Bài Viết (701)


KINH VUA CỦA ĐỊNH – KHENCHEN THRANGU RINPOCHE bình giảng

754
Chương thứ 20 có tựa là “Vua Đỉnh Dũng mãnh của Lá cờ Chiến thắng”. Trong chương này, lòng bi được thể hiện như là một phẩm tính tất yếu của một vị Bồ tát, như là nhu cầu để gắn liền với một thái độ thanh tịnh và có kỷ luật. Hơn thế nữa, lòng bi được dạy là hiện diện một cách tự nhiên khi chúng ta an trụ trong trạng thái định siêu việt đã được mô tả trong Kinh này.
Lòng bi là một phẩm tính tự nhiên của trạng thái định này. Thường khi chúng ta nghe về định và Đại Ấn, dường như là phương diện tánh Không - thấy bản tánh của các sự, được nhấn mạnh hơn. Nhưng lòng bi dành cho tất cả chúng sinh cũng tự động biểu hiện trong trạng thái này. Như Đức Karmapa thứ III - Rangjung Dorje đã nói: “Mặc dù bản tánh của chúng sinh luôn là trạng thái giác ngộ, luôn là Phật, chúng sinh vẫn trôi lăn trong sinh tử không ngừng dứt.”
Trạng thái giác ngộ của Như Lai Tạng hay Phật tánh là trạng thái vốn có sẵn của chân như, luôn là nền tảng của bản tánh của chúng ta. Chúng ta chưa bao giờ xa rời Phật tánh này, dù chỉ một phút giây. Nhưng điều gì đã xảy ra? Do vô minh, không biết bản tánh mà chúng ta vốn có, tất cả chúng sinh hữu tình trôi lăn vô tận trong sinh tử, gây nhiều hành động tạo nghiệp tiêu cực với những kết quả đau khổ mà họ phải kinh nghiệm. Nhưng họ không cần phải trải qua những kinh nghiệm đau đớn ấy, bởi vì tinh túy của tâm là Phật tánh, và tất cả chúng ta đều có thể chứng ngộ nó. Bằng việc nhận thức hoàn cảnh khó xử này, chúng ta sẽ, một cách bất ngờ và tự phát, sinh khởi lòng bi vĩ đại trùm khắp dành cho những chúng sinh vô minh. Đây là một trong những phẩm tính của định này.
Khi trạng thái vô niệm vĩ đại của lòng bi sinh khởi trong dòng tâm của chúng ta, lòng bi ấy có che chắn hoặc theo một cách nào đó ngăn chặn cái thấy biết trạng thái tự nhiên không? Không. Bởi vì như Đức Karmapa thứ III tôn kính - Rangjung Dorje đã giải thích “Trong khoảnh khắc có tình yêu thương, tinh túy trống không hiển lộ trần trụi.” Khi lòng bi vĩ đại sinh khởi trong khoảnh khắc của sự tỉnh thức vô niệm và chúng ta thấy cách tất cả chúng sinh hữu tình đau khổ như thế nào, tinh túy của tình yêu thương và lòng bi mà chúng ta cảm nhận này là tánh Không. Theo cách này, định thật sự là bản tánh trong đó tánh Không và lòng bi là một sự hợp nhất không tách rời. Điều này được trình bày thêm trong một câu chuyện liên quan tới một vị Phật trước đây tên là “Vua Đỉnh Dũng mãnh của Lá Cờ Chiến thắng”. Thông qua câu chuyện này, sự hợp nhất của định và lòng bi được mô tả, vô số chúng sinh được lợi ích bằng cách được bảo vệ khỏi khổ đau.
PHÁP THÂN HIỂN BÀY
Một lần nữa, Bậc Chiến thắng nói với Bồ tát Ánh trăng Trẻ trung: “Chàng trai trẻ, điều này có nghĩa là, một vị Đại Bồ tát cần thoát khỏi lòng nghi về các thiện căn, các tu tập và tất cả các phẩm tính tốt đẹp. Vị ấy cần thoát khỏi những xao lãng. Vị ấy cần xa lánh các bạn xấu và nương dựa vào một người bạn tâm linh (thiện tri thức). Vị ấy cần tự nỗ lực triệt để trong việc tìm kiếm một thái độ học hỏi với Pháp, và cần theo đuổi, ước nguyện, hoan hỉ, ghi nhớ trọn vẹn và tự mình tham dự vào cái dẫn đến và hòa hợp với Pháp. Vị ấy cần phát triển quan điểm xem tất cả các vị Phật và Bồ tát là thầy của mình. Bất kể vị ấy lắng nghe những giáo Pháp từ ai, vị ấy, với niềm hoan hỉ và tôn kính, xem đấy như là thầy mình...
Trích “Kinh Vua Của Định”Hoàng Lan dịch
NXB Tôn Giáo, 2021
754

KINH MA HA BÁT NHÃ – PHẨM ĐÀM VÔ KIỆT THỨ 89

Thường Đề Bồ Tát (Tát Đà Ba Luân) bạch Ðàm Vô Kiệt Bồ Tát rằng:Ngày trước lúc tôi cầu Bát nhã ba la mật, ở trong rừng vắng vẻ nghe tiếng trên

1,760
Tồn tại và Thời gian - Pháp Hiền cư sỹ

Vấn đề mà ta đặt ra không phải là một vấn đề mới lạ gì. Nó không mới, nhưng luôn là điểm “nóng” của tư duy nhân loại, băng qua các khoa

1,177
THỰC TẠI TỐI HẬU (Paramārthasatya) ĐỊNH NGHĨA của Thanh Biện Bhàvaviveka (Khoảng 490-570)

Nhiều người trong nội bộ Phật giáo và các học phái chỉ trích rằng: "Nếu như anh cho rằng cứ tha hồ mà phủ định tất cả mọi vọng tưởng của người

1,402
KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT – PHẨM THƯỜNG ĐỀ BỒ TÁT (TÁT ĐÀ BA LUÂN) THỨ 88

Ðức Phật bảo Ngài Tu Bồ Ðề: “Ðại Bồ Tát cầu Bát nhã ba la mật phải như Ðại Bồ Tát Thường Đề (Tát Ðà Ba Luân). Ðại Bồ Tát ấy hiện

1,751
Kinh Nghiệm Trực Tiếp Về Thực Tại - SHUNRYU SUZUKI

Thiền sư Đạo Nguyên nói, “Núi và sông, đất và trời – vạn vật đang khuyến khích chúng ta đạt ngộ.” Cũng thế, mục đích bài giảng này là khuyến khích bạn

862
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,615
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

33,000
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,925
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,746
Chùa Việt
Sách Đọc