Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (8)


Xem mục lục
GIẢI THÍCH: PHẨM SÁU DỤ THỨ 77
(Kinh Đại Bát-nhã hội 2 ghi: Phẩm Vô Tạp thứ 75)

KINH: Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, làm sao trong các pháp tự tướng không, vô tướng, không thể phân biệt mà có thể đầy đủ tu sáu Ba-la-mật? Làm sao trong pháp không sai khác mà phân biệt nói tướng sai khác? Làm sao Bát-nhã lại thu nhiếp thí, giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định? Làm sao hành pháp tướng sai khác lại do đạo nhất tướng được thành quả?
Phật bảo Tu-bồ-đề: Bồ-tát trú trong năm uẩn như mộng, như vang, như ảnh, như sóng nắng, như huyễn, như hóa mà hành bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ. Biết năm uẩn ấy thật như mộng, như vang, như ảnh, như sóng nắng, như huyễn, như hóa;[1] năm uẩn vô tướng, như mộng cho đến vô tướng, như hóa, vì sao? Vì mộng không có tự tính; tiếng vang, ảnh, sóng nắng, huyễn, hóa đều không có tự tính. Nếu pháp không có tự tính là pháp vô tướng; nếu pháp vô

 


[1] Xem Đại trí độ luận, quyển 4.

 

* Trang 283 *
device

tướng là pháp một tướng tức là vô tướng. Do nhân duyên ấy, nên biết, Bồ-tát bố thí vô tướng, người nhận thí vô tướng. Biết bố thí được như vậy là có thể đầy đủ Thí ba-la-mật, cho đến Bát-nhã ba-la-mật; có thể đầy đủ bốn niệm xứ, cho đến tám phần thánh đạo; có thể đầy đủ nội không cho đến vô pháp hữu pháp không; có thể đầy đủ Không, Vô tướng, Vô tác tam-muội; có thể đầy đủ tám bội xả, định chín thứ lớp, năm thần thông, 500 môn Đà-la-ni; có thể đầy đủ mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn trí không ngại, mười tám pháp không chung. Bồ-tát ấy, trú trong pháp vô lậu do quả báo mà được ấy, bay đến vô lượng quốc độ ở phương đông, cúng dường chư Phật y phục, đồ uống ăn và vật cần dùng; cũng làm lợi ích chúng sinh. Đáng dùng bố thí để nhiếp thủ thời bố thí; đáng dùng trì giới để nhiếp thủ thời dạy khiến trì giới; đáng dùng nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ để nhiếp thủ thời dạy khiến nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ mà nhiếp thủ; cho đến đáng dùng các thiện pháp để nhiếp thủ, thời đem các thiện pháp mà nhiếp thủ. Bồ-tát ấy thành tựu tất cả thiện pháp, thọ thân ở thế gian mà không bị thế gian sinh tử làm ô trược. Vì chúng sinh nên ở cõi trời và cõi người thọ cái vui giàu có tôn quý, đem cái vui giàu có tôn quý ấy nhiếp thủ chúng sinh. Bồ-tát ấy biết 

* Trang 284 *
device

hết thảy pháp vô tướng, nên biết quả Tu-đà-hồn mà không trú trong đó; biết quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, quả A-la-hán, mà cũng không trú trong đó; biết đạo Bích-chi Phật, mà cũng không trú trong đó, vì sao? Vì Bồ-tát ấy dùng trí Nhất thiết chủng biết hết thảy pháp rồi, hãy được trí Nhất thiết chủng, không chung cùng với Thanh-văn, Bích-chi Phật. Như vậy, Bồ-tát biết hết thảy pháp vô tướng rồi, biết sáu pháp Ba-la-mật vô tướng, cho đến biết hết thảy Phật pháp vô tướng.
* Lại nữa, Bồ-tát trú trong năm uẩn như mộng, như tiếng vang, như ảnh, như sóng nắng, như huyễn, như hóa có thể đầy đủ Giới ba-la-mật vô tướng. Giới ấy không khuyết, không phá, không tạo, không trước. Giới vô lậu, được thánh nhân khen ngợi, vào trong tám phần thánh đạo. Trú trong giới ấy giữ được hết thảy giới, đó là giới danh tự, giới tự nhiên,[1] giới luật nghi, giới tác, giới vô tác, giới oai nghi, giới chẳng phải oai nghi.[2] Bồ-tát ấy thành tựu các giới, không nghĩ rằng, ta do giới ấy nên được sinh dòng lớn Sát-lợi, dòng lớn Bà-la-môn, đại gia cư sĩ hoặc nhà Tiểu vương, hoặc nhà Chuyển luân Thánh vương, hoặc cõi trời Tứ thiên vương, hoặc trời Ba mươi ba, trời Dạ-ma, trời Đâu-suất-đà, trời Hóa lạc, trời Tha hóa tự tại; không nguyện rằng: Ta nhân trì giới nên sẽ được quả Tu-đà-hồn cho đến quả A-la-hán, đạo Bích-
 

[1] T. 23: Thập tụng luật (十誦律), quyển 56, tr. 410a6-14: Phật ở thành Vương-xá nói các tỳ-kheo mười thứ Cụ túc giới. Thế nào là mười? Phật Thế-tôn tự nhiên vô sư đắc Cụ túc giới, năm tỳ-kheo được đạo tức đắc Cụ túc giới, Trưởng lão Ma-ha Ca-diếp tự thệ liền được Cụ túc giới, Tô-đà tùy thuận đáp Phật luận đắc Cụ túc giới, Biên địa trì luật đệ ngũ được thọ Cụ túc giới, Ma-ha Ba-xà-ba-đề tỳ-kheo ni thọ tám trọng pháp liền được Cụ túc giới, Bán-ca-thi-ni khiển xứ được thọ Cụ túc giới, Phật-mạng thiện lai tỳ-kheo đắc Cụ túc giới, quy mạng tam bảo rồi ba lần xướng con theo Phật xuất gia liền được cụ túc giới. bạch tứ yết ma đắc Cụ túc giới, ấy là mười thứ Cụ túc giới; T. 22: Di sa tắc bộ hòa ê ngũ phần luật (彌沙塞部和醯五分律), quyển 15, tr. 102b9-13; T. 42: Bách luận sớ (百論疏), quyển 1, tr. 250a14-23.
[2] T. 7: Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 467, tr. 364c15-17: An trụ giới này hay khéo thọ trì, thọ thi thiết giới, pháp vậy đắc giới, luật nghi giới, hữu biểu giới, vô biểu giới, hiện hành giới, bất hiện hành giới, oai nghi giới, phi oai nghi giới. 

 

* Trang 285 *
device

chi Phật, vì sao? Vì hết thảy pháp vô tướng tức là một tướng; pháp vô tướng không thể được pháp vô tướng, pháp hữu tướng không thể được pháp hữu tướng, pháp vô tướng không thể được pháp hữu tướng, pháp hữu tướng không thể được pháp vô tướng.[1] Như vậy, Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật có thể đầy đủ Giới ba-la-mật vô tướng mà vào Bồ-tát vị; vào Bồ-tát vị rồi được vô sinh pháp nhẫn, hành đạo chủng trí, được năm thần thông do quả báo; trú trong 500 môn Đà-la-ni, được bốn trí không ngại, từ một cõi Phật đến một cõi Phật cúng dường chư Phật, thành tựu tuệ giác cho chúng sinh, nghiêm tịnh cõi Phật, tuy vào trong năm đường mà nghiệp báo sinh tử không thể làm ô nhiễm. Này Tu-bồ-đề, thí như vị Chuyển luân Thánh vương biến hóa, tuy nằm ngồi đi đứng mà không thấy chỗ đến, không thấy chỗ đi, không thấy chỗ ở, chỗ ngồi, chỗ nằm mà vẫn có thể làm lợi ích chúng sinh, cũng không thủ đắc tướng chúng sinh; Bồ-tát cũng như vậy. Lại ví như Phật Tu-phiến-đa (Suśānta-buddha) được Vô thượng chánh đẳng chánh giác, vì hàng ba thừa Chuyển pháp luân, không có ai được thọ ký Bồ-tát. Nên hóa làm Phật rồi, xả thọ mạng mà vào Vô dư Niết-bàn. Bồ-tát cũng như vậy, khi hành Bát-nhã ba-la-mật, có thể đầy đủ Giới ba-la-mật; đầy đủ Giới ba-la-mật rồi, thu nhiếp hết thảy thiện pháp.

 


[1] Đại trí độ luận (Mahāprajñāpāramitā-śāstra- 大智度論), quyển 70, tr. 548c16-22: Trong đây Phật còn nói: Bát-nhã ba-la-mật rốt ráo không, vô tướng, nên tướng không thể phá tướng. Lại nữa, có người nói: Tướng không thể phá tướng là có pháp phân tán được, còn các pháp hòa hợp, trọn không bị phá, không bị mất, như búa chẻ củi, phân tán ra từng phần, nhưng trọn không bị tiêu mất. Lại nữa, các pháp không có tướng nhất định, như cây do rễ, cành, cọng, lá, hợp lại gọi là cây, cây không có tướng nhất định, nên không bị phá. Như vậy gọi là tướng không thể phá tướng.

 

* Trang 286 *
device

* Lại nữa, Tu-bồ-đề, Bồ-tát khi hành Bát-nhã trú trong năm uẩn (pañcaskandha) như mộng, như tiếng vang, như ảnh, như sóng nắng, như huyễn, như hóa mà đầy đủ Nhẫn ba-la-mật vô tướng.
Bạch đức Thế Tôn, làm sao Bồ-tát đầy đủ Nhẫn ba-la-mật vô tướng?
Này Tu-bồ-đề, Bồ-tát trú trong hai nhẫn[1] có thể đầy đủ Nhẫn ba-la-mật. Hai nhẫn là sinh nhẫn và pháp nhẫn. Từ khi mới phát tâm cho đến khi ngồi đạo tràng, ở khoảng trung gian ấy, nếu có chúng sinh đi đến mắng nhiếc, dùng lời thô ác, hoặc lấy ngói đá, dao gậy gia hại Bồ-tát. Bồ-tát vì muốn đầy đủ Nhẫn ba-la-mật nên cho đến không sinh một niệm ác. Bồ-tát ấy suy nghĩ như vầy: Kẻ mắng ta là ai? Kẻ cắt xẻ ta là ai? Lấy lời ác gia hại ta, lấy ngói đá, dao gậy đánh đập ta là ai? Vì sao? Vì Bồ-tát ấy đối với hết thảy pháp được nhẫn vô tướng, nên cớ sao mà lại nghĩ rằng người ấy mắng ta, hại ta? Nếu Bồ-tát hành như vậy thời có thể đầy đủ Nhẫn ba-la-mật, do Nhẫn ba-la-mật đầy đủ nên được vô sinh pháp nhẫn.
Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, thế nào là vô sinh pháp nhẫn? Nhẫn ấy dứt cái gì, biết cái gì?
 

[1] luận Đại trí độ, quyển 13, chương 24: giải thích Sằn-đề ba-la-mật: Nhẫn nhục có hai là sanh nhẫn (sattva-kṣānti) vaø phaùp nhaãn (dharma-kṣānti). Bồ-tát thực hành sanh nhẫn, được vô lượng phước đức (apramāṇapuṇya). Thực hành pháp nhẫn, được vô lượng trí tueä (apramāṇaprajñā). Phước đức và trí tuệ hai việc đầy đủ nên được như sở nguyện.
Hai nhẫn: (1) Sinh nhẫn: cũng gọi là Chúng sanh nhẫn. Nghĩa là Bồ-tát đối với tất cả chúng sanh không giận không bực, như mẹ hiền thương con. Cho dù chúng sanh có âm mưa hãm hại Bồ-tát thì Bồ-tát vẫn chịu đựng, không hề sinh tâm tức giận, ghét bỏ; hay được chúng sanh cung kính cúng dường mấy chăng nữa thì cũng không vì thế mà sinh tâm cống cao chấp trước. (2) Pháp nhẫn: Cũng gọi là Vô sinh pháp nhẫn. Nhẫn nghĩa là an nhẫn. Vô sinh pháp vốn chỉ cho pháp bất sinh bất diệt, ở đây chỉ nói về nghĩa bất sinh nên gọi là Vô sinh. Đối với pháp vô sinh, Bồ-tát chấp nhận, an vui, không động không lui, gọi là Pháp nhẫn. 

 

* Trang 287 *
device

Phật bảo Tu-bồ-đề: Được pháp nhẫn cho đến không sinh chút ít pháp bất thiện, ấy gọi là vô sinh nhẫn. Hết thảy Bồ-tát dứt hết phiền não gọi là dứt; dùng trí tuệ biết hết thảy pháp không sinh gọi là biết.
Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, vô sinh pháp nhẫn hàng Thanh-văn, Bích-chi Phật vô sinh pháp nhẫn với Bồ-tát có gì sai khác?
Phật bảo Tu-bồ-đề: Hàng Tu-đà-hồn hoặc trí hoặc đoạn, ấy là Bồ-tát nhẫn; Tư-đà-hàm hoặc trí hoặc đoạn, ấy là Bồ-tát nhẫn; A-na-hàm hoặc trí hoặc đoạn, ấy là  Bồ-tát nhẫn; A-la-hán hoặc trí hoặc đoạn, ấy là Bồ-tát nhẫn; Bích-chi Phật hoặc trí hoặc đoạn, ấy là Bồ-tát nhẫn. Thế là có sai khác.[1] Này Tu-bồ-đề, Bồ-tát thành tựu nhẫn ấy vượt hơn Thanh-văn, Bích-chi Phật.
Trú trong vô sinh nhẫn do quả báo ấy hành đạo Bồ-tát có thể đầy đủ đạo chủng trí, đầy đủ đạo chủng trí nên thường không lìa 37 pháp trợ đạo và Không, Vô tướng, Vô tác tam-muội và thường không lìa năm thần thông; vì không lìa năm thần thông nên có thể thành tựu tuệ giác cho chúng sinh, nghiêm tịnh cõi Phật, thành tựu tuệ giác cho chúng sinh; nghiêm tịnh cõi Phật rồi
 

[1] T. 7: Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 467, tr. 365c9-12: Phật bảo: Thiện Hiện! Các bậc Dự-lưu hoặc trí hoặc đoạn, cho đến Độc-giác hoặc trí hoặc đoạn cũng gọi Nhẫn Bồ-tát Ma-ha-tát. Lại có Nhẫn Bồ-tát Ma-ha-tát là nhẫn các pháp rốt ráo chẳng sanh. Đấy là sai khác.
trí tueä (apramāṇaprajñā). Phước đức và trí tuệ hai việc đầy đủ nên được như sở nguyện.
Hai nhẫn: (1) Sinh nhẫn: cũng gọi là Chúng sanh nhẫn. Nghĩa là Bồ-tát đối với tất cả chúng sanh không giận không bực, như mẹ hiền thương con. Cho dù chúng sanh có âm mưa hãm hại Bồ-tát thì Bồ-tát vẫn chịu đựng, không hề sinh tâm tức giận, ghét bỏ; hay được chúng sanh cung kính cúng dường mấy chăng nữa thì cũng không vì thế mà sinh tâm cống cao chấp trước. (2) Pháp nhẫn: Cũng gọi là Vô sinh pháp nhẫn. Nhẫn nghĩa là an nhẫn. Vô sinh pháp vốn chỉ cho pháp bất sinh bất diệt, ở đây chỉ nói về nghĩa bất sinh nên gọi là Vô sinh. Đối với pháp vô sinh, Bồ-tát chấp nhận, an vui, không động không lui, gọi là Pháp nhẫn. 

* Trang 288 *
device

rồi sẽ được trí Nhất thiết chủng. Như vậy, Bồ-tát đầy đủ Nhẫn ba-la-mật vô tướng.
* Lại nữa, trú trong năm uẩn vô tướng như mộng, như tiếng vang, như ảnh, như sóng nắng, như huyễn, như hóa, hành Thân tinh tấn, tâm tinh tấn; do thân tinh tấn nên khởi lên thần thông; khởi lên thần thông nên đi đến mười phương cõi nước cúng dường chư Phật, lợi ích chúng sinh; do sức thân tinh tấn mà giáo hóa chúng sinh khiến an trú trong ba thừa. Như vậy, Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật có thể đầy đủ Tinh tấn ba-la-mật vô tướng. Bồ-tát ấy do tâm tinh tấn, thánh vô lậu tinh tấn mà vào trong tám phần thánh đạo, có thể đầy đủ Tinh tấn ba-la-mật; Tinh tấn ba-la-mật ấy thu nhiếp hết thảy thiện pháp là bốn niệm xứ, bốn chánh cần, bốn như ý túc, năm căn, năm lực, bảy giác phần, tám phần thánh đạo, bốn thiền, bốn tâm vô lượng, bốn định vô sắc, tám giải thốt, định chín thứ lớp, mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn trí không ngại, mười tám pháp không chung. Bồ-tát hành pháp ấy nên đầy đủ trí Nhất thiết chủng; đầy đủ trí Nhất thiết chủng rồi dứt hết thảy phiền não và tập khí, đầy đủ 32 tướng, thân phóng hào quang vô lượng, vô đẳng; phóng hào quang rồi Chuyển pháp luân, ba lần chuyển, 12 hành tướng (tri-parivarta-dvādaśākāra-dharma-cakra-pravartana); Chuyển pháp luân 

* Trang 289 *
device

nên ba ngàn đại thiên thế giới sáu cách chấn động; hào quang chiếu khắp ba ngàn đại thiên thế giới; chúng sinh trong ba ngàn đại thiên thế giới nghe tiếng thuyết pháp, đều nhờ pháp ba thừa mà được độ thốt. Như vậy, Bồ-tát trú trong Tinh tấn ba-la-mật làm lợi ích lớn và có thể đầy đủ trí Nhất thiết chủng.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề, Bồ-tát trú trong năm uẩn vô tướng như mộng, như tiếng vang, như ảnh, như sóng nắng, như huyễn, như hóa, có thể đầy đủ Thiền ba-la-mật.
Bạch đức Thế Tôn, làm sao Bồ-tát trú trong năm uẩn như mộng, như tiếng vang, như ảnh, như sóng nắng, như huyễn, như hóa có thể đầy đủ Thiền ba-la-mật?
Này Tu-bồ-đề, Bồ-tát vào sơ thiền cho đến đệ tứ thiền, vào tâm vô lượng từ, bi, hỉ, xả; vào Vô biên hư không xứ cho đến Phi-hữu-tưởng Phi-vô-tưởng xứ; vào Không, Vô tướng, Vô tác tam-muội, vào tam-muội Như điện chớp, vào tam-muội Như kim cương, vào tam-muội Thánh chính; trừ tam-muội của chư Phật, các tam-muội khác hoặc chung với Thanh-văn, Bích-chi Phật đều vào, đều chứng và cũng không thọ mùi vị tam-muội, cũng không thọ quả báo tam-muội, vì sao? Vì Bồ-tát ấy

* Trang 290 *
device

ấy biết  tam-muội Vô tướng, không có tính sở hữu, làm sao đối với pháp vô tướng lại lãnh thọ mùi vị pháp vô tướng; pháp không có sở hữu lại lãnh thọ mùi vị pháp không có sở hữu? Nếu không có lãnh thọ mùi vị, thời không thọ sinh theo sức thiền định, hoặc ở cõi Sắc, hoặc ở cõi Vô sắc, vì sao? Vì Bồ-tát không thấy ba cõi ấy, cũng không thấy các thiền ấy, cũng không thấy người vào thiền, cũng không thấy người dùng pháp vào thiền. Nếu không có được pháp ấy tức có thể đầy đủ Thiền ba-la-mật vô tướng. Bồ-tát dùng Thiền ba-la-mật ấy vượt quá địa vị Thanh-văn, Bích-chi Phật.
Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, làm sao Bồ-tát đầy đủ Thiền ba-la-mật vô tướng mà có thể vượt qua địa vị Thanh-văn, Bích-chi Phật?
Phật bảo Tu-bồ-đề: Bồ-tát khéo học nội không, khéo học ngoại không, cho đến khéo học vô pháp hữu pháp không, đối với các không ấy không có pháp có thể trú được; hoặc quả Tu-đà-hồn, hoặc quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, quả A-la-hán cho đến trí Nhất thiết chủng; các không ấy cũng không. Bồ-tát hành các không như vậy có thể vào Bồ-tát vị.

* Trang 291 *
device

Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, Thế nào là Bồ-tát vị, thế nào là chẳng phải vị?
Này Tu-bồ-đề, hết thảy có sở đắc là chẳng phải Bồ-tát vị; hết thảy không có sở đắc là Bồ-tát vị.
Bạch đức Thế Tôn, thế nào là có sở đắc, thế nào là không có sở đắc?
Này Tu-bồ-đề, sắc là có sở đắc; thọ, tưởng, hành, thức là có sở đắc; mắt, tai, mũi, lưỡi, thân ý cho đến trí Nhất thiết chủng có sở đắc, là chẳng phải Bồ-tát vị. Này Tu-bồ-đề, Bồ-tát vị là các pháp không thể chỉ bày, không thể nói. Pháp gì không thể chỉ bày, không thể nói? Sắc cho đến trí Nhất thiết chủng, vì sao? Vì tính sắc không thể chỉ bày, không thể nói cho đến trí Nhất thiết chủng không thể chỉ bày, không thể nói. Như vậy gọi là Bồ-tát vị. Vào Bồ-tát vị ấy, hết thảy thiền định, tam-muội được đầy đủ còn không theo sức thiền định, tam-muội thọ sinh, huống gì ở trong dâm, nộ, si khởi lên tội nghiệp mà thọ sinh! Bồ-tát chỉ trú trong pháp như huyễn làm lợi ích chúng sinh, cũng không thủ đắc chúng sinh và pháp như huyễn. Nếu không có sở đắc, khi ấy có thể thành tựu tuệ giác cho chúng sinh, nghiêm tịnh cõi Phật. Như vậy gọi là Bồ-tát đầy đủ Thiền

* Trang 292 *
device

ba-la-mật vô tướng, cho đến Chuyển pháp luân. Nghĩa là pháp luân không thể có được.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề, Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật biết hết thảy pháp như mộng, như tiếng vang, như sóng nắng, như ảnh, như huyễn, như hóa.
Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, Bồ-tát làm sao biết hết thảy pháp như mộng, như tiếng vang, như sóng nắng, như ảnh, như huyễn, như hóa?
Này Tu-bồ-đề, Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật, không thấy mộng, không thấy kẻ nằm mộng; không thấy tiếng vang, không thấy kẻ nghe tiếng vang; không thấy ảnh, không thấy kẻ thấy ảnh; không thấy sóng nắng, không thấy kẻ thấy sóng nắng; không thấy huyễn, không thấy kẻ thấy huyễn; không thấy hóa, không thấy kẻ thấy hóa, vì sao? Vì mộng, tiếng vang, ảnh, sóng nắng, huyễn, hóa ấy đều là pháp điên đảo của người phàm phu ngu si. A-la-hán không thấy mộng, không thấy kẻ thấy mộng, cho đến không thấy hóa, không thấy kẻ thấy hóa; Bích-chi Phật, đại Bồ-tát, chư Phật cũng không thấy mộng, không thấy kẻ thấy mộng, cho đến không thấy hóa, không thấy kẻ thấy hóa, vì sao? Vì hết thảy pháp 

* Trang 293 *
device

không có tính sở hữu, không sinh, không nhất định.
Nếu pháp không có tính sở hữu, không sinh, không nhất định, thời Bồ-tát làm sao tu Bát-nhã ba-la-mật? Trong đây thủ sinh tướng tướng nhất định, lẽ ấy không đúng, vì sao? Vì nếu các pháp ít nhiều có tính, có sinh, có định tướng, thời không gọi là tu Bát-nhã ba-la-mật. Như vậy, Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật không tham trước sắc cho đến không tham trước thức, không tham trước cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô sắc, không tham trước các thiền, giải thốt, tam-muội, không tham trước bốn niệm xứ, cho đến tám phần thánh đạo, không tham trước Không, Vô tướng, Vô tác tam-muội, không tham trước Thí ba-la-mật cho đến Bát-nhã ba-la-mật; vì không tham trước nên có thể đầy đủ Bồ-tát sơ địa, đối với sơ địa cũng không sinh tâm tham trước, vì sao? Vì Bồ-tát ấy không thủ đắc địa ấy, làm sao sinh tâm tham trước? cho đến mười địa cũng như vậy. Bồ-tát ấy hành Bát-nhã ba-la-mật cũng không thủ đắc Bát-nhã ba-la-mật; nếu khi hành Bát-nhã ba-la-mật không thủ đắc Bát-nhã ba-la-mật, khi ấy thấy hết thảy pháp đều vào trong Bát-nhã ba-la-mật, cũng không thủ đắc pháp ấy, vì sao? Vì các pháp với Bát-nhã ba-la-mật không hai không khác, vì sao? Vì các

* Trang 294 *
device

pháp vào Như, pháp tính, thật tế nên không phân biệt.
Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, nếu các pháp vô tướng không có phân biệt, làm sao nói đó là thiện, đó là bất thiện, đó là hữu lậu, đó là vô lậu, đó là thế gian, đó là xuất thế gian, đó là hữu vi, đó là vô vi?
Này Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Trong thật tướng các pháp có pháp có thể nói đó là thiện, là bất thiện cho đến là hữu vi, là vô vi, là quả Tu-đà-hồn cho đến là A-la-hán, Bích-chi Phật, là Vô thượng chánh đẳng chánh giác chăng?
Bạch đức Thế Tôn, không thể nói.
Này Tu-bồ-đề, vì nhân duyên ấy nên biết hết thảy pháp vô tướng, không có phân biệt, không sinh, không nhất định, không thể chỉ bày. Ta khi xưa hành Bồ-tát đạo, cũng không có pháp, có tính có thể thủ đắc, hoặc sắc, hoặc thọ, tưởng, hành, thức, cho đến hoặc hữu vi, hoặc vô vi, hoặc quả Tu-đà-hồn cho đến Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Như vậy, Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, từ khi mới phát tâm cho đến khi được Vô thượng chánh đẳng chánh giác, nên khéo học các pháp tính; khéo học các pháp tính nên gọi là đạo Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Hành đạo ấy có

* Trang 295 *
device

thể đầy đủ sáu Ba-la-mật, thành tựu tuệ giác cho chúng sinh, nghiêm tịnh cõi Phật; trú trong pháp ấy được Vô thượng chánh đẳng chánh giác, đem pháp ba thừa độ thốt chúng sinh, cũng không tham trước ba thừa. Như vậy, Bồ-tát do pháp vô tướng nên học Bát-nhã ba-la-mật.
LUẬN: Hỏi: Tu-bồ-đề hỏi Phật: Nếu các pháp vô tướng không có phân biệt, thời làm sao nói sáu Ba-la-mật sai khác? Phật lại đáp: Bồ-tát trú trong năm uẩn như mộng có thể đầy đủ sáu Ba-la-mật. Tu-bồ-đề lại lấy nghĩa Không ra hỏi, Phật lại lấy nghĩa Không để đáp. Hỏi đáp như vậy làm sao có sai khác?
Đáp: Tu-bồ-đề hỏi: Nếu các pháp không, sao nay thấy Bồ-tát hành sáu Ba-la-mật được thành Phật? Phật đáp: Kẻ phàm phu xa lìa trí tuệ chơn thật, chấp thủ tướng nên thấy Bồ-tát hành sáu Ba-la-mật được làm Phật, tham trước pháp Không ấy nên vấn nạn. Bồ-tát tuy ở trong năm uẩn như huyễn, như mộng, cũng do tâm Không mà hành bố thí; nên tuy hành các pháp, đầy đủ Ba-la-mật mà không chướng ngại nơi Không; thí như mây mù ở xa thời thấy, ở gần thời không trông thấy. Phàm phu cũng như vậy, vì xa lìa thật tướng nên thấy chư Phật và Bồ-tát, vì gần thật tướng nên thấy đều không; thế nên không chướng ngại. Vì không chướng ngại nên có thể ở trong một niệm tu Thí ba-la-mật mà có thể đầy đủ tu các thiện pháp. Người ấy thường tu Ba-la-mật vô lậu thanh tịnh nên khi chuyển đổi thân, trở

* Trang 296 *
device

lại được quả báo thân Ba-la-mật vô lậu. Được quả báo là không còn tu hành, tự nhiên có được; thí như do quả báo được nhãn căn, tự nhiên có thể thấy sắc. Được quả báo đắc Ba-la-mật vô lậu ấy rồi có thể biến một thân thành vô lượng vô số thân, ở chỗ mười phương chư Phật, nghe Phật thuyết pháp sâu xa đầy đủ, độ thốt hết thảy chúng sinh, dần dần nghiêm tịnh cõi Phật, tùy theo nguyện làm Phật sự.
Hỏi: Nếu các pháp không, vô tướng thời làm sao phân biệt, làm sao biết được hành Thí ba-la-mật có thể đầy đủ các Ba-la-mật khác?
Đáp: Hành giả tuy không tự phân biệt biết, mà chư Phật, Bồ-tát nói người đó hành thí, hành giới, có thể đầy đủ các hạnh. Như người Thanh-văn vào kiến đế vô lậu, vô tướng, vô phân biệt, các thánh nhân khác cũng đếm biết pháp họ được đắc.[1] Biết thật tướng các pháp là vô tướng, ấy gọi là chánh kiến. Chánh kiến đắc lực gọi là chánh hạnh. Khi ấy không não hại chúng sinh, không làm việc ác; ấy gọi là chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng. Khi ấy tuy không nói gì, cũng không làm gì mà vẫn gọi là chánh ngữ, chánh nghiệp, vì sao? Vì rốt ráo không não hại chúng sinh nên gọi đó là chánh ngữ, chánh nghiệp thâm diệu. Từ trong đó phát tâm, tạo tác gọi là chánh tinh tấn; buộc niệm vào duyên gọi là chánh niệm; nhiếp tâm một chỗ gọi là chánh định. Thấy thật tướng của thân, thọ, tâm, pháp, ấy gọi là bốn niệm xứ, cho đến bảy giác ý cũng như vậy.
 

[1] Đại trí độ luận, quyển 3: Các hạng người hữu học, Và các người đếm pháp, Xin như thật mà nói, Pháp sở hành của họ. Trong ấy, thế nào là người học? thế nào là người đếm pháp? Bấy giờ, Xá-lợi-phất im lặng. Phật hỏi như vậy ba lần, Xá-lợi-phất đều im lặng. Phật muốn chỉ bày đầu mối của nghĩa lý, mới hỏi Xá-lợi-phất “có sanh chăng?” Xá-lợi-phất thưa “Bạch đức Thế Tôn, có sanh”. Có sanh là vì muốn pháp hữu vi có sanh nên gọi là người học. Do trí tuệ được pháp vô sanh, nên gọi là người đếm pháp.

 

* Trang 297 *
device

Ở trong bốn niệm xứ cũng như ở trong tám phần thánh đạo, các thánh nhân đều đếm biết; Bồ-tát cũng như vậy, hành Thí ba-la-mật vô tướng ấy có thể đầy đủ Giới ba-la-mật v.v... Giống như Thí ba-la-mật, Giới ba-la-mật thu nhiếp các thiện pháp cũng như vậy.
Hỏi: Ở phẩm trên[1] do một Ba-la-mật đầy đủ các Ba-la-mật và với ở đây, Ba-la-mật vô tướng nhiếp hết thảy pháp có gì sai khác?
Đáp: Trên kia ở trong một niệm có thể đầy đủ các Ba-la-mật, còn đây nói các pháp tuy không, vô tướng mà vẫn có thể đầy đủ các Ba-la-mật, đó là sai khác.
 
 
__________
 

[1] Tham khảo Đại trí độ luận, quyển 87; Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh, quyển 23, phẩm Nhất niệm; Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh, quyển 466;

 

* Trang 298 *
device

 

Xem mục lục