.

Trong kinh Lăng Nghiêm nói một tinh minh chia ra làm sáu phần hòa hợp, cái tâm, cái tánh nó chia làm nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; cho nên nếu như mình đi sâu vào cái tâm tánh mình thì cái nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý, nó cũng được mở rộng ra, và đó chính là cái diệu dụng của một tinh minh. Vì vậy nếu đi sâu vào tâm mình thì nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý; sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; nó là sản phẩm cúng dường của tất cả vũ trụ này, và khi mình cúng dường tất cả được như vậy là đương nhiên nghiệp được tịnh hóa; nghiệp không còn nữa, nó rơi rớt đâu mất hết rồi; bởi vì nếu như một người là tất cả pháp giới thì người đó không còn nghiệp nữa; còn người đó có cái bao cái bị gì đó thì mới bị rơi rớt cái gì đó vào trong bao trong bị, còn tâm mà trùm khắp pháp giới này thì người đó không có nghiệp nữa.

Thành ra mình tu hành là mình phải đi sâu vào tâm mình, một tinh minh, chia thành sáu phần hòa hiệp thì sáu phần: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân ý; nó mới phát huy tác dụng được, mà cái đó ngài Huệ Năng gọi là tự tánh khởi dụng đó. Nếu mình không đi sâu vào trong tinh minh đó, thì sáu cái này là sáu cái ràng buộc mình, chớ nó không khởi dụng gì hết, còn nếu mình đi sâu vào thì chính những cái này là những cái cửa, để mình tiếp xúc với thế giới này và đó là cái dụng của mình.

Mình phải nhận thấy, bình thường mình hay lên thắp hương, thì mạnh hay yếu là do cái tâm mình chớ không phải là do cái pháp. Khi mình nguyện: “Nguyện mây diệu hương này, biến khắp cùng các cõi…Mình cứ đọc mà cái tâm mình nó nhỏ xíu thành ra nó không biến khắp được, cho nên tụng kinh nó cho mình cái cơ hội chạm tới cái tinh minh chia làm sáu phần hòa hợp, chớ không phải tụng kinh chỉ là tụng chữ thôi đâu. Mình tụng kinh không chỉ dùng cái miệng của mình thôi, mà mình dùng cả cái thân, cái tâm mình nữa, thì ba cái đó đối với Tây Tạng gọi là tam mật; thân, ngữ, tâm nó cùng làm một lần, thì nó mạnh.

Thành ra những cái này đều là những thiền định và đương nhiên nó được tịnh hóa, vì mình càng mở rộng ra bao nhiêu thì cái nghiệp nó nhẹ đi bấy nhiêu.

Cũng như ngài Long Thọ nói, bây giờ mình đổ một tô muối vào cái thao mình uống không nổi nó mặn quá, nhưng nếu tô muối đó, mình đổ vào trong cái ao, mình uống hình như nó không có mùi mẽ gì hết, mà đổ vào cả cái hồ thì cái tô muối là cái nghiệp của mình nó không có nghĩa lý gì.

Thành ra tâm mình nó càng lớn, càng rộng bao nhiêu cái sự cúng dường nó càng lớn bao nhiêu, thì cái nghiệp nó càng biến mất bấy nhiêu, đó là sám hối. Vì vậy sám hối hay cúng dường, các pháp môn này là để làm cho thân tâm mình nó mở rộng ra, và càng ngày nó càng đi tới cái cội nguồn của nó.

Khi cúng dường hương, mũi ngửi, tai nghe, mắt thấy… Tất cả nó nhiếp dẫn đi về một cái tinh minh, tùy theo mức độ đi sâu vào tâm mình bao nhiêu trong thực hành thì nó càng có hiệu lực bấy nhiêu. Cũng như tụng kinh, mỗi câu nó đều đưa mình về trực tiếp với cái nhất tâm của mình, thật ra người nào làm được:

“Nguyện thử diệu hương vân,
Biến mãn thập phương giới,
Cúng dường nhất thế Phật,
Tôn pháp chư Bồ tát,
Vô biên Thanh Văn chúng,
Cập nhất thiết thánh hiền,
Duyên khởi quang minh đài,
Xứng tánh tác Phật sự.”

Chỉ cần chừng đó là đủ rồi, nhưng mà mình làm vì mình không hiểu ý nghĩa, tâm mình không nương vào nó để đi sâu vào và nó mở rộng ra.

Phật giáo hay nói sâu rộng là vậy, sâu là sâu vô cái tâm mình và rộng là rộng ra như cái tâm mình vậy. Cho nên đối với người mà biết tu thì bất kỳ hoàn cảnh nào họ cũng tu được, tất cả đều là phương tiện thiện xảo; mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, ai không có; sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, ai không có?

Như trong kinh Duy Ma Cật nói cõi Phật Hương Tích ở đó chỉ dùng mùi hương để thuyết pháp thôi; chẳng qua mình ngửi mùi hương mình thấy mùi hương chớ mình không thấy cái cội nguồn của mùi hương đó là gì. Cội nguồn của mùi hương đó chính là một tinh minh, là tánh giác; cho nên đối với Mật giáo: sắc, thanh, hương, vị , xúc, pháp, bốn đại; khi tìm về cội nguồn của nó thì có một vị Phật đó.
Ví dụ đức Phật A Di Đà là chủ về cái tưởng, của sắc thọ tưởng hành thức, trong bốn đại ngài là lửa; cho nên những giác quan mà mình đi tận cùng của nó thì đó là một vị Phật. Ví dụ mình ngửi mùi hương này, mình đi tới tận nguồn nó là một tinh minh chia thành sáu phần hòa hợp.

Thành ra bất kỳ cái gì của Phật giáo như: đánh chuông, gõ mõ, tụng kinh, sám hối, cúng dường; tất cả đều để đi về cái tinh minh, tức là cái bổn lai diện mục của mình hết; cho nên, người biết tu thì luôn luôn là phương tiện của nó hết; với những người thông tuệ thì ngay nơi phương tiện thấy cứu cánh liền, ngay nơi sắc thì thấy được tánh Không liền, ngay cảm thọ là thấy được bản tánh của mình là đức Bảo Sanh Như Lai liền, ngay nơi cái tưởng lăng xăng của mình đây mình thấy bản tánh của mình là đức A Di Đà liền; đó là năm trí Như Lai.

Sắc, thọ, tưởng, hành, thức; ngay nơi cái hành tức là cái lộn xộn luôn xảy ra trong này mình thấy được bản tánh của nó là Phật bất động A Súc Bệ Phật, bởi vì tánh nó vốn bất động; nhưng mà mình vô minh mình nói cái hành nó đi thôi, chớ thật ra hành nó vốn bất động.

Ngay nơi sắc nhìn ra cái Không liền, sắc tức thị Không, Không tức thị sắc; mình tưởng nó là phương tiện nhưng ngay nơi đó nó chỉ ra cái này (bản tánh), bởi vì người ta hay nói hiện tượng chính là bản thể, vậy thôi; bởi vì anh cứ nghĩ đó là hiện tượng nên anh chỉ thấy nó là hiện tượng thôi.

Trên hiện tượng sắc là vị Phật gì hóa hiện đó, thanh là vị Phật gì hóa hiện đó, màu đỏ là vị Phật gì hóa hiện đó; ngay cả như đức A Di Đà là ngài chủ trì của những ông tham dục, bà tham dục; thì tham dục đó cũng là sự hóa hiện, chẳng qua là mình không thấy, mình chỉ thấy bề ngoài thôi.

Mình tu là mình phải đọc cho ra đất nước gió lửa, đọc cho ra đất là gì, nước là gì, như bài Bát Nhã Tâm Kinh: “Chiếu kiến ngũ uẩn giai không độ nhất thiết khổ ách”

Trong kinh Kim Cương nói rất rõ: “Thấy tướng chẳng phải tướng là thấy Như Lai”, mình nhất định là thấy tướng thôi, chớ thấy chẳng phải tướng là mình thấy Như Lai liền; ngay khi thấy chẳng phải tướng là thấy Như Lai liền, thấy tất cả sóng không phải là sóng thì đó là nước, đó chính là đại dương.

Rồi thôi, thầy nói sơ sơ vậy thôi, có vị nào hỏi về cái chuyện cúng dường này không?

(Hết phần bài giảng kỳ 10)

Tánh Hải Kính ghi

625

Chùa Huỳnh Đạo - Châu Đốc, An Giang.

Tên thường gọi: Huỳnh Đạo.Địa chỉ: phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc, An Giang.ĐT: 076 861122.Chùa tọa lạc tại phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Chùa nằm

2,641
Diễn Thuyết về Đề tài “Thần chú trong Phật Giáo" - Giáo sư Lê Tự Hỷ

I. Tổng Quát Về Thần ChúI.1/ Nguồn gốcThần chú có nguồn gốc từ Kinh Vệ Đà của đạo Hindu ở Ấn Độ, xuất hiện cách đây khoảng 3500 năm.Theo tinh thần của

934
BẢN NGÃ: TÌNH TRẠNG HIỆN THỜI CỦA NHÂN LOẠI - THỨC TỈNH MỤC ĐÍCH SỐNG - Eckhart Tolle

BẢN NGÃ: TÌNH TRẠNG HIỆN THỜI CỦA NHÂN LOẠI Ngôn từ, dù phát thành tiếng trên môi hay đang còn dưới dạng những ý nghĩ, thì vẫn có sức cuốn hút như

447
Tàng Kinh Các và Đại Tạng Cao Ly (Hàn Quốc)

Tripitaka là một từ Sanskrit, có nghĩa là “Tam tạng”. Tam tạng bao gồm những lời dạy của đức Phật, (Kinh tạng), giới luật và những thích nghĩa về giới luật của

16,622
Đại sư Thamthog Tulku Rinpoche thăm VN

Đại sư Thamthog Tulku Rinpoche thăm VN hs.graphicsDir = 'js/highslide/graphics/'; hs.outlineType = 'rounded-white'; Đại sư Thamthog Tulku Rinpoche

21,228
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,669
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,568
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc