Bài Viết (701)


Niệm Phật Thế Nào Mới Hợp Với Bản Ý Của Phật? - Hoà Thượng Thích Thiền Tâm

17,483

.Tại Việt Nam, trong hàng tăng, tín, chẳng những có nhiều người tu theo pháp môn Niệm Phật, mà một vài giáo phái tuy không phải đạo Phật, nhưng họ cũng niệm hồng danh đức giáo chủ ở Tây Phương. Song xét ra, số người niệm Phật tuy nhiều mà kẻ không rõ mục đích của sự trì niệm cũng chẳng ít. Vì vậy sự niệm Phật của họ không hợp với bản ý của đức Thế Tôn. Thử kiểm điểm lại, ta sẽ thấy:

  • Có những vị đi chùa thấy người niệm Phật cũng bắt chước niệm theo, hoàn toàn không chủ định. Hành động này tuy cũng gieo căn lành phước đức về sau, nhưng không hợp với bản ý của Phật.

 

 
  • Có những vị niệm Phật nguyện cho tiêu tai khỏi nạn, cầu gia đình khỏe mạnh bình yên, việc sinh hoạt càng ngày thêm thịnh vượng. Nguyện cầu như thế cũng tốt, nhưng không hợp với bản ý của Phật

 

  •  Có những vị đời sống gặp nhiều cảnh không vừa ý, sanh nỗi u buồn phẫn chí, niệm Phật cầu cho mình hiện tại và kiếp sau không còn gặp cảnh ấy nữa, sẽ được xinh đẹp vinh hoa, mọi việc đều thuận lợi như ý. Cầu như thế cố nhiên vẫn tốt, nhưng không hợp với bản ý của Phật.

 

  • Có những vị cảm thấy cuộc sống trần gian không điều chi hứng thú, cho sang giàu quyền thế cũng còn nhiều lo lắng khổ tâm. Họ hy vọng dùng công đức niệm Phật để kiếp sau được sanh lên cõi trời, sống lâu nhàn vui tự tại. Cầu như thế cũng là điều tốt, nhưng không hợp với bản ý của Phật.

 

  • Lại có những vị nghĩ mình tội chướng đã nhiều, trong một kiếp này dễ gì giải thoát, nên niệm Phật cầu cho kiếp sau chuyển nữ thành nam, xuất gia tu hành, làm bậc cao tăng ngộ đạo. Cầu như thế có thể gọi là xuất cách, nhưng còn thiếu trí huệ và đức tin, cũng không hợp với bản ý của Phật.


Vậy niệm Phật thế nào mới hợp với bản ý của Phật?

Đức Thế Tôn thấy rõ pháp hữu vi đều vô thường, tất cả chúng sanh vẫn sẵn đủ đức tướng trí huệ của Như Lai. Nhưng do bởi mê bản tâm, nên tạo ra nghiệp hoặc, mãi chịu sống chết luân hồi, dù cho được sanh lên cõi trời, khi hưởng hết phước rồi, cũng bị sa đọa. Vì thế, bản ý của đức Thế Tôn muốn cho chúng sanh do nơi pháp môn Niệm Phật, sớm thoát khỏi khổ sanh tử luân hồi!

Chư Phật trong nhiều a tăng kỳ kiếp đã từng huân tu phước huệ, nếu kẻ nào xưng niệm hồng danh của Như Lai, sẽ được vô lượng vô biên công đức. Lại, đức A Di Đà Thế Tôn đã lập thệ: “Nếu chúng sanh nào niệm danh hiệu của Ngài cầu về Cực Lạc, kẻ ấy khi mạng chung sẽ được tiếp dẫn vãng sanh Tây Phương, chứng lên ngôi Bất Thối chuyển”.

Đem công đức vô lượng của sự Niệm Phật, mong cầu những phước lợi nhỏ nhen ở cõi người, cõi trời mà không cầu vãng sanh giải thoát, có khác chi trẻ thơ đem hạt châu ma ni vô giá đổi lấy viên kẹo để ăn? Như thế thật là phí uổng không xứng đáng chút nào!

Lại nguyện lực của Phật rất lớn, người nào nghiệp chướng dù nặng mà chí tâm niệm Phật, ngay một đời này cũng được tiếp dẫn vãng sanh. Cầu đời sau làm cao tăng ngộ đạo, là thiếu trí huệ và đức tin, làm sao bảo đảm bằng hiện đời sanh về Tây Phương, thành bậc Bồ Tát ở ngôi Bất Thối Chuyển?

Cho nên, bản ý của đức Thế Tôn là muốn cho chúng sanh niệm Phật để thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi, và sự giải thoát ấy lại có thể thực hiện ngay trong một kiếp.

Nhưng tại sao chúng ta cần phải thoát vòng sống chết luân hồi?

Đó là vì ở trong nẻo luân hồi chúng ta xác thật đã chịu nhiều nỗi thống khổ lớn lao.

Nếu người học Phật mà không để tâm như thật quán sát nỗi thống khổ ấy, thì dù học Phật cũng không được kết quả tốt, bởi không có tâm lo sợ cầu thoát ly!

Kinh nói: “Nếu tâm lo sợ khó sanh, tất lòng thành khó phát”.

(Trích trong "Niệm Phật Thập Yếu" - Hoà Thượng Thích Thiền Tâm)

17,483

Tồn tại và Thời gian - Pháp Hiền cư sỹ

Vấn đề mà ta đặt ra không phải là một vấn đề mới lạ gì. Nó không mới, nhưng luôn là điểm “nóng” của tư duy nhân loại, băng qua các khoa

963
KINH LĂNG NGHIÊM - TÂM NHÂN ĐỊA LÀ TÁNH KHÔNG SANH KHÔNG DIỆT (trích một số đoạn)

HAI THỨ CĂN BẢNPhật bảo A Nan : Tất cả chúng sanh từ vô thủy đến nay, đủ thứ điên đảo, giống nghiệp tự nhóm lại như chùm ác xoa. Những người

460
THIỀN SƯ LÂM TẾ

THIỀN SƯ LÂM TẾ có nói :Đạo lưu ! Tâm pháp không hình thông suốt mười phương, ở mắt gọi thấy, ở tai gọi nghe, ở mũi gọi ngửi, ở miệng nói

673
HH 17th Karmapa's Return to Tsurphu Monastery 1992

The Gyalwa Karmapas were the first of the incarnate lamas of Tibetan Buddhism to be recognized as reincarnations and are known to be among the greatest, spiritually realized masters of Tibet. The

802
TÁNH GIÁC TRẦN TRỤI - PADMASAMBHAVA

Về phần tánh giác lóng lánh được gọi là “tâm” này, Dù người ta nói nó hiện hữu, nó không thực sự hiện hữu.(Mặt khác) như là một nguồn, nó là nguồn

710
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,669
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,569
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc