Bài Viết (701)


NGỘ CHỈ TUỲ THUỘC VÀO SỰ KHAO KHÁT CỦA ÔNG - THIỀN SƯ NHẬT BẢN BẠT ĐỘI (1327-1387)

648

Một người hỏi: “Dù người ta thực hành Đạo, nếu nó không biết đọc một chữ chắc chắn nó sẽ vào đường xấu. Chẳng hạn dù nó đạt đến giác ngộ, không có trí huệ nó cũng không thể cứu người khác. Có những người nói rằng người ta cần thực hành thiền định về tâm sau khi nghiên cứu kinh điển. Rồi có những người nói kiến thức rộng và nghiên cứu nhiều là những bụi bặm của mê lầm, chúng tạo thành những hạt giống ngăn cản giác ngộ. Tôi nên tin vào cái nào trong hai nhận định này?”

🍂 Bạt Đội trả lời: “Giác ngộ là bản tánh vốn sẵn của người ta; bản tánh vốn sẵn này là Phật, Phật là Đạo, và Đạo là trí huệ. Mỗi người đều có trí huệ này; nó đem lại sự hài hoà hoàn hảo cho mỗi cá nhân. Nó là cái đẹp tự nhiên của nền tảng chân thật và khuôn mặt xưa nay của tất cả chư Phật và chúng sanh. Ngộ cái này chỉ tuỳ thuộc vào khát vọng của ông. Ông có biết đọc hay không thì cũng không khác biệt gì. Chẳng hạn, cho dù người không thể nhớ tên mình và trí thông minh thấp không thể đọc được chữ gì, nếu nó tin nguyên lý này nó vẫn được xem là một người xuất sắc. Một cổ nhân đã nói (Huyền Giác): “Ngoại đạo thông thái nhưng không minh mẫn; họ là những người ngu, những người trẻ dại. Người thấy tánh mình khởi lên đại trí huệ vô sư (không nhờ vào thầy nữa), thấu suốt tro xương của chư Phật chư Tổ, và trong một khoảnh khắc thấu hiểu giáo pháp chính yếu cốt lõi của một ngàn pháp môn phân biệt và mười ngàn phân nhánh, những học thuyết của Bách gia chư tử, và những nguyên nhân sanh làm trời người. Không có cái gì có thể che dấu nó. Chẳng hạn thậm chí người nghiên cứu giáo lý của Tám Tông và Ba Phái, hay biểu hiện những phép lạ kỳ diệu, nếu so sánh với trí huệ bổn nguyên thì giống như một tia sáng lẻ loi dưới mặt trời - hay tệ hơn, như một con đom đóm với ánh sáng mặt trăng.”

Trích “Thấy Thẳng Nhất Tâm” - NXB Thiện Tri Thức, 2005

648

1. Cách Thức Đúng Đắn Để Lắng Nghe Giáo Pháp 2. Cung Cách Hành Xử

I. CÁCH THỨC ĐÚNG ĐẮN ĐỂ LẮNG NGHE GIÁO PHÁP:Cách thức đúng đắn để lắng nghe giáo pháp gồm có hai phương diện: thái độ đúng đắn và hành vi đúng đắn.1. Thái

350
HOA VÀ NGỘ - KINH LĂNG NGHIÊM TÔNG THÔNG - THIỀN SƯ NHẪN TẾ dịch

Xưa, Thái Sử Hoàng Sơn Cốc nhân bởi Ngài Viên Thông Tú phấn khích nên đến chỗ Tổ Hối Đường xin chỗ “Nhậm lẹ”.Tổ Hối Đường nói: “ Như Đức Khổng Tử

729
HAI VÔ NGÃ - KINH NHẬP LĂNG GIÀ

Lại nữa, Đại Huệ! Đại Bồ tát nên khéo quán sát tướng nhân vô ngã và tướng pháp vô ngã.Đại Huệ! Tướng nhân vô ngã là gì? Đó là uẩn, giới, xứ

486
NHƯ LAI THÀNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC - KINH HOA NGHIÊM

Chư Phật tử! Ðại Bồ tát phải biết Ðức Như Lai thành Ðẳng Chánh giác như thế nào?Ðại Bồ tát phải biết Ðức Như Lai thành Ðẳng Chánh giác nơi tất cả

757
PHÁT BỒ ĐỀ TÂM

BỒ ĐỀ TÂM VÀ TRÍ HUỆThái độ giác ngộ, Bồ đề tâm, có tình yêu thương (lòng bi) và lòng bi mẫn làm nền tảng của nó. Thái độ giác ngộ là

509
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,669
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,569
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc