Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (17)


Xem mục lục
Hai Phương Pháp 
Thể Hiện Ánh Sáng Sáng Tỏ
 
Người ta thường nói : Con đường sâu sắc Dzogpachenpa nhấn mạnh về thực hành bốn trao truyền quyền năng là :
 
1- Trao truyền quyền năng bình kỹ lưỡng .
 2- Trao truyền quyền năng bí mật ít kỹ lưỡng .
 3- Trao truyền quyền năng hiểu biết ít tỉ mỉ .
 4- Trao truyền quyền năng ngôn ngữ không tỉ mỉ .

Trong giáo huấn của những trường phái dịch thuật mới về Tantra nói :
 
Một khi chúng ta đã mang lại sự thể hiện Ánh sáng sáng tỏ thật sự khi đã thành tựu giai đoạnSự kết hợp tập sự . Và không cần thiết thao tác bất cứ con đường phụ nào . Nói cách khác : Khi quan kiến về con đường minh triết con đường về Tantra được biểu lộ hay khi đã đạt đến giai đoạn Kết hợp . Chúng ta chỉ cần làm quen với những gì đã thành tựu . Không cần thiết thao tác hay phát triển điều gì mới khác .
Theo hệ thống trường phái dịch thuật củ gồm chín thừa nối tiếp . Dzogpachenpo là thừa tối ưu trong khi những thừa trước đều dựa vào tâm thức bình thường - Những giai đoạn hay những giai đoạn trung gian của hành trình . Như vậy chúng có tất cả tám thừa để đến gần mức đến cuối cùng . Cuối cùng là thừa hợp thành để đi đến mức cuối cùng . Với trình độ này , không còn là tâm thức bình thường . Đúng hơn đó là : Minh triết hợp thành con đường .Do đó , người ta nói Dzogchen nhấn mạnh về bốn trao truyền quyền năng .
Người ta nhận ra trong vô số những bản văn của vị toàn giác Khédroup Jé có một bản văn trình bày dưới dạng vấn đáp và đặt câu hỏi : Dzogchen phải chăng là một hệ thống thuần khiết ? . Ông trả lời : Không những Dzogchen là một giáo huấn thuần khiết và chân chính . Đồng thời còn chỉ định những trình độ cao cấp nhất thực hành giai đoạn Toàn thiện Tantras . Ông nói tiếp  : Dzochen có chiều sâu cực kỳ . Nhưng sự nổi tiếng của nó , tiếc thay bị hoen ố bởi hạnh kiểm và hành vi thiếu đạo đức của một vài hành giả thế tục .
Cùng tinh thần này , Khédroup Norzang Gyatso giải thích trong Kim chỉ nam về giai đoạn phát triển Guhyasamaja hiện hữu hai cách làm nổi bật tâm thức nền tảng Ánh sáng sáng tỏ bao gồm : Tập trung vào những điểm sinh động của các kinh mạch tế nhị , những loại hơi thở và những giọt chủ yếu để xâm nhập . Như thế , trong giai đoạn Toàn thiện thuộc vềTantra cha Guhyasamaja là : Yoga hơi thở cho phép thể hiện Ánh sáng sáng tỏ .
Ông nói : Phương pháp khác là phương pháp những truyền thống thiền định xưa . Hình như thuật ngữ ông chỉ định cũng giống như truyền thống Dzogchen Nyingmapa và như truyền thống Mahamudra của Kagyupa . Ông nhấn mạnh : Nhờ nương vào những truyền thống thiền định lâu đời . Chúng ta có thể thể hiện Ánh sáng sáng tỏ bằng cách chỉ ứng dụng Thiền định vắng bặt mọi quan niệm . Không cần thiết làm việc với những kinh mạch tế nhị , những loại hơi thở và những giọt chủ yếu trong thân vật lý .
Điểm này rất phức tạp . Vì thế , tôi xin nhấn mạnh : Khédroup Jé từng là một trong những tác giả nghiêm túc và đáng kính trong truyền thống Gùloug . Ông nổi tiếng chính xác bằng những sự phân tích với những gì có thể chấp nhận hay không . Đồng thời Khédroup Norzang Gyatso cũng là một vị thầy rất uyên bác và thành tựu đã đạt đến trình độ kết hợp suốt cả đời .
 
Xác Tín Sự Chân Chính Của Truyền Thống
 
Nhiều văn bản giải thích những giáo huấn của Dzogchen . Trong đó một vài giáo huấn giải thích rất kỹ và những giáo huấn khác cô đọng hơn . Chẳng hạn , giữa nhiều chu kỳ thể hiện Terma có vô số sổ tay ghi chép hướng dẫn về Dzogchen . Nếu xem theo quan điểm hai tiếp cận đã đề cập . Tiếp cận chung vạch ra giáo huấn như một tổng thể và tiếp cận riêng biệt dành cho cá nhân . Những bản văn hướng dẫn thực hành này là những giáo huấn thường xuyên nhất dành cho những cá nhân hoàn toàn chọn lọc .
Phần đông là những lời khuyên trực tiếp dưới hình thức thơ ca hay những bài hát trải nghiệm . Đôi khi , một cá nhân không thể nhận ra viễn ảnh toàn diện về những giáo huấn . Nền tảng thật sự về Dzogchen được tìm thấy trong những bản văn của Longchenpa Rabjam . Đặc biệt trong Bảy Kho Tàng cũng như trong bản văn gốc và bài bình luận Kho Tàng Những Đức Tính Quí Báu do vị Toàn giác II - Jigmé Lingpa biên soạn . Cần ghi thêm những tác phẩm của Rongzom Chökyi Zangpo sống vào ba thế kỷ trước Longchenpa . Đây là những đại tác phẩm của truyền thống Dzogchen . Những tác phẫm nhất thiết phải tham khảo tương tự tất cả những trường phái Phật học Tây tạng : Sakyapa , Guéloug , Kagyu hay Nyingma .Chúng ta không thể giới thiệu viễn ảnh toàn diện chỉ từ một giáo huấn riêng biệt . Nhất là xem lướt những bản văn hướng dẫn ngắn hay những lời khuyên thi vị tản mác đó đây .Nếu thế , lúc nào chúng ta cũng có nguy cơ xem thường những bản văn và sẽ đi lạc lối
Chẳng hạn với truyền thống Guéloug . Nếu muốn tìm hiểu nghiêm túc quan kiến Gùlougpa . Trước hết cần tham khảo những văn bản tuyệt vời của Tsongkhapa . Nói cách khác , không có bất cứ đảm bảo nào về những lời tuyên bố có thể đi vào quan kiến Guéloug một cách chính xác . Như vậy , phải nghiên cứu những nguồn gốc truyền thống có uy tín cho mọi trường phái và thấu hiểu và tư duy một cách nghiêm túc .
Theo cương vị cá nhân . Nếu mong muốn tránh những bẫy sập và sự lơ đểnh trong lúc thực hành . Chúng ta nên phát triển sự lãnh hội toàn diện về truyền thống . Do đó , phải đi sâu vào nghiên cứu những Đại chuyên luận . Đây là những gì tôi đã cố thực hiện cho chính mình . Nhất là không mãn nguyện và hài lòng chỉ nghiên cứu những văn bản ngắn và đơn giản nhất . Từ đó cho rằng mình đã nhặt nhạnh và gom góp đầy đủ sự lãnh hội .
Nếu như thế , chắc chắn chúng ta sẽ va vào đủ dạng thức của tâm nghi . Nhưng khi đã thấu hiểu được những tác phẩm chủ yếu . Chúng ta có thể bắt đầu thấu hiểu lý luận và những lý lẻ nằm sau những hiện tượng . Nhất là được thưởng thức nhiều hơn những điểm mấu chốt của giáo huấn . Với tất cả những lý do này, chủ yếu tôi chỉ muốn tham khảo những văn bản chính trong truyền thống .
 
Minh Triết Rigpa
 
Bây giờ , có một đoạn khác trong những bản văn bản Dodroup Jigmé Tenpé Nyima tôi muốn chia xẻ với các bạn . Những bản văn này bao gồm : Minh triết Rigpa - Tâm thức nền tảng sẵn có Ánh sáng sáng tỏ . Tác giả giải thích theo Ánh sáng thuật ngữ học Tantra theo những trường phái dịch thuật mới :
 
 

 

Trong cung điện ngọc của trái tim ,
Nhận thấy sự tỏa sáng Kaya kết hợp tánh không và tính sáng .
Những khuôn mặt và đôi tay đầy đủ như :
Thân vật lý giam hãm trong chiếc bình ,
Dưới dạng vi tế nhất như tinh túy ánh sáng sáng tỏ .
 
Như đã nói , có những hình thức thô lỗ và vi tế của Avadhuti - Kinh mạch trung ương và giữa thành trì bản chất sáng tỏ trong kinh mạch trung tâm vi tế nhất - Ống thủy tinh .Trong tiếp cận cực kỳ bình thường của thừa này , chúng ta sẽ tìm thấy đức Samantabhadra vinh quang - Vị thầy không bắt đầu và kết thúc hay Lãnh chúa nền tảng Minh triết thành tựu tất cả . Hình thức thô lỗ nhất của kinh mạch trung ương hay Avadhuti là hình thức được đề cập trong những Yogatantra cao cấp như Tantra Guhyagarbha . Hình thức vi tế nhất thường gọi là : Ống thủy tinh Kati - Kinh mạch ánh sáng sáng tỏ Dodroupchen đã nói :
Đây là Mandala lớn nhất của tất cả sự xuất hiện và hiện hữu cùng hương vị độc nhất .Từ đó , tất cả những hiện tượng Luân hồi và Niết bàn nổi bật của Tâm thức nền tảng sẵn có Ánh sáng sáng tỏ . Nên tất cả đều bình đẳng . Những hiện tượng thuần khiết có bản chất minh triết trong khi những hiện tượng không thuần khiết chỉ tạm thời và xuất hiện theo tình huống . Đây chính là sự khác biệt giữa . Vì tất cả đều bình đẳng trong sự phơi bày Ánh sáng sáng tỏ . Văn bản tiếp tục . . .
Trạng thái tỉnh thức nổi bật của tâm thức thông thường . Đều kiện đầu tiên : Không phải hình thành tâm thức tưởng tượng . Vì trạng thái Phật luôn hiện diện hoàn toàn thuần khiết chưa bao giờ bị bất cứ lỗi lầm nào làm hoen ố . Trong những bản văn khác của Tantras chỉ định : Trạng thái này như tâm thức nền tảng hoàn toàn trống không . Như thế , trong văn bản này Tâm thức nền tảng và minh triết chỉ định sự việc phức hợp duy nhất hay tương tự .
Tôi đã đề cập làm thế nào có thể giải thích Không phức hợp trong bối cảnh này . Khi nhận thấy thành ngữ Tâm thức nền tảng trong những bản văn bản truyền thống dịch thuật mới .Tâm thức ( Sem ) dùng với ý nghĩa rộng lớn bao gồm cả Minh triết . Theo nghĩa này , có thể nói : Hiện diện kể cả trình độ trạng thái Phật . Nên nhớ Sem không theo ý nghĩa tâm thức bình thường . Vì phải phân biệt tâm thức bình thường với sự hiện diện thuần khiết nội tại Rigpa .
Kể cả truyền thống Nyingma . Sem không hẳn chỉ có nghĩa là : Tâm thức bình thường không thuần khiết . Chẳng hạn , trong Vua Những Héruka . Một trong những Mahayogatantracủa Yangdak . Sem được dùng trong bối cảnh thực hành sáu Yoga . Như vậy , không thể khẳng định : Sem lúc nào cũng là Tâm thức bất thuần . Dodrupchen Jigmé Tenpé Nyima tiếp tục : Nó vẫn luôn hiện diện . Nhưng không bao giờ bị biến chất . Tâm thức bình thường phát sinh rồi thay đổi và ngưng bặt . Nhưng đây có khác . Hình thức của nó không hề thay đổi và không lay chuyển .
 
Luôn tự do , 
Không bao giờ là chủ đề cho sự lầm lẫn . 
Bản chất luôn tự do, vô thời gian không bao giờ rơi vào lầm lẫn ,
Cũng không là chủ đề cho sinh và tử .
 
Như vậy , không thể sử dụng những thuật ngữ như : Sinh hay tử trong tâm thức nền tảng sẵn có Ánh sáng sáng tỏ . Tâm thức bình thường thô lỗ có sự bắt đầu và kết thúc . Tương ưng với những thành phần : Đất , nước , lửa và không khí có thể dấy lên rồi ngưng bặt thể hiện . Ngược lại , thành phần không gian nổi bật . Trong đó , tan rả từ chính nó vượt ra ngoài sự sản xuất và ngưng bặt . Tương tự , Tâm thức nền tảng sẵn có Ánh sáng sáng tỏ chuyển hóa tất cả những gì được biểu lộ và biến mất .
Ngay trong những trạng thái tâm thức bình thường nhất tương ưng trình độ thô lỗ nhất của ý thức . Từ đó , đi đến sự mờ đục của những tư tưởng và cảm xúc như Bám chấp hay thù hận . Tất cả đều là đức tính của Rigpa hay sự hiện diện tỉnh thức . Điều này muốn nói : Những trạng thái này chứa khía cạnh hiện diện tỉnh thức Rigpa xâm nhập , cho dù cho bản chất rõ biết bị che mờ như Jigmé Tenpé nói với chúng ta :
Cho dù là bản chất . Ngay cả khuôn mặt bị ba quan kiến che mờ và những trạng thái tư tưởng quan niệm đi kèm . Nhưng vì sự kiện hai mươi mốt ngàn chuyển động hơi thở của nghiệp lực . Chúng ta không thể nhìn tinh túy thật sự . Đây là lý do quá khó khăn để chúng ta đạt đến . Trong Lưới Ảo Tưởng  :
 
Emaho ! ;
Pháp luôn là bí mật .
Vì biến đổi trong những biểu lộ và sự bí mật của bản chất .
Chính từ tinh túy hoàn toàn bí mật ,
Không gì khác hơn sự cực kỳ bí mật .
 
Chính vì lý do này nên gọi nó là : Tính sáng bên trong thân bình tươi mát . Nhưng đừng nên xem thường và nghĩ : Đức phật giống như một bức tượng vàng trong một một khuôn kín bằng thủy tinh . Người ta sử dụng hình ảnh về thân vật lý trong chiếc bình để minh họa cách : Bản chất lúc nào cũng hiện diện trong tính sáng nội tại như bị giam hãm để thể hiện chính mình .
 
Trình Bày Rigpa
 
Trong Dzogchen , thực hành Trekchö ứng dụng trong thiền định với sự hiện diện tỉnh thức thuần khiết hay Rigpa . Để có thể chính xác , chúng ta phải phát triển tính thân quen với Rigpa ngay giây phút phân biệt được tâm thức bình thường . Bây giờ làm thế nào có thể đạt đến ? . Chính vì hiện thời , tâm thức nền tảng sẵn có Ánh sáng sáng tỏ là tiềm năng ẩn tàng .
Trong ngôn ngữ riêng của Dzogchen nói : Rigpa căn bản hay Rigpa chủ yếu hiện thời không thể hiện . Vì tiềm ẩn , nên Rigpa được đề cập chính là Rigpa tỏa sáng . Trạng thái những tư tưởng nổi bật sự hiện diện tỉnh thức thuần Rigpa . Tại đây có khía cạnh chuyển động trong tâm thức phát sinh từ ba quan kiến và tám mươi quan niệm chỉ đạo . Tuy không chủ yếu nhưng lại là Rigpa tỏa sáng .
Khi năng lượng Rigpa thể hiện dưới hình thức những tư tưởng và cảm xúc . Tất cả đều như những trạng thái rõ biết của Rigpa ; theo cách những hạt mè thấm nhuần tinh chất dầu .Cho dù , bất cứ trạng thái tâm thức , tư tưởng hay cảm xúc nào có thể cảm nhận luôn sẵn có phẩm chất hiểu biết nền tảng là : Khía cạnh của sự hiện diện tỉnh thức Rigpa . Chính khía cạnh hiện diện tỉnh thức này là vị thầy trải nghiệm chứng tỏ trực tiếp . Khi tất cả những điều kiện thích đáng hội tụ . Thực tập sinh sẽ đạt đến trình độ chín mùi tâm linh nào đó . Như thế , các thành tựu giả diễn đạt và giới thiệu này là Rigpa tỏa sáng .
Để bắt đầu , thực tập sinh cần một vài lãnh hội về sự nghiên cứu và lắng nghe giáo huấn . Sau đó , khi phát triển sự thân thiện lớn hơn và có được trải nghiệm bền vững . Từ đó sẽ có khả năng nhận ra Rigpa của chính mình . Khi điều này xảy ra . Không còn bất cứ thực hành nào thực hiện như thực hành giữ liên tục trạng thái Rigpa và chỉ Rigpa mà thôi . Từ đó có thể được đến nhờ vào sự chú ý . Dù vậy , vẫn nên phân biệt hai dạng chú ý :
1- Quyết định chú ý .
 2- Tự nhiên chú ý .
 
Chúng ta chỉ có thể thực hiện thực hành như thế khi có được sự chú ý ráng sức . Vì không thể tránh khỏi việc nuôi dưỡng những tư tưởng như : Hiện tại , tôi thiền định về Dzogchen hay Bây giờ , tôi duy trì Rigpa . Những gì tồn đọng lại làm chúng ta rơi vào chiều hướng tâm thức thông thường . Khi tâm thức bị những khái niệm thông thường và những bám chấp làm dao động . Chắc chắn sẽ đi đến trình độ thô thiển của tâm thức bình thường .
Điều này vẫn xảy ra , nên Tâm thức bình thường và thô lỗ được thể hiện . Vì thế , chúng ta phải lãnh hội sự khác biệt giữa tâm thức bình thường và Rigpa để có thể trở lại khía cạnh hiện diện tỉnh thức . Nhưng không thể đạt đến khi cố hướng tâm thức về Rigpa bằng sự chú ý như : Nếu hướng mũi tên về một hồng tâm . Rất đơn giản , chúng ta chỉ cần giữ tự nhiên và nhẹ nhàng trong tinh túy của sự hiện diện . Thật ra , chúng ta đang thuộc lãnh vực vượt ngoài ngôn từ , tư tưởng và cảm xúc . Vì thế , quả thật khó khăn trao truyền trực tiếp hay thấu hiểu ngay lập tức .
Chẳng hạn , có rất nhiều phương pháp giới thiệu về Rigpa được nhận từ vị thầy có khả năng Trao truyền quyền năng năng lượng Rigpa - Rigpé Tsel Wang . Đối với những thực tập sinh khéo léo nhất . Những nghi lễ hình thức thật sự không cần thiết . Cho phép tôi kể bạn một câu chuyện để hình dung . Khenpo Münsel là một đạo sư Dzogchen đáng sợ đã viên tịch cách đây vài năm . Một người quen của tôi sống ở Lhassa đến gặp Khenpo Münsel để yêu cầu ngài  trình bày về Bản chất tâm thức . Vừa đến gặp Khenpo Münsel , ông cảm nhận lập tức một lòng thành kính nồng nàn đến độ chảy nước mắt . Trong khi đó , Khenpo Münsel đơn giản ngồi tụng đọc kinh cầu nguyện và không cho ông bất cứ giáo huấn hình tướng nào . Một lúc sau , ông hướng về người đó nói : Anh đã nhận những giáo huấn trực tiếp và đã đón nhận sự trao truyền quyền lực năng lượng Rigpa . Hãy rút lui và thiền định về điều này . Điều này chứng tỏ những thực tập sinh tầm cở cao nhất không cần đến những nghi lễ hình thức .
Trường hợp những thực tập sinh có khả năng trung bình . Vị thầy giới thiệu hình thức sử dụng những bản văn như Yéshé Lama như tôi đã nhận từ Dilgo Khyentsé Rinpoché . Vị thầy sẽ chọn theo một vài tư thế và vị Lama giới thiệu đến khi phát ra chẳng hạn nguyên âm Phat ! hay sử dụng phương pháp nào đó . Vì cần sự bất thường , đột ngột và thình lình để phát sinh khoảng lặng trong tâm thức ngay lập tức - Trạng thái vắng bặt mọi tư tưởng . Tôi đã nghe bình luận truyền khẩu của Khenpo Rinchen . Sự tuyên bố này theo vài người đến từ Sakya Pandita Künga Gyaltsen . Nhưng cũng không hẳn mọi người đều tán đồng . Ông nói :
Trong không gian giữa tư tưởng đã qua và tư tưởng sắp đến . Bản chất Ánh sáng sáng tỏ xuất hiện không đứt quảng . Khi tư tưởng đã qua ngưng bặt và trước khi tư tưởng tiếp theo xuất hiện . Có một phút giây không nắm bắt bất cứ tư tưởng theo dạng cái này hay cái kia . Ngay khoảng lặng hiện diện tâm thức thuần khiết tỉnh thức . Đó là sự sáng tỏ và hiểu biết nền tảng hay là : Rigpa tỏa sáng . Một khía cạnh của Rigpa nhưng không là Rigpa chủ yếu .Nếu những điều kiện đúng hội tụ có thể thực hiện trải nghiệm và nhận ra Rigpa . Chúng ta nhận thức được sự kiện này vào lúc đón nhận ân sủng Tôi biết một Lama đến từ Kham và thuộc dòng Kagyu thực hành thiền định Dzogchen . Ông thật sự là một đạo sư ngoại hạng . Tiếc thay ông đã mất gần đây . Ông nói : Lúc thiếu thời đã nhận những giáo huấn vềMahamudra và Dzogchen . Ông thử đánh lừa vị thầy khi thực hiện thực hành sơ khởi . Vì phải dậy thật sớm để thực hành lễ lạy không ánh đèn bơ vào lúc trời còn sẩm tối . Vị thầy đang ngồi đâu đó thiền định và tụng đọc thực hành trong khi ông phải lễ lạy trong một góc tối om . Thay vì lễ lạy , đơn giản ông chỉ quì gối và đập tay xuống đất với khoảng cách đều đặn giả tiếng động đang lễ lạy .
Ông đánh lừa vị thầy mình và chắc chắn không có bất cứ sự thành tựu tâm linh nào đạt được . Vào một ngày , sau khi vị thầy ông mất . Đột ngột ông đột ngột có một kỷ niệm sống động về vị thầy và cảm thấy lòng thành kính sâu sắc đang tràn ngập . Ông cảm nhận một đức tin và lòng thành kính thật sự và mãnh liệt về vị thầy đến độ ngất xỉu . Khi tỉnh dậy , ông suy nghĩ : À ! đây chắc là cái người ta gọi là Rigpa . Chắc chắn đây là Ánh sáng sáng tỏ Mahamudra . Vi thế ông duy trì trạng thái trải nghiệm , đào sâu vào thực hành và kiên trì rất lâu trong thực hành đến khi cảm nhận được sự sáng tỏ . Ông nói với tôi : Giống như những mảng trí nhớ của quá khứ quay trở lại . Ông không thể phát triển bất cứ thành tựu nào khi vị thầy lần đầu tiên giới thiệu về bản chất tâm thức . Rất đơn giản , vì vào thời điểm này ông đang cố đánh lừa thầy . Đến về sau , sau thực hành chuyên cần trong thời thời gian lâu dài . Từ từ ông đã gặt hái thành tựu . Như thế , dạng trải nghiệm chỉ xảy ra sau một thời gian dài miệt mài và chuyên cần trong thực hành .
          Như vừa thấy , khi sử dụng thuật ngữ Rigpa và khía cạnh Rigpa . Những gì được chỉ định ở đây một phần là Rigpa chủ yếu và phần khác là Rigpa tỏa sáng . Khi đã nhận thức về Rigpa , nên duy trì sự chú ý tự nhiên không nỗ lực . Ban đầu , chúng ta không thể giữ tập trung lâu dài . Từ từ với thời gian , sẽ phát triển khả năng duy trì sự chú ý lâu dài hơn và trải nghiệm sẽ đào sâu hơn . Như thế , sự hiện diện tỉnh thức không còn theo đuổi đối tượng của tư tưởng hay trực nhận và không để bị chi phối . Vì đơn giản chúng ta giữ được tư tưởng yên lặng . Khi điều này xảy ra , tâm thức bình thường vắng bặt bận rộn và hoàn toàn nghỉ ngơi . Điều này muốn nói : Hơi thở - Nguồn gốc chuyển động cũng bắt đầu thay đổi và mất sức mạnh .
Khi tư tưởng đầy quan niệm đã ngưng bặt . Chúng ta tự đi vào thiền định hoàn toàn vắng bặt những quan niệm hay tự do thoát khỏi mọi tư tưởng quấy nhiễu . Tất cả những trình độ tâm thức bình thường khác biệt và hơi thở sẽ hỗ trợ cho dù thô thiển , vi tế hay rất vi tế hoàn toàn biến mất và hòa tan vào trạng thái của Ánh sáng sáng tỏ . Hiện giờ bổng dưng tôi muốn đọc cho bạn nghe một trích đoạn giáo huấn về quan kiến Dzogchen do Tulkou Tsullo soạn : Nào , bạn có thể hỏi : Khi nào chúng ta giải thoát khỏi tâm thức bình thường với vô số sự suy nghĩ che mờ khuôn mặt thật của Minh triết Rigpa . Cuối cùng để minh triết Dharmakaya thể hiện trần trụi ? . Và đâu là bản chất thật sự của minh triết ? .Ngày nay , phần đông những hành giả Dzogchen không có mảy may lãnh hội tri thức về minh triết Rigpa và một vài người xem sự bất động của tâm thức khi mọi hoạt động đều ngưng bặt một cách quá đơn giản .
Rất nhiều người có cái nhìn sự sáng tỏ sống động ; và về sự hiện diện tâm thức phát triển trong Shamatha ; không bị những dạng tâm thức thô thiển nhất làm ô nhiễm . Nhiều người khác lại kiêu hãnh với tư tưởng : Quan kiến tối thượng của Dzogchen rất đơn giản . Chỉ cần những tư tưởng thô thiển cũng như những tư tưởng vi tế nhất dính liền với tham vọng bị loại trừ . Một vài người nào đó cũng khẳng định : Dạng thức thô thiển nhất của sự không tản mạn là : Sau khi chúng ta tự do thoát khỏi mọi tư tưởng hiếu động nhất . Không rời khỏi lãnh vực hơi thở nghiệp lực và những quan niệm bất phân ly , thường trụ , độc nhất , hiện thực và cũng là quan kiến tối thượng của con đường bí mật lớn .
Như vậy , có nghĩa nhiều người đã nghĩ ngược lại và tuyên bố không liên quan gì đến sự hiện thực . Có nghĩa : Họ thử gắng chứng minh chiếc nón có hình dáng như thế nào khi diễn tả về chiếc giày . Cũng có những tiếp cận tuy ít ổn định nhưng đáng tin . Họ chứng tỏ điều rất quan trọng là : Cần phải loại trừ tâm nghi . Nhưng vấn đề này lại bị xem thường . Cho phép tôi nói thêm với bạn một chút về những lời khuyên của vị thầy công năng của tôi . Ngài không hề có quan kiến sai về hai vị toàn giác : Longchen Rabjan và Jigmé Lingpa . Hai đại tiên phong bình luận độc lập về ý nghĩa những giáo huấn tuyệt vời Đại toàn Thiện hai tiếp cận Kama và Terma :
 
Như những khuynh hướng vi tế thông thường về ba quan kiến và những trạng thái tư tưởng đầy quan niệm không ngưng bặt . Nên minh triết Dharmakaya nền tảng sẽ không thể hiện . Sự ngưng bặt tất cả những hơi thở nghiệp lực , trạng thái tư tưởng và những khuynh hướng thông thường về ba quan kiến chỉ phát sinh . Khi chúng ta rời khỏi những biểu hiện thuộc tính của thân ảo hóa nhân lúc những thành phần bị hòa tan vào nhau .
Giây phút đất hòa tan vào nước cho đến giây phút không khí hòa tan trong sự rõ biết và sự rõ biết hiện tượng và trải nghiệm hiện tượng trắng phô bày . Ba mươi ba quan niệm chỉ định dính liền với sự giận dữ ngưng bặt . Khi hiện tượng hòa tan trong sự tăng trưởng, trải nghiệm tăng trưởng đỏ nổi lên và bốn mươi quan niệm chỉ định dính liền với dục vọng ngưng bặt . Sau đó sự tăng trưởng hòa tan trong sự có được gần kề . Trải nghiệm đen của sự sở hữu gần kề thể hiện khi bảy quan niệm chỉ định kết hợp với ảo tưởng .
Sau đó , khi sự sở hữu gần kề hòa tan trong không gian và khi những trải nghiệm trước đây về dòng rõ biết tan biến khi những trải nghiệm sắp đến chưa xảy ra . Giây phút này đánh dấu bình minh của Bardo Dharmata . Giây phút chính xác của tất cả những hơi thở nghiệp lực , tất cả những trạng thái tâm thức, và những khuynh hướng bình thường vi tế ba quan kiến hư hao trong kinh mạch chủ trong trình độ trái tim . Chính thế minh triết nền tảng tuyệt đối - Rigpa tự nhiên tự đặt căn bản và tồn tại trong kinh mạch ánh sáng rất vi tế - Mặt trời vàng rực chiến thắng tối thượng thể hiện .
Theo nền tảng , chúng ta thấy trong bối cảnh tâm thức bình thường sẵn có Ánh sáng sáng tỏ hay Rigpa chủ yếu những gì chúng ta cần thể hiện và có hai cách đạt đến :
 
 

 

 

 

 

 

Không đòi hỏi hoạt động trong kinh mạch , hơi thở và những giọt chủ yếu . Vì dựa vào sự hiện diện tỉnh thức Rigpa hay Ánh sáng sáng tỏ xâm nhập vào tất cả những trạng thái rõ biết .
 
Ngay từ bây giờ , khi tâm thức bình thường và Rigpa đã hòa trộn . Chúng ta có thể thực hiện sự chia cách sáng tỏ giữa tâm thức và Rigpa . Từ đó hướng tâm thức về khía cạnh hiện diện tỉnh thức . Sau đó lột trần sự hiện diện tỉnh thức và liên tục duy trì . Khi đã thực hiện xong có nghĩa đã đến gần Rigpa . Lúc này sức mạnh và cường độ của trạng thái tâm thức bình thường sẽ giảm thiểu . Đương nhiên , phải hội tụ nhiều yếu tố để xảy ra . Thật sự vẫn không đủ để làm trung tâm thức , nên cũng cần đón nhận những ân sủng và thực hiện triệt để những thực hành sơ khởi .
Để cập nhật Rigpa theo cách này . Chúng ta cần họp lại những sự tích lũy công đức , minh triết tịnh hóa những che mờ . Tuy thế , cũng cần tập họp dạng thức hành động trước khi buông bỏ những hành động bên ngoài,  bên trong và bí mật của thân , lời , tâm . Có nghĩa : Từ khước những hành động đức hạnh của thân vật lý như : Lễ lạy và kinh hành . Đương nhiên cũng buông bỏ cả những hành động tiêu cực đi đôi với thương mại và tiền bạc . . . Về lời nói không có nghĩa : Chỉ từ khước những khía cạnh tiêu cực của lời . Trong đó phải kể cả kinh cầu nguyện hay những lời tụng đọc đủ dạng . Về mặt tâm thức , từ khước những những tư tưởng bám chấp và sân hận . Đồng thời cũng cần từ khước mọi bận tâm khác ngoài thực hành . Thực hiện điều gì đó khác ở giai đoạn này tương ưng với việc mượn con đường sai lầm như đã nói : Chúng ta cần làm lắng dịu những chểnh mảng của những con đường sai lầm .
Vào giai đoạn này . Vấn đề không phải ít thiền định về lòng từ hay vun trồng lòng thành kính . Vì tất cả không còn là những chủ đề cần tập trung vào giây phút riêng biệt nào đó . Khi đã từ khước chín dạng thức hành động . Chúng ta phải thật sự đi vào thực hành . Quá dễ dàng phải không ? . Nhiều người nghĩ : Dzogchen thật dễ dàng , nhưng thật sự không phải vậy hay có thể chỉ riêng tôi mới cảm thấy khó khăn ? . Phải thực tế . Nếu đây là đỉnh cao của tất cả những thừa chắc chắn phải rất khó khăn . Vì thế cần làm sáng tỏ về điều này từ ngay lúc khởi đầu .
Trong Dzogchen , giáo huấn chủ yếu đặc biệt bao gồm những tích lũy và tịnh hóa những che mờ là thực hành : Tách rời Luân hồi và Niết bàn - Khordé rouchen . Đây cũng là cách vun trồng sự từ khước và hủy diệt những tư tưởng và quan niệm . Trong đó có những sơ khởi của thân , lời và tâm thức . Việc đi tìm những lầm lẫn tiềm tàng trong tâm thức khi thận trong xem xét xuất xứ , định vị nơi nào nó phát khởi và sẽ đi về đâu . Như đã thấy tất cả phải hợp thành phương pháp vun trồng quan kiến về Tánh không .
 
Sự Quan Trọng Của Quan Kiến Trung Đạo
 
Khi thiết lập quan kiến , những người có khả năng cao nhất như vua Udayana , chỉ cần đưa cho ông bản vẽ : Bánh xe hiện diện mười hai quan hệ về nguồn gốc tương thuộc . Ngay lập tức , ông hiểu thứ tự tiệm tiến , thứ tự ngược lại và thấu hiểu sự thật về nó . Cũng như thế : Một trong những môn đồ gần nhất của Milarépa là chàng chăn cừu trẻ . Khi hai người gặp nhau , anh cảm thấy hạnh phúc về sự hiện diện Milarépa đến độ sửng sờ trong chốc lát .
Milarépa hỏi : Bản ngã anh ở đâu ? . Đâu là hình thức rõ biết khi nghĩ tôi là gì ? . Màu sắc của nó ra sao ? . Chàng ta trở về miệt mài suy nghĩ những câu hỏi này . Ngày kế tiếp anh quay trở lại gặp Milarépa nói : Thật sự không có cái gì được gọi là bản ngã . Đây là dạng giáo huấn thật đặc biệt chính xác dành riêng cho cá nhân . Tất cả điều kiện phải được hội tụ từ thực tập sinh với những sự kiện đơn giản để tìm đối tượng ẩn kín sau sự chỉ định và dán nhản đủ để anh nhận ra Quan kiến về tánh không . Riêng về vấn đề này , Tulkou Tsullo viết :
Vài người có khả năng lãnh hội hoàn toàn do lý luận hợp lý và trong sáng . Họ chỉ đơn giản nhận giáo huấn về sự quan sát tâm thức và tự hỏi : Nếu nó có màu sắc , hình tướng . . . Hay khi lý luận về sự vắng bặt nguồn gốc : Tâm thức từ đâu đến và sẽ về đâu ? . Chắc chắn , họ sẽ có khả năng sử dụng lý lẻ vi tế phản bác mọi sự phản bác từ những gì vi tế nhất . Có nghĩa : Họ thiết lập sự vắng bặt thật sự về sự hiện thực của tâm thức . Do đó , sức mạnh lý luận cá nhân nào đó cho dù tối thượng đều phải thực hiện làm thế nào nhìn được những hiện tượng là trống không . Những ai cùng quan kiến về tánh không . Điều cực kỳ quan trọng của họ là : Sau khi đã thấu hiểu tất cả lý lẻ thuần chất chứng minh về sự vắng bặt của hiệu hữu . Họ phải lãnh hội tánh không và thật sự trải nghiệm những gì được giảng trong hệ thống Trung đạo .
Ông muốn nhấn mạnh tầm quan trọng chủ yếu về sự lãnh hội quan kiến Trung đạo . Sâu sắc hơn trong bản văn . Ông giải thích : Vì chúng ta không đủ trình độ nhận ra và duy trì Tánh giác Rigpa trong thực hành . Nhất là : Vì sao phải vun trồng quan kiến tánh không và tại sao đây là vấn đê thật cần thiết . Lý do sự hiện diện tỉnh thức và tánh không cần được hội đủ ít nhất là : Thiền định về tánh không với sự hiện diện tỉnh thức thuần khiết Rigpa . Nếu chỉ đơn giản thực hiện tinh túy Rigpa sẽ không đủ chắt đứt tận gốc hiện hữu của luân hồi . Ngay cả trong Bardo Dharmata . An trú trong Rigpa làm nền tảng cho sự thể hiện . Nhưng Rigpa không có bất cứ thành tựu nào về Tánh không . Nên nó không đối nghịch với sự bám chấp về hiện thực cũng như những sơ đồ nắm bắt . Vì thế không thể cắt đứt những gốc rễ của luân hồi .
Như thế , không thể loại trừ chúng ta còn bám chấp vào hiện thực - Nguồn gốc hiện hữu của luân hồi do sự thể hiện của Rigpa nền tảng . Khi Rigpa nền tảng biểu lộ . Nhân của Bardo Dharmata khiến những người bình thưòng không thể tham gia vào con đường . Vì họ không thể nhận ra sự thật và sự vắng bặt hiện thực chỉ là điều gì đó mơ hồ không thể xác định khi còn tồn đọng trong tâm thức . Vì thế , vị thầy toàn giác Jigmé Lingpa định danh bằng thuật ngữ : Vô minh . Nói cách khác : Ngay cả tính sáng mẹ cũng trộn lẫn vào vô minh .Văn bản nói tiếp :
Do đó , dù trong những Sutra hay Tantra đồng ý về sự đối trị duy nhất trực tiếp với vô minh .Nhưng vẫn phát sinh sự bám chấp vào những sự việc cho là thật có . Đó là nguồn gốc nghiệp lực và những cảm xúc quấy nhiễu . Nhưng nguồn gốc này cũng là nền tảng để thể hiện minh triết tánh không . Nên với những hành giả Dzogchen . Điều cực kỳ quan trọng là phải thể hiện tánh không . Thế nên , trong Âm thanh thẩm thấu khắp nơi  tuyên bố :
 
Tuy không có sự hiện hữu ,
Dù vậy vẫn xuất hiện trong sự trống không ,
Đây là sự kết hợp bất phân ly ;
Giữa hiện tượng và tánh không trong sự nối tiếp .


Zilnön Zhépa Tsal tuyên bố :

Làm sao có thể đạt đến giải thoát ,
Nếu không thể nhận ra Tánh không ? .
Và làm sao có thể nhận ra Tánh không ,
Nếu không có Đại Toàn Thiện ?.
Thế nên , 
Ai khác hơn tôi có thể vinh danh Tánh không ? .
 
Chúng ta cần có một hình thực riêng biệt minh triết - Minh triết nhận ra tánh không vận hành như đối trị trực tiếp với những sự che mờ nhận thức . Nếu không có minh triết Tánh không vẫn có thể có được nhờ Đại Toàn Thiện . Có nghĩa : Sự thành tựu tâm thức nền tảng sẵn có Ánh sáng sáng tỏ không đối trị trực tiếp với sự che mờ nhận thức . Quan điểm này là sự quyết định . Bản văn tiếp : Lãnh chúa vinh quang - Longchenpa nói :
Những hiện tượng bên ngoài không phải là tâm thức ,
Chúng chỉ là sự thể hiện mầu nhiệm của tâm thức .
 
Ông muốn nói : Tất cả những hiện tượng đều là tánh không và sự thể hiện đơn giản hay sự sáng tạo mầu nhiệm của tư tưởng trong tâm thức . Nhưng chúng không thể dựa vào nền tảng chính mình . Vì thế , quan kiến Trung đạo trong Sutras hay Tantras thiết lập phương cách : Hãy hiểu đơn giản , tất cả những hiện tượng chỉ là những sự chỉ định bằng danh từ và ngôn từ . Nên Sutra Trên Con Đường Nghiên Cứu Upali tuyên bố :
 
Tất cả dạng thức của những sự việc và những bó hoa tuyệt đẹp ;
Hay một lâu đài vàng óng ánh và hoan hỉ ,
Tất cà đều không có đấng sáng tạo tối thượng .
Mọi sự việc đều do những chỉ định từ quyền năng tư tưởng sáng tạo ;
Vì thế , toàn thế giới chỉ là sự định danh của tư tưởng .
 
Khi thấu hiểu những sự việc đều do sự định danh từ quyền năng tư tưởng sáng tạo . Chúng ta có thể thấy : Vì sao không hề có bất cứ sự hiện hữu nào từ chính nó . Tất cả không gì khác hơn : Thuật ngữ hiện hữu do chúng ta dán nhản hay gán cho . Trong Dzogchen nói rằng : Tất cả những hiện tượng cho dù thuần khiết hay không thuần khiết, đều không vượt ngoài lãnh vực Rigpa và chỉ là sự thể hiện hay sự phô bày từ tư tưởng . Nếu có thể nhận ra nó . Điều này đã tác động thật sự và có ý nghĩa từ những khuynh hướng thông thường như :Tất cả những đối tượng bám chấp và sân hận sẽ có thật và bền vững nếu chúng ta tin vào sự đơm đặt của tư tưởng .
 
Tinh Túy , Tính Thuần Khiết Nguyên Thủy
 
Bản văn của Tulkou Tsullo cũng đề cập về bản chất Rigpa . Nhất là : Khai triển tâm thức nền tảng sẵn có Ánh sáng sáng tỏ - Rigpa căn bản được trình bày theo thuật ngữ về ba phẩm chất :
 
1- Tinh túy .
2- Bản chất .
3- Năng lượng lòng từ .
 
Hơn nữa , Tinh túy trống không thuần khiết nền tảng - Ka dak . Thuật ngữ này chỉ định khía cạnh : Trống không của minh triết Ánh sáng sáng tỏ trống không - Vị lãnh chúa toàn năng sáng tạo tất cả Luân hồi cũng như Niết bàn . Tất cả đều tự do từ khởi đầu và chưa hình thành . Có thể giải thích : Ka = Nguyên thủy . Nguyên âm Tây tạng đầu tiên Minh triết Ánh sáng sáng tỏ thuần khiết - Dak đã là nền tảng từ lâu .
Thuật ngữ Nguyên thủy không bị những quan niệm , tư tưởng và cảm xúc tạm thời của tâm thức bình thường làm ô nhiễm . Cho dù dưới những hình thức thô thiển và vi tế hay với sự đa dạng của những hành động tiêu cực và không thuần khiết dấy lên . Cũng như những trạng thái đức hạnh thô thiển và vi tế của tâm thức như : Lòng thành kính và những hành động đa dạng tích cực và thuần khiết phát sinh .
Cuối cùng do tất cả những dự ý trung tính và những thái độ do tự tạo ra cũng như những công việc bình thường và những hành động thường ngày cũng không bị vô minh ô nhiễm làm chúng ta tưởng rằng : Những hiện tượng và bản ngã đều có lai lịch riêng hay do những khuynh hướng bình thường dính liền với sự bám chấp hỗ trợ từ những hơi thở nghiệp lực . Do đó , Ánh sáng sáng tỏ được gọi là : Nguyên thủy thuần khiết và trống không . Thuần khiết nguyên thủy . Vì nó tự do khỏi mọi ô nhiễm tạm thời và trống không hiện hữu nội tại và là tinh túy của sự trống không . Bản văn giải thích hiện nay có rất nhiều thuật ngữ quan trọng dính liền với tinh túy này :
Vì Rigpa - Minh triết liên tục , không bị hủy diệt hay chịu sự hình thành và ngưng bặt . Không sinh tử như những gì xảy ra trong tâm thức bình thường hoặc cá nhân . Nói sẵn cóhay thường trụ . Vì không do hơi thở nghiệp lực hay tư tưởng tạo thành . Gọi Minh triết không hình thành . Vì nó chỉ bị tâm thức và những trạng thái tâm thức làm tổn hại hay bị tư tưởng đức hạnh hay không đức hạnh tạm thời nào đó dấy lên làm tổn hại . Hoặc do sự chuyển động nào đó trong tâm thức tích cực hay tiêu cực , thô thiển hay vi tế vận hành .Gọi là không cản trở . Dù tâm thức bình thường chúng sinh rơi vào thái độ đơn phương như đức hạnh , không đức hạnh , trung tính . . .
Minh triết Rigpa , vượt ra ngoài mọi giới hạn và thái độ . Nó không trong đức hạnh hay không đức hạnh hoặc trong sự không thiên vị . Vì thế người ta xem nó như Đại bình đẳng . Bản văn định nghĩa tiếp những thuật ngữ khác như : Không đơm đặt , Sáng tỏ từ chính mình , Ánh sáng sáng tỏ , Minh triết đại nội hỉ nổi bật , Minh triết sáng tỏ bên trong , Minh triết vượt ngoài tâm thức bình thường , Bản chất năm minh triết và Dharmakaya nền tảng . . .
Để tóm lược ,
Hình như có hai cách hiểu về Tinh túy thuần khiết nguyên thủy :

1-
Tinh túy thuần khiết nguyên thủy ;
Trống không mọi trạng thái phụ bao gồm cả :
Ba quan kiến không bao giờ bị hoen ố .

2-
Tinh túy thuần khiết nguyên thủy ;
Tự do khỏi mọi sự hình thành quan niệm kết hợp với :
Bốn hay tám đối cực .


Bản Chất Hiện Diện Hồn Nhiên
 
Bản chất hiện diện hồn nhiên khác với khía cạnh trống không của Tính thuần khiết nguyên thủy . Đó là những gì làm phát sinh Luân hồi và Niết bàn . Longchenpa đã nói trongKho Tàng Thể Hiện Những Nguyện Vọng Tính thuần khiết nguyên thủy dùng làm căn bản cho nghiệp lực . Những cảm xúc quấy nhiễu và những hiện tượng Luân hồi . Nhưng toàn diện không theo cùng một phương cách lệ thuộc . Những hiện tượng do hoàn cảnh không hề là thành phần của bản chất Ánh sáng sáng tỏ . Do đó nói : Chúng cung cấp nền tảng hoàn toàn không lệ thuộc vào bản chất của Ánh sáng sáng tỏ .
Tương tự những đám mây lệ thuộc vào bầu trời cho dù mật độ dày mỏng như thế nào .Nhưng đám mây không bao giờ trở thành thành phần cục bộ thuộc bản chất bầu trời . Vì chúng ta có thể phân tách bầu trời và những cụm mây . Chúng tuy kề cận , nhưng không hề va chạm hay trở thành bộ phận của nhau . Ngược lại , những hiện tượng Niết bàn bất phân ly bản chất Ánh sáng sáng tỏ như mặt trời và những tia nắng . Vì thế , Kayas và Minh triết lúc nào cũng là một thành phần và không bao giờ tách rời bản chất bất phân ly .
Đơn giản hơn , bản chất và sự hiện diện hồn nhiên làm nền tảng nổi bật của tất cả hiện tượng thuần khiết hay không thuần khiết . Giữa căn bản này thể hiện ba đặc tính : Tinh túy , Bản chất và Năng lượng từ bi lúc nào cũng kết hợp lẫn nhau . Nhưng với quan niệm , nên người ta phân biệt riêng rẻ thành hai thứ riêng biệt : Tinh túy nguyên thủy thuần khiết và bản chất hiện diện hồn nhiên . Thuật ngữ Hiện diện hồn nhiên muốn nói : Từ bản chất này , tất cả những hiện tượng Luân hồi và Niết bàn xuất hiện và cũng từ bản chất này chúng tự tan rã .
 
Năng Lượng Từ Bi Thẩm Thấu Tất Cả

Về năng lượng Từ bi thẩm thấu tất cả , Tulkou Tsullo tuyên bố :
Quyền năng thể hiện Minh triết rất đa dạng . Từ đó hóa thành đủ dạng thức của hiện tượng . Do đó , năng lượng từ bi thẩm thấu tất cả hiện tượng . Dù sao đi nữa , hiện tượng thuần khiết của Niết bàn và Hiện tượng bất thuần khiết của Luân hồi . Tất cả đều là những hiện tượng đơn giản đang thể hiện trong tâm thức của chúng ta . Cũng thế ; tập họp hiện tượng Luân hồi và Niết bàn không có bất cứ một hiện tượng nào hiện hữu một cách độc lập .
Như vậy , chúng ta có những nhận định đầy quan niệm dùng để đánh giá những hiện tượng . Trong đó bản chất của trạng thái tâm thức không quan niệm chính là : Minh triết hiện diện tỉnh thức Rigpa . Tóm lại , mọi hiện tượng Luân hồi và Niết bàn chỉ là sự phô diễn tâm thức với quyền năng sáng tạo của Minh triết Rigpa . Tôi nghĩ điểm quan trọng nhất cần thấu hiểu là : Tinh túy nền tảng thuần khiết và bản chất hiện diện hồn nhiên và làm thế nào với căn bản này sẽ xuất hiện mọi hiện tượng thuần khiết và bất thuần của Luân hồi và Niết bàn .
 
Vài Điểm Mấu Chốt Trong Thực Hành Dzogchen
 
Hiện tại , có thể chúng ta không có khả năng thấu hiểu nghĩa chính xác về tất cả điều này . Như đã giải thích , dù vậy chỉ có thể hiểu trong một mức độ nào đó . Vì thế , thật sự không cần thiết đi đến sự phân tích bằng quan niệm . Hơn nữa , chúng ta chỉ cần giữ trong trạng thái tự do thoát khỏi tất cả tư tưởng đầy quan niệm . Cho dù thiền định Mahamudra , thiền định về Tính bất phân ly của Luân hồi và Niết bàn trong truyền thống Mahamudra Guéloug của Panchen Lobsang Chökyi Gyaltsen hay trong thiền định Dzogchen . Thật sự , tất cả đều nhấn mạnh vào kỹ thuật thực hành Thiền định không quan niệm ( khoảng lặng ) . Nên không thể tìm thấy bất cứ phân tích nào thuộc tri thức thông thường trong kỹ thuật này .
Tâm thức phải giữ trọn trong trạng thái tự do thoát khỏi mọi tư tưởng . Đôi khi trạng thái này được diễn tả như sự kiện : Làm kinh ngạc- Hedewa . Nhưng Hedewa - Trạng thái kinh ngạc sống động hay sửng sờ vẫn chưa đủ . Vì những gì làm kinh ngạc do sự rõ biết mơ hồ trong tư tưởng về sự chuyển động xảy ra trong tâm thức . Không hề liên quan gì đến sự nhận biết về quan kiến Dzogchen
Không gì khác hơn trạng thái chuyển động thô thiển nhất của tư tưởng và cảm xúc ngưng bặt . Ngay giây phút này , sự sáng tỏ nào đó hiện diện tức thì . Nhưng đây vẫn chưa phải là quan kiến chân chính của Dzogchen . Nếu chúng ta vẫn giữ nguyên trạng thái kinh ngạc này , phẩm chất hoàn toàn sáng tỏ không gì ngăn ngại - Zang thal sẽ xuất hiện Như đã nói trong Đánh Vào Trái Tim Tinh Túy bằng ba chữ : Làm Kinh Ngạc . Chắc chắn tất cả đều sáng tỏ và trong suốt . Điều này duy chỉ xảy ra từ sự trải nghiệm riêng mình với những ân sủng của đạo sư .
Chúng ta đã nói : Sớm hơn việc giải thoát những tư tưởng và cảm xúc và những hình thức khác biệt như : Sự giải thoát nền tảng , tự giải thoát , giải thoát trần trụi , giải thoát đầy đủ và giải thoát những đối cực . Trong đó còn có những giai đoạn khác biệt trong sự giải thoát . Khi hành giả thực hành thiền định và làm quen dần với thực hành . Ban đầu sự giải thoát xuất hiện sau khi đã nhận ra những tư tưởng như một người bạn hay người quen biết .
Vào giai đoạn này , những tư tưởng và những cảm xúc thô thiển nhất xuất hiện . Khi dấy lên , chúng ta rõ biết như nhận ra người thân quen và chúng sẽ tự giải thoát . Vì lý do này đã hình thành mô hình đi đến sự giải thoát . Giai đoạn tiếp theo là : Tự giải thoát . Khi những tư tưởng dấy lên , chúng gần như không có quyền lực và tan biến như con rắn lột da tự nhiên . Sau khi trải nghiệm Rigpa phát triển trọn vẹn . Lúc ấy chúng ta đạt đến giai đoạnVượt ra ngoài thiện ác .
Với trình độ này , nếu một mảy may tư tưởng nào dấy lên . Rigpa vẫn phơi bày và hoàn toàn ổn định bền vững và tư tưởng không còn là thiện hay ác . Người ta so sánh điều này với một kẻ trộm vào căn nhà trống . Nên không có gì để thắng cũng như không có gì để thua . Đây là ba mô hình giải thoát . Trong sự thực hành từ chính nó , có thể giải thích bằng bốn Choksak hay những phương cách : Để những sự việc trong tính đơn giản tự nhiên :
 
1- Quan kiến, như núi non ;
Hãy để nó như thế.

2- Thiền định như biển cả : 
Hãy để nó như thế.

3- Hành động những hiện tượng : 
Hãy để chúng như thế.

4- Trái quả - Rigpa : 
Hãy để nó như thế .
 
Có rất nhiều phương cách khác biệt giải thích Chokshaks . Thông thường , có thể chúng dính liền với quan kiến : Thiền định , hành động , kết quả và trạng thái Rigpa thực hiện trọn vẹn , trực tiếp và trong sự trần trụi . Đó là Quả - Rigpa : Hãy để nó như thế . Đây chỉ trình bày về cơ bản của Dzogchen lướt qua bằng cái nhìn tổng quát trong đại hội đồng . Thật ra , khi đi  vào thực hành . Những điều này không được giảng chung hay giảng ngoài công chúng như tại đây . Vì giáo huấn này dành riêng cho những nhóm thực tập sinh nhỏ . Giáo huấn bao gồm : Sự thực hành bắt đầu từ Khordé Rouchen phải thật cẩn trọng và chính xác với những ai thực hành . Nhất là giáo huấn này chỉ có thể ban cho đại hội đồng vào buổi duy nhất .
Những gì tôi đã chia xẻ với bạn chủ yếu dựa những tác phẩm của hai vị toàn giác : Longchen Rabjam và Jigmé Lingpa trong sự sáng tỏ của Dodroup Jigmé Tenpé Nyima và Tulkou Tsullo . Tôi nhận ra những giáo huấn này hợp lý và hữu ích nhất . Nếu thực hành một mình , bạn nên tuân theo những lời khuyên khi vị thầy giảng cho bạn theo truyền thống thực hành đặc biệt của riêng ông . Tôi nghĩ như thế tốt hơn những gì tôi đã đề cập . Nhưng dù vậy , những lời nói ngày hôm nay vẫn có thể hữu ích và giúp bạn phát triển sự lãnh hội tổng quát .
 
Thế là Đức ngài đã truyền khẩu hoàn tất bản văn :
Tìm Tiện Nghi Thoải Mái Trong Thiền Định Đại Toàn Thiện .

Vài Lời Phi Lộ
 
Để bổ túc bản văn Tìm Tiện Nghi Thoải Mái Trong Thiền Định Đại Toàn Thiện . Trong bản văn bao hàm nhiều lời khuyên về thực hành và những giáo huấn ngoại hạng , rõ ràng về phương cách đánh tan những trở ngại và cải thiện sự thực hành . Đến đây , chúng ta sẽ kết thúc . Vì tất cả đã hoàn tất kể từ ban đầu , khoảng giữa cũng như kết cục . Tất cả các bạn đã minh chứng bằng sự thích thú tràn đầy trong sự lắng nghe mẫn tiệp . Có thể bạn không hiểu những gì tôi đã nói và chắc chắn bạn không thể hiểu trực tiếp những lời tôi nói . Có thể những điều này đôi lúc cũng khiến bạn mệt mỏi . Nhưng mỗi phía thật sự nỗ lực và thật sự chú ý  lắng nghe . Riêng tôi cảm nhận được những hạt mầm tích cực đã được gieo cho tương lai .
Để kết luận , tôi nghĩ đến điểm chính yếu cuối cùng là : Chúng ta quyết định thử làm con người tốt . Điều này không chỉ mang đến cho bạn hạnh phúc . Đồng thời nó cũng rất hữu ích cho xã hội . Đây là phương cách mang lại ý nghĩa cho cuộc sống chính mình . Dù tin hay không tin sự hiện hữu của cuộc sống về sau . Nhưng bạn đã làm tốt hơn cho tất cả những cuộc sống về sau . Tôi cám ơn tất cả những người đã làm việc cật lực để có thể mang lại những tiện nghi và thuận lợi cho những buổi nói chuyện này . Đồng thời , tôi cám ơn những người đã ủng hộ cũng như những người dân địa phương đã đón tiếp chúng tôi nồng ấm .
Mọi người đã hợp tác trong tinh thần rất tích cực . Xin cám ơn tất cả về điều này . Tôi hy vọng sẽ gặp gở bạn thêm lần nữa . Một vài người trong chúng ta chắc chắn sẽ gặp lại nhau và buồn thay những người khác thì không có cơ duyên . Nhưng dù sao đi nữa như lời đức Phật :Chính bạn phải vượt qua con đường . Tất cả đều trong nằm trong bàn tay các bạn . Các bạn là người hướng dẫn và là hộ pháp cho chính mình . Có nghĩa các bạn phải rất mẫn tiệp trong sự thực hành trong lãnh vực tâm linh . Xin cám ơn 

  

2-

Những phương pháp đi sâu vào những điểm sống động giữa những kinh mạch , hơi thở và những giọt chủ yếu . Từ đó tạo thành sự nổi bật về ba quan kiến và ngưng bặt hơi thở hỗ trợ.

1-

Tantra hợp nhất giữa mặt trời và mặt trăng nói về : 
Sự hiện diện tỉnh thức sáng tỏ nội tại :
Xem mục lục