Tin Tức (680)


TÁNH KHÔNG VÀ CẬN TỬ NGHIỆP

520

_ Thưa thầy, bây giờ mình tu là để nhận ra bản tánh của tâm mình, là tánh Không tịnh quang trong lúc mình sống tâm mình còn mạnh thì từng sát na mình có thể kiểm soát được, nhưng lúc mình chết, lúc cận tử nghiệp, tứ đại tan rả, nó đau đớn lắm nếu mà tâm mình nó không vững vàng thì lúc đó mình liệu có giải thoát được không? Tịnh quang con có hòa nhập vào tịnh quang mẹ hay không?
Vì suy nghĩ như vậy mà vì sao người ta hay chọn pháp môn niệm Phật, vì người ta nghĩ tự lực mình chưa đủ, thì mình còn tha lực của đức Phật A Di Đà.

_Thì mình thấy vậy, mình tụng kinh là “Cửu phẩm liên hoa vi phụ mẫu”, trong cái cữu phẩm là có cấp cao cấp thấp trong đó, vấn đề ở đây anh cỡ bao nhiêu thì anh về bên đó; cũng như bây giờ mình được qua bên Pháp, đi Úc chẳng hạn, mình được về đó sướng lắm, vì cuộc sống ở đó cao hơn mình nhiều, nhưng mà mình đem theo có mười ngàn đô la, qua bên đó cũng thuê cái phòng trọ ở, rồi cũng khổ.
Thành ra vấn đề quan trọng nhất là ở đây mình phải đi sâu vào cái tâm của mình, cái bản tánh của tâm mình, đi sâu vào khi mà cái bản tánh của tâm mình, mình cảm nhận được tịnh quang con ở nơi mình rất là rõ ràng thì không phải chỉ có về cực lạc với đức A Di Đà mà về với tất cả mọi chỗ khác đều được.
Anh về với đức Vô Lượng Quang mà anh tối hù làm sao anh về? Vấn đề nó cùng một bản chất, cùng một ánh sáng, thì ánh sáng mình, tịnh quang con nhỏ nhỏ thôi cũng được, mới là tìm về tịnh quang mẹ được. Còn bây giờ tịnh quang con mình không có, mình cứ nói niệm Phật, niệm Phật là quá tốt rồi, nhưng mà cái sức hút của tịnh quang mẹ là cái tha lực phải hông? Kêu gọi mình về, nhưng mà ở dưới này nó không có tịnh quang con, cứ vậy thôi làm sao nó về nổi?
Thành ra vấn đề quan trọng của tất cả mọi cái của Phật giáo, như hồi hôm qua thầy nói, đó là cái tánh Không.
Nên nhớ, mình coi lại cho kỹ kinh của Tịnh Độ, mình coi cho kỹ mình sẽ thấy trên đó dạy cái gì? À, mình cứ tưởng về, về cái anh cấp thấp không có thấy ai hết. Y như là chưa có hộ khẩu vậy đó, ở cách tới bảy cái gì đó chờ, rồi những ông mà cấp cao bậc thánh thì ngài Quán Thế Âm ra đón tiếp, còn cao hơn nữa thì chính ngài A Di Đà, chớ mình lên trên đó đâu phải mình nói lên là xong đâu.
Rồi coi lại trong đó học là học cái gì? Coi trong mấy cái kinh tịnh độ đó, học là vẫn học cái tánh Không, vì mình đọc trong kinh tịnh độ “A bệ bạt trí kỳ số thập đa”, phải hông? Người nào có tụng kinh thì biết, là A bệ bạt trí kỳ số thập đa là những vị đắc tánh Không mà tới mức độ bất thối chuyển, A bệ bạt trí là bất thối chuyển, kỳ số thập đa, số đó nhiều lắm thành ra là về thì cứ về. Nhưng cái quan trọng nhất là ở đây, có nhiều người cứ nghĩ là vậy thôi, nhưng mà ở đây anh niệm sao cho cái tịnh quang, anh cảm nhận cái tịnh quang.
Nên nhớ cả cái cuộc tu hành của mình dù tụng kinh dù trì chú gì đó là để nhận ra tịnh quang con, nó càng ngày nó càng sáng ra, và cái tịnh quang con khi chết là sao?
Đây là cái tiến trình chết mà theo mấy vị Tây Tạng nói, trước hết là địa đại cái đất tan vào thủy đại, khi địa đại tan vào thủy đại tay mình dỡ không lên, bởi vì tay chân là địa đại mà, đất mà. Thủy đại tan vào hỏa đại, hỏa đại tan vào phong đại, rồi nó qua ba tầng lớp tâm thức vi tế nữa, và khi qua ba tầng lớp tâm thức vi tế đó, qua hết rồi thì lúc đó mới thật chết đó, chớ trước đó tắt hơi rồi nhưng chưa chết đâu.
Lúc đó bất kỳ chúng sanh nào, dầu chết kiểu nào thì tịnh quang cũng hiện ra, nhưng cả đời mình chưa bao giờ thấy tịnh quang hết, chưa bao giờ cái tâm mình chịu sáng lên chút xíu nào hết, thì mình y như thằng cha suốt cả đời chun xuống dưới hầm, bây giờ lôi nó ra thành nó sợ, thấy ánh sáng nó sợ quá, thành ra người nào mù mắt người ta mổ cho sáng, họ bắt khi mở mắt ra là phải từ từ từ từ, bóng tối hơi sáng sáng, ngày hôm sau mới cho sáng, chớ kéo nó ra liền coi chừng là nó… Thành ra bên Tây Tạng dùng cái chữ tu hành, nó dịch cái chữ thiền định là làm quen, mình phải làm quen với ánh sáng đó, niệm Phật là để làm quen với ánh sáng, lúc đó Phật mới hút mình về được, còn mình niệm mà nó không sáng gì hết thì làm sao mà về?
Thành ra khi mà mình thấy cái tịnh quang đó, đối với một người đã làm quen với tịnh quang đó thể nhập với tịnh quang đó, tịnh quang con gặp tịnh quang mẹ hòa nhập và giải thoát. Còn mình lúc đó mình sợ, thì y như lâu nay sống trong bóng tối quen rồi bỗng nhiên thấy tia chớp, chớp một cái là hết hồn hết vía liền, là lo kiếm chỗ nào núp mà kiếm chỗ nào núp thì núp vô mấy cái chỗ lung tung đó, mình đi xuống nhiều khi tái sanh lại, nhiều khi núp vô con bò con trâu gì đó thì kẹt.
Việc tu hành của mình để nhìn ra cho được tịnh quang, ngày hôm qua mình nói con trâu, tại sao Thiền tông lại dùng con trâu trắng? Màu trắng đó là màu tịnh quang đó, chớ không phải là Đại thừa, có khác là trâu đen, nó lần lần nó trắng, còn ở đây trâu là trâu trắng. Cho nên mình phải tu hành để mình làm quen với cái đó, cho tới khi mà mình chết mình đi dễ dàng, còn thật sự ra nếu người nào quen tịnh quang rồi, quen với tánh Không khi đó sẽ nhảy băng qua cái địa đại tan vào thủy đại. Cái đó là chuyện của thân thể, còn cái tâm mình nó phóng đi cái một chớ nó đâu có để cho địa đại tan vào thủy đại, y như động đất động đồ này nọ, đâu phải vậy.
Cái tâm nó đã tự do rồi nó đã quen cái tịnh quang, nó hợp nhất với tịnh quan mẹ, nó băng qua tất cả những cái kia, còn người thường đâu phải đi là đi, phải chờ quá trình vật lý là địa đại tan vào thủy đại, thủy đại tan vào hỏa đại, nó phải theo cái quá trình vật lý, còn cái người kia cái tâm tịnh quang này nó hợp nhất với cái tịnh quang này, nó bỏ qua cái quá trình vật lý, còn ai cũng qua quá trình vật lý đó thì tu làm chi?
Rồi mình thấy có nhiều ông tại sao mà như Thiền sư Trung Hoa có ông bước tới bước thứ ba là chết liền? Là bởi vì cái tâm họ đã vậy rồi, chớ họ đâu có chờ địa đại tan vào thủy đại đồ gì, để thấy như động đất, như núi lửa đồ này nọ chịu sao nổi.
Thành ra cái chết yên bình, tại sao những vị Tây Tạng hay những vị Trung Hoa mình thấy, họ chết yên bình là vậy đó, lúc đó họ: tịnh quang con gặp tịnh quang mẹ, chớ họ không có trải qua quá trình thân xác. Cái thân thì nó phải chạy theo cái thân chớ. Nhưng mà lúc đó họ đâu có lệ thuộc cái thân nữa, đơn giản bây giờ mình ngồi thiền, như ngày hôm qua đó, bây giờ mình ngồi cao cấp đó, thì khi mình chết mình ngồi ở cái mức độ cao cấp như vậy thì mình vọt ra liền hà, phải hông?
Thành ra mấy vị Tây Tạng đó, họ nói là không cho chết theo ý muốn của mình, bởi vì làm như vậy coi như anh tự sát vậy, thành ra phải chờ thật sự chết thiệt đã. Bên đó họ nói vậy, hoặc là mình nằm mơ mình thấy cái điềm sắp rồi, mình sắp xong rồi, thuốc men đồ chửa thấy hết rồi, lúc đó mình mới ra đi, chớ đâu cho đi sớm.
Nhưng mà đi, họ đi cú một chớ không có địa đại tan vào thủy đại đâu. Không có những cái chấn động cở như vậy đâu.
Thành ra cái vấn đề muốn giải thoát là ngay bây giờ mình phải lo làm cái này. Nó quen với tịnh quang rồi ánh sáng thì hòa nhập với ánh sáng, đơn giản vậy thôi, phải hông? Còn bóng tối nó hòa nhập với ánh sáng không được. Cái đèn bên kia với cái đèn bên này hai ánh sáng đó nó hòa nhập với nhau dễ dàng còn trong khi bản chất bóng tối nó không thể hòa nhập với ánh sáng được.

_Thưa thầy con thấy trong Kim Cang Thừa nói về tịnh quang con và tịnh quang mẹ thì rất rõ còn trong kinh thừa các thừa khác thì ít nói hoặc không có nói.
_Thì bây giờ mình ngồi mình thấy nó sáng, bởi vì có mà mình không thấy, như ngài Huệ Năng ngài nói vậy đó, “Trí huệ thường sáng, do vì ở ngoài bám cảnh nên bị đám mây vọng niệm che khuất tự tánh mà chẳng được sáng tỏ”
Hay ngài nói: “Trên đất tâm mình là tánh giác Như Lai, phóng ánh sáng lớn, ngoài soi sáu cửa thanh tịnh”
Đó là tịnh quang đó!
Mà ngài thuật một cách rõ ràng, chớ đâu phải nói tịnh quang khi ngồi thiền mới có đâu. Nó vẫn phóng quang qua mắt tai mũi lưỡi thân ý đó, nếu thật sự mình tiếp xúc với nó, mình sẽ thấy nó luôn luôn phóng quang qua sáu căn, phải hông?

Tánh Hải Kính ghi

520

Ta đang làm gì đời ta?

Ta đang làm gì đời ta? Với định luật nhân quả, chúng ta có chìa khoá để giải đáp và hành động cho mọi vấn đề của cuộc sống. Nhận thức và hành

15,174
Hành trình kỳ lạ của một người Việt đến Tây Tạng - Kỳ 2

Hành trình kỳ lạ của một người Việt đến Tây Tạng - Kỳ 2: Rời xứ tuyết Giao HưởngCỡ chữ: Tháp tròn tại chùa Tây Tạng (Bình Dương) tạo hình theo phong cách

16,583
Phòng trà thủy tinh tại chùa Shorenin

GNO (17/04/2015) - Một phòng trà độc đáo làm bằng thủy tinh đã được lắp đặt trên sân chùa Shorenin ở Kyoto (Nhật).Với thiết kế đặc biệt này hy vọng sẽ thu

1,235
Từ "sát na đốn ngộ" đến thời gian khoảnh khắc và yếu tố bất ngờ trong thơ Haiku Nhật Bản- Hoàng Xuân Vinh

Phương Tây có rondeau, ballad, sonnet…Phương Đông có Đường thi, cổ phong, có sloka, có Sijo, lục bát…đều là những thể thơ cổ ngắn gọn, nhỏ nhắn, xinh xắn như lá trên

1,721
TÂY PHƯƠNG CỔ TỰ (THẠCH THẤT) - Hà Nội

Trải qua bao thời gian, chùa Tây Phương có kiến trúc độc đáo với 3 toà xếp thành hình chữ Tam: chùa Thượng (thờ các vị La Hán), chùa Trung (thờ Phật

1,311
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,669
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,569
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc