GIẢI THÍCH: PHẨM VÔ TÁC THỨ 43.
(Kinh Đại Bát Nhã ghi: Phần 2, Phẩm Vô Tiêu Xí thứ 41)
KINH: Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bát-nhã ba-la-mật ấy không làm.
Phật dạy: Vì tác giả không thể có được; sắc không thể có được, cho đến hết thảy pháp không thể có được.
Bạch đức Thế Tôn, nếu Bồ-tát ma-ha-tát muốn tu Bát-nhã ba-la-mật, nên tu thế nào?
Phật bảo Tu-bồ-đề: Bồ-tát ma-ha-tát muốn tu Bát-nhã ba-la-mật, không tu sắc (rūpa) là tu Bát-nhã ba-la-mật, không tu thọ (vedanā), tưởng (saṃjña), hành (saṃskāra), thức (vijñāna) là tu Bát-nhã ba-la-mật, cho đến không tu trí nhất thiết chủng (sarvathā-jñāna), là tu Bát-nhã ba-la-mật. Không tu sắc thường vô thường là tu Bát-nhã ba-la-mật; cho đến không tu trí nhất thiết chủng thường vô thường là tu Bát-nhã ba-la-mật. Không tu sắc hoặc khổ hoặc vui, là tu Bát-nhã ba-la-mật; cho đến không tu trí nhất thiết
* Trang 143 *
chủng hoặc khổ hoặc vui, là tu Bát-nhã ba-la-mật. Không tu sắc là ngã phi ngã là tu Bát-nhã ba-la-mật, cho đến không tu trí nhất thiết chủng là ngã phi ngã, là tu Bát-nhã ba-la-mật. Không tu sắc tịnh bất tịnh là tu Bát-nhã ba-la-mật, cho đến không tu trí nhất thiết chủng tịnh bất tịnh, là tu Bát-nhã ba-la-mật, vì cớ sao? Vì sắc ấy tánh không có sở hữu gì, làm sao có thường (nitya) vô thường (anitya), khổ (duḥkha), vui (sukha), ngã (ātman), vô ngã (anātman), tịnh (vimala), bất tịnh (avimala); thọ (vedanā), tưởng (saṃjña), hành (saṃskāra), thức (vijñāna) tánh cũng không có sở hữu gì, làm sao có thường vô thường, cho đến tịnh bất tịnh; cho đến trí nhất thiết chủng tánh không có sở hữu gì, làm sao có thường vô thường, cho đến tịnh bất tịnh. (Kinh Đại Bát Nhã ghi: Còn không thấy sắc, thọ, tưởng, hành, thức, huống thấy sắc, thọ, tưởng, hành, thức hoặc thường hoặc vô thường v.v... N.D)
* Lại nữa, Tu-bồ-đề, Bồ-tát ma-ha-tát khi tu Bát-nhã ba-la-mật ; không tu sắc chẳng đầy đủ, (Kinh Đại Bát Nhã ghi: Viên mãn - N.D) là tu Bát-nhã ba-la-mật; không tu thọ, tưởng, hành, thức chẳng đầy đủ là tu Bát-nhã ba-la-mật; cho đến không tu trí nhất thiết chủng chẳng đầy đủ, là tu Bát-nhã ba-la-mật, vì sao? Vì sắc chẳng đầy đủ ấy chẳng gọi là sắc, như vậy cũng chẳng tu, là tu Bát-nhã ba-la-mật; thọ, tưởng, hành, thức chẳng đầy đủ, ấy chẳng gọi là thức, như vậy cũng chẳng tu, là tu
* Trang 144 *
Bát-nhã ba-la-mật; cho đến không tu trí nhất thiết chủng chẳng đầy đủ ấy không gọi là trí nhất thiết chủng, như vậy cũng chẳng tu, là tu Bát-nhã ba-la-mật.
Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Thật chưa từng có, bạch đức Thế Tôn! Khéo nói tướng chướng ngại không chướng ngại (Kinh Đại Bát Nhã ghi: Tướng chấp trước không chấp trước - N.D) của thiện nam tử, thiện nữ nhân khi cầu Bồ-tát đạo.
Phật dạy: Như vậy, như vậy! Tu-bồ-đề, Phật khéo nói tướng chướng ngại không chướng ngại của thiện nam tử, thiện nữ nhân khi cầu Bồ-tát đạo.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề, nếu Bồ-tát ma-ha-tát khi tu Bát-nhã ba-la-mật, không tu sắc chẳng chướng ngại, là tu Bát-nhã ba-la-mật, (hoặc theo kinh Đại Bát Nhã ghi: Không chấp trước không tu sắc, là tu Bát-nhã ba-la-mật - N.D) không tu thọ, tưởng, hành, thức chẳng chướng ngại, là tu Bát-nhã ba-la-mật; không tu mắt chẳng chướng ngại, là tu Bát-nhã ba-la-mật; không tu tai, mũi, lưỡi, thân chẳng chướng ngại, là tu Bát-nhã ba-la-mật; không tu ý chẳng chướng ngại là tu Bát-nhã ba-la-mật; không tu Thí ba-la-mật chẳng chướng ngại là tu Bát-nhã ba-la-mật; không tu Giới ba-la-mật chẳng chướng ngại là tu Bát-nhã ba-la-mật; không tu Nhẫn ba-la-mật
* Trang 145 *
chẳng chướng ngại là tu Bát-nhã ba-la-mật; không tu Tấn ba-la-mật chẳng chướng ngại là tu Bát-nhã ba-la-mật; không tu Thiền ba-la-mật chẳng chướng ngại là tu Bát-nhã ba-la-mật; không tu Bát-nhã ba-la-mật chẳng chướng ngại là tu Bát-nhã ba-la-mật; cho đến không tu trí nhất thiết chủng (sarvathā-jñāna) chẳng chướng ngại là tu Bát-nhã ba-la-mật.
Tu-bồ-đề, Bồ-tát ma-ha-tát khi tu Bát-nhã ba-la-mật như vậy, biết sắc là chẳng chướng ngại, biết thọ, tưởng, hành, thức là chẳng chướng ngại; cho đến biết trí nhất thiết chủng là chẳng chướng ngại, biết quả Tu-đà-hồn chẳng chướng ngại, biết quả Tư-đà-hàm chẳng chướng ngại, biết quả A-na-hàm chẳng chướng ngại, biết Bích-chi Phật đạo chẳng chướng ngại, biết đạo Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề chẳng chướng ngại. (Kinh Đại Bát Nhã ghi: Như thật biết rõ sắc không có tướng chấp trước không chấp trước v.v...N.D).
Bấy giờ, Tuệ-nạng Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Thật chưa từng có, bạch đức Thế Tôn. Pháp thậm thâm ấy, nếu nói cũng chẳng tăng chẳng giảm, nếu không nói cũng chẳng tăng chẳng giảm. (Kinh Đại Bát Nhã ghi: Pháp tánh thậm thâm rất là hy hữu, hoặc nói hoặc không nói đều không tăng không giảm - N.D).
* Trang 146 *
Phật bảo Tu-bồ-đề: Như vậy, như vậy! Pháp thậm thâm ấy, nếu nói cũng chẳng tăng chẳng giảm, nếu không nói cũng chẳng tăng chẳng giảm; thí như Phật trọn đời hoặc khen hoặc chê hư không, khi khen hư không không tăng không giảm, khi chê hư không cũng không tăng không giảm.
Tu-bồ-đề, thí như đối với người huyễn, khi khen không tăng không giảm, khi chê cũng không tăng không giảm, khi khen không mừng, khi chê không lo. Tu-bồ-đề, các pháp tánh cũng như vậy, hoặc nói hoặc không nói cũng như cũ không đổi khác.
Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn! Các Bồ-tát ma-ha-tát tu hành rất là khó, khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật không lo không mừng, mà tập hành được Bát-nhã ba-la-mật, đối với Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề cũng không thối chuyển, vì sao? Bạch đức Thế Tôn! Vì tu Bát-nhã ba-la-mật giống như tu hư không, như trong hư không, không có Bát-nhã ba-la-mật, không có Thiền, không có Tấn, không có Nhẫn, không có Giới, không có Thí ba-la-mật; như trong hư không, không có sắc (rūpa), không có thọ (vedanā), tưởng (saṃjña), hành (saṃskāra), thức (vijñāna); cũng không có nội không (adhyātma-śūnyatā), ngoại không (bahirdhā-śūnyatā), nội ngoại không (adhyātma-bahirdhā-śūnyatā ), cho đến vô pháp hữu pháp không (abhāva-svabhāva-śūnyatā); không có bốn niệm xứ cho đến không có tám Thánh đạo phần; không có Phật mười lực
* Trang 147 *
cho đến mười tám pháp không chung; không có quả Tu-đà-hồn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, quả A-la-hán; không có Bích-chi Phật đạo, không có Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác (anuttarā-saṃyak-saṃbodhi). Tu Bát-nhã ba-la-mật cũng như vậy.
Bạch đức Thế Tôn! Nên kính lễ các Bồ-tát ma-ha-tát ấy phát đại thệ nguyện trang nghiêm (Kinh Đại Bát Nhã ghi: Mặc áo giáp công đức - N.D)
Bạch đức Thế Tôn, các vị ấy vì chúng sanh mà phát đại nguyện trang nghiêm, siêng tinh tấn, như vì hư không mà phát đại thệ nguyện trang nghiêm, siêng tinh tấn.
Bạch đức Thế Tôn, các vị ấy muốn độ chúng sanh là như muốn độ hư không.
Bạch đức Thế Tôn, các Bồ-tát ma-ha-tát ấy phát đại nguyện trang nghiêm là vì chúng sanh như hư không v.v... mà phát đại nguyện trang nghiêm.
Bạch đức Thế Tôn, các vị ấy phát đại thệ nguyện trang nghiêm muốn độ chúng sanh, là như muốn cất hư không lên. (Kinh Đại Bát Nhã ghi: Các Bồ-tát ma-ha-tát vì cứu vớt chúng sanh ra khỏi khổ sanh tử, mà mặc áo giáp công đức, siêng tinh tấn cũng như cất hư không để lên chỗ cao thắng - N.D).
* Trang 148 *
Bạch đức Thế Tôn, các Bồ-tát ma-ha-tát có sức tinh tấn lớn muốn độ chúng sanh nên phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề (anuttarā-saṃyak-saṃbodhi).
Bạch đức Thế Tôn, các Bồ-tát ma-ha-tát phát đại thệ nguyện trang nghiêm muốn độ chúng sanh nên phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề (anuttarā-saṃyak-saṃbodhi).
Bạch đức Thế Tôn, các Bồ-tát ma-ha-tát đại dõng mãnh vì độ chúng sanh như hư không nên phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề (anuttarā-saṃyak-saṃbodhi), vì sao? Bạch đức Thế Tôn! Vì nếu đầy chư Phật trong ba ngàn đại thiên thế giới nhiều như tre, lau, mía, lúa, mè, rừng cây, hoặc một kiếp, hoặc non một kiếp thuyết pháp, mỗi mỗi đức Phật độ vô lượng vô biên vô số chúng sanh, khiến vào Niết-bàn. Chúng sanh ấy tánh cũng chẳng giảm, cũng chẳng tăng, vì sao? Vì chúng sanh không có gì của chính nó, vì chúng sanh xa lìa tướng; cho đến chúng sanh được chư Phật trong mười phương thế giới độ thốt cũng như vậy.
Bạch đức Thế Tôn, do nhân duyên ấy, con nói như vầy: Người ấy muốn độ chúng sanh nên phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề (anuttarā-saṃyak-saṃbodhi), là muốn độ hư không.
Khi ấy có một Tỳ-kheo nói rằng: Muốn kính lễ Bát-nhã ba-la-mật, trong Bát-nhã ba-la-mật tuy không có pháp sanh, không có pháp diệt, mà có giới
* Trang 149 *
uẩn (śīla-skandha), định uẩn (dhyāna-skandha), tuệ uẩn (prajñā-skandha), giải thốt uẩn (vimukti-skandha), giải thốt tri kiến uẩn (vimukti-jñāna-darśana-skandha); mà có các Tu-đà-hồn (srota-āpanna), các Tư-đà-hàm (sakṛd-āgāmin), các A-na-hàm (anāgāmin), các A-la-hán (arhan), các Bích-chi Phật (pratyeka-buddha ), có các Phật; mà có Phật bảo (Buddha-ratna), Pháp bảo (dharma-ratna), Tỳ-kheo Tăng bảo (sangha-ratna), mà có Chuyển pháp luân (dharma-cakra).
LUẬN: Tu-bồ-đề nghe Phật dạy Bát-nhã ba-la-mật không có tướng khởi, tướng tác, nên nay ở trước Phật, nói Bát-nhã ba-la-mật không làm gì. Nếu không làm là không thể dứt các phiền não, không thể tu tập các thiện pháp. Trong đây Phật nói nhân duyên: Từ tác giả cho đến hết thảy pháp đều không thể có được. Kẻ biết còn không có huống gì kẻ làm.
Tu-bồ-đề nói: Nếu không có kẻ làm, là Bát-nhã ba-la-mật không có làm được gì, vậy làm sao tu Bát-nhã ba-la-mật?
Phật dạy: Nếu Bồ-tát không tu hết thảy pháp, không được hết thảy pháp, hoặc thường hoặc vô thường, cho đến hoặc tịnh hoặc bất tịnh, ấy gọi là tu Bát-nhã ba-la-mật.
Hết thảy pháp (sarva-dharma) là từ sắc cho đến trí nhất thiết chủng (sarvathā-jñāna), ấy là pháp hành của Bồ-tát. Đối với pháp ấy, người vô trí hành các pháp thường v.v..., người trí hành các pháp vô thường v.v... Bát-nhã ba-la-mật khai thị thật tướng các pháp, nên không nói các pháp là thường vô thường, vô thường tuy phá được điên đảo chấp thường; trong Bát-nhã không thọ nhận pháp đó, vì nó có thể sanh tâm chấp trước,
* Trang 150 *
tư duy trù lượng, tìm định tướng thường vô thường, không thể có được.
Hỏi: Sắc v.v... là pháp có tội lỗi có thể quán nó bất tịnh, khổ, còn các thiện pháp khác, làm sao quán nó bất tịnh, khổ?
Đáp: Đó là bất tịnh, khổ về mặt danh tự, như pháp tốt lành an ổn theo ý, gọi là thanh tịnh khối lạc. Pháp không an ổn theo ý gọi là bất tịnh, khổ. Đối với pháp lành người vui thích thì cho là tịnh, vui; người chán ghét không mừng thì cho là bất tịnh, khổ.
Tu-bồ-đề nghĩ rằng: Nếu lìa các phép quán, chắc sẽ đầy đủ Bồ-tát đạo ư? Thế nên Phật dạy: Nếu không tu sắc v.v... chẳng đầy đủ (viên mãn) là tu Bát-nhã ba-la-mật.
Sắc đầy đủ là đối với sắc pháp v.v... ức tưởng phân biệt thường, vô thường v.v... ấy gọi là đầy đủ.
Sắc không đầy đủ là đối với sắc pháp v.v... dùng quán vô thường v.v... phá thường v.v... ấy gọi là không đầy đủ, vì thiếu thường v.v... Nay đối với sắc cũng không tu vô thường quán, nên nói là không tu sắc... không đầy đủ, ấy là tu Bát-nhã ba-la-mật.
* Lại nữa, có người nói đầy đủ là Bồ-tát bổ xứ thật quán đúng như sắc, cho đến trí nhất thiết chủng, ấy gọi là đầy đủ, ngồi ra là không đầy đủ. Nếu Bồ-tát không tu sắc v.v... không đầy đủ, tức là tu Bát-nhã ba-la-mật đầy đủ, vì
* Trang 151 *
sao? Vì sắc chẳng đầy đủ, tức là phi sắc, vì sắc chẳng phải tướng thường.
Phật dạy: Đưa chúng sanh ra khỏi thường, đặt trong không sở hữu, vì theo âm thanh ngữ ngôn nên nói thật thanh tịnh; cũng không tu như vậy, ấy là tu Bát-nhã ba-la-mật.
Khéo nói đạo phi đạo nên Tu-bồ-đề nói: Hy hữu! Ngại là phi đạo, vô ngại là đạo (Kinh Đại Bát Nhã ghi: Chấp trước là phi đạo, không chấp trước là đạo - N.D).
Phật xem tâm chúng hội phần nhiều hồi hướng đến “Không”, biết Bát-nhã ba-la-mật không có tướng ngại, nên nói không tu sắc v.v... vô ngại, là tu Bát-nhã ba-la-mật. Tu được như vậy, đối với sắc pháp v.v... vô ngại.
Tu-bồ-đề tuy không cứu xét cùng tột lý rốt ráo không, mà thường vui nói pháp “Không” hy hữu ấy trái với hết thảy pháp thế gian. Phật chấp nhận lời Tu-bồ-đề nói; hoặc nói hoặc chẳng nói, đều không tăng không giảm, là thật tướng các pháp. Nếu lấy thân nghiệp hủy hoại cũng không thể làm cho khác đi, huống gì dùng miệng nói, vì tướng thường chẳng sanh, thí như hư không. Hư không là Bát-nhã ba-la-mật, người huyễn là hành giả, hành giả tuy do tội nghiệp nhân duyên sanh, là pháp hư dối, vì hợp với Bát-nhã ba-la-mật nên không có khác, như các thứ màu sắc, đến bên núi Tu-di, đồng là kim sắc. Thật tướng các
* Trang 152 *
pháp ấy không thể biết, không thể nói, cho nên hoặc nói hoặc không nói, đều vẫn như cũ không đổi khác.
Bấy giờ Tu-bồ-đề nghĩ rằng: “Nếu các pháp rốt ráo không, không có sở hữu gì như hư không, cho đến không có tướng vi tế, mà Bồ-tát hay tu tập thiện pháp, được đạo vô thượng, việc ấy khó tin khó nhận”. Nghĩ như vậy rồi bạch Phật rằng: Việc các Bồ-tát làm rất khó, làm được việc khó, cho nên nên lễ bái, nghĩa là vì hay phát thệ nguyện lớn trang nghiêm. (Kinh Đại Bát Nhã ghi: Mặc áo giáp công đức- N.D). Tu-bồ-đề với tâm cho là hy hữu nói: Bồ-tát ma-ha-tát vì Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề (anuttarā-saṃyak-saṃbodhi) mà đại thệ trang nghiêm, nên tất cả trời người đều nên lễ bái.
Hỏi: Làm sao biết đó là đại thệ trang nghiêm?
Đáp: Trong đây Tu-bồ-đề tự nói thí dụ: Như có người vì hư không nên siêng tu tinh tấn (vīryabala), vì lợi ích nên đại thệ trang nghiêm. Bồ-tát vì lợi ích chúng sanh nên siêng tu tinh tấn cũng như vậy. Bạch đức Thế Tôn! Nếu có người muốn độ hư không, Bồ-tát ma-ha-tát muốn độ chúng sanh cũng như vậy.
Hỏi: Chỉ một việc cớ sao nói lại?
Đáp: Lợi ích là chưa được Niết-bàn, chỉ làm cho được trí tuệ, thiền định v.v..., vui đời này, đời sau. Muốn độ là làm cho được hết lậu hoặc, thành đạo Tam thừa; vào Vô-dư Niết-bàn. Như hư không, không sanh không diệt,
* Trang 153 *
không khổ không vui, không mở không trói, vì không có sở hữu gì, chúng sanh cũng như vậy. Thế nên nói: Bạch đức Thế Tôn, vì độ chúng sanh hư không nên đại thệ, trang nghiêm. Như hư không, không có sắc không có hình, nếu có ý muốn rốt ráo không, là khó. Chúng sanh pháp cũng rốt ráo không như vậy, mà Bồ-tát muốn đưa chúng sanh ba cõi vào trong Niết-bàn, thế nên gọi là đại thệ trang nghiêm.
Tu-bồ-đề lại tán thán Bồ-tát ấy có sức tinh tấn lớn, không theo tâm tà nghi, nên tuy chưa được Phật đạo, chưa diệt các kiết sử, mà có thể dõng mãnh lớn, tu được Bồ-tát đạo, vì chúng sanh như vậy, chúng sanh cũng không. Thí như lấy các màu sắc muốn vẽ lên hư không. Trong đây Phật nói nhân duyên chúng sanh không, là chư Phật mười phương như hằng hà sa, dùng sức thần thông vì chúng sanh mà trải vô lượng kiếp thuyết pháp, mỗi mỗi Phật độ vô lượng vô số chúng sanh vào Niết-bàn; giả sử như vậy, đối với chúng sanh không có giảm ít đi. Nếu thật có chúng sanh, thật có giảm ít, thời lẽ đáng chư Phật có tội làm giảm ít chúng sanh. Nếu chúng sanh thật “Không”, chỉ vì nhân duyên hòa hợp nên có chúng sanh giả danh, không có định tướng, nên bấy nhiêu Phật độ chúng sanh, thật chúng sanh không giảm ít. Nếu không độ cũng không tăng, thế nên chư Phật không có cái lỗi làm giảm ít chúng sanh. Thế nên nói Bồ-tát muốn độ chúng sanh là muốn độ hư không.
* Trang 154 *
Bấy giờ có một Tỳ-kheo, nghe nói tướng rốt ráo không, vừa kinh hãi vừa mừng nói: Tôi sẽ lễ bái Bát-nhã ba-la-mật; trong Bát-nhã ba-la-mật không có pháp có tướng thật nhất định, mà vẫn có chúng sanh và nghiệp báo.
KINH: Bấy giờ, Thích-đề-hồn-nhân (Śakra-devānāmindra) nói với Tu-bồ-đề: Nếu Bồ-tát ma-ha-tát tu tập Bát-nhã ba-la-mật, là tu tập pháp gì?
Tu-bồ-đề đáp: Kiều-thi-ca! Bồ-tát ma-ha-tát tu tập Bát-nhã ba-la-mật là tu tập “Không”.
Thích-đề-hồn-nhân bạch Phật, bạch đức Thế Tôn, nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân thọ trì Bát-nhã ba-la-mật, thân cận, đọc tụng, giảng nói, nhớ nghĩ đúng, con sẽ thủ hộ thế nào?
Bấy giờ Tu-bồ-đề nói với Thích-đề-hồn-nhân: Kiều-thi-ca, vả chăng ông thấy pháp ấy có thể thủ hộ chăng?
Thích-đề-hồn-nhân đáp: Thưa không, Tu-bồ-đề! Tôi không thấy pháp ấy có thể thủ hộ.
Tu-bồ-đề nói: Kiều-thi-ca, nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân, tu hành như lời trong Bát-nhã ba-la-mật nói, tức là thủ hộ, nghĩa là thường không xa lìa đúng như Bát-nhã ba-la-mật nói mà tu hành. Thiện nam tử, thiện nữ nhân ấy, hoặc người hoặc chẳng
* Trang 155 *
phải người, không tìm được chỗ thuận tiện để phá, nên biết thiện nam tử, thiện nữ nhân ấy, không xa lìa Bát-nhã ba-la-mật.
Kiều-thi-ca, nếu người muốn thủ hộ kẻ tu hành Bát-nhã ba-la-mật là muốn thủ hộ hư không.
Kiều-thi-ca, ý ông nghĩ sao? Ông có thể thủ hộ chiêm bao, rán nắng, bóng, tiếng vang, sự huyễn hóa chăng?
Thích-đề-hồn-nhân đáp: Không thể thủ hộ.
Nếu người muốn thủ hộ các Bồ-tát ma-ha-tát tu Bát-nhã ba-la-mật cũng như vậy, chỉ luống tự khổ nhọc.
Kiều-thi-ca, ý ông nghĩ sao? Có thể thủ hộ sự biến hóa của Phật chăng?
Thích-đề-hồn-nhân thưa: Không thể thủ hộ.
Nếu người muốn thủ hộ các Bồ-tát ma-ha-tát tu Bát-nhã ba-la-mật cũng như vậy.
Kiều-thi-ca, ý ông nghĩ sao? Có thể thủ hộ pháp tánh, thật tế, như như, bất khả tư nghì tánh chăng?
Thích-đề-hồn-nhân thưa: Không thể thủ hộ.
* Trang 156 *
Nếu người muốn thủ hộ các Bồ-tát ma-ha-tát tu Bát-nhã ba-la-mật cũng như vậy.
Bấy giờ Thích-đề-hồn-nhân hỏi Tu-bồ-đề! Làm sao Bồ-tát ma-ha-tát tu Bát-nhã ba-la-mật, biết thấy các pháp như mộng, như rán nắng, như bóng, như tiếng vang, như huyễn, như hóa, các Bồ-tát ma-ha-tát đúng như chỗ biết thấy nên không nghĩ mộng, không nghĩ đó là mộng, không nghĩ dùng mộng, không nghĩ ta mộng. Đối với rán nắng, bóng, tiếng vang, huyễn, hóa cũng như vậy.
Tu-bồ-đề nói: Kiều-thi-ca, nếu Bồ-tát ma-ha-tát tu Bát-nhã ba-la-mật; không nghĩ sắc, không nghĩ đó là sắc, không nghĩ dùng sắc, không nghĩ ta sắc, Bồ-tát ma-ha-tát ấy cũng có thể không nghĩ mộng, không nghĩ là mộng, không nghĩ dùng mộng, không nghĩ ta mộng; cho đến hóa cũng không nghĩ hóa, không nghĩ là hóa, không nghĩ dùng hóa, không nghĩ ta hóa. Thọ (vedanā), tưởng (saṃjña), hành (saṃskāra), thức (vijñāna) cũng như vậy; cho đến nhất thiết trí (sarvajña), không nghĩ nhất thiết trí, không nghĩ là nhất thiết trí, không nghĩ dùng nhất thiết trí, không nghĩ ta nhất thiết trí. Bồ-tát ấy cũng có thể không nghĩ mộng, không nghĩ là mộng, không nghĩ dùng mộng, không nghĩ ta mộng, cho đến hóa cũng như vậy.
* Trang 157 *
Như vậy Kiều-thi-ca, Bồ-tát ma-ha-tát biết các pháp như mộng, như rán nắng, như bóng, như tiếng vang, như huyễn, như hóa.[1]
LUẬN: Đế-thích liền hỏi: Tu-bồ-đề theo Phật được nghe dạy Bát-nhã thậm thâm, vì tu tập pháp gì?
Tu-bồ-đề đáp: Các pháp đều qui về Niết-bàn, nên hãy tu tập các pháp không (sarvadharma-śūnya), thế nên nói muốn tu tập Bát-nhã ba-la-mật hãy tu tập không. Đế-thích là vua của người trời, đối với thế gian tự tại, có thể giúp cho sự cần thiết, nguyện làm kẻ thủ hộ. Nghe Bát-nhã ba-la-mật ấy, hoan hỷ bạch Phật rằng: Con sẽ làm việc thủ hộ gì? Tùy theo chỗ người kia cần, con sẽ đều giúp cho. Tu-bồ-đề và một Tỳ-kheo theo pháp xuất gia, chỉ kính lễ mà thôi. Các ác quỷ thường xúc não người ấy, Ma hoặc Ma dân thường xúc não người tu, thế nên hỏi Phật: Con sẽ lấy việc gì thủ hộ, hoặc tự mình thủ hộ, hoặc sai đệ tử, hoặc sai quan thuộc hầu hạ, tùy theo Phật dạy.
Tu-bồ-đề biết Bát-nhã ba-la-mật có vô lượng lực, lại biết ý Phật muốn khiến cho Bát-nhã ba-la-mật Phật quý trọng, không cần thọ ân, cho nên nói với Đế-thích: Kiều-thi-ca, trong Bát-nhã ba-la-mật, tất cả đều không, như huyễn, như mộng, vả ông thấy nhất định có một pháp có thể thủ hộ ư?
Đế-thích đáp: Thưa không.
[1] T. 8: Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 12, phẩm Vô tác thứ 43 (無作品43), tr. 309c21-310a3; tham khảo Kinh Kim cang: giảng thuyết cho người khác bằng cách không nắm bắt ý tưởng pháp, như như chẳng dao động. Tại sao? bởi vì: Tất cả các pháp hữu vi: như chiêm bao, huyễn thuật, như bọt nước, ảnh tượng, như sương mai, điện chớp, cần được nhìn như thế; Vajracchedikā sūtra: Kathaṁ ca saṁprakāśayet? tadyathākāśe-tārakā timiraṁ dīpo māyāvaśyāya budbudam| svapnaṁ ca vidyudabhraṁ ca evaṁ draṣṭavya saṁskṛtam|| tathā prakāśayet, tenocyate saṁprakāśayediti||
* Trang 158 *
Nếu có một pháp có thể thấy, thời không gọi là Bát-nhã ba-la-mật rốt ráo không. Nếu có một pháp không thể thấy, tại sao nói tôi sẽ làm việc gì để thủ hộ?
* Lại nữa, Kiều-thi-ca! Nếu người tu an trú như trong Bát-nhã ba-la-mật nói, tức là thủ hộ. Nếu Bồ-tát nhất tâm tín thọ như trong Bát-nhã ba-la-mật nói, tư duy nhớ nghĩ đúng, vào thiền định quán thật tướng các pháp, được trí tuệ về rốt ráo không, tương ưng với vô sanh pháp nhẫn (anutpattika-dharma-kṣānti), vào địa vị Bồ-tát. Người như vậy không tiếc thân mạng, huống gì vật bên ngồi? Người này không cần thủ hộ. Thủ hộ là ngăn các điều khổ não, khiến được an vui. Người này lìa hết thảy pháp thế gian, nên không có ưu sầu khổ não; được việc thế gian không lấy làm mừng, mất việc thế gian không lấy làm lo, nghĩa là thường không lìa hạnh Bát-nhã ba-la-mật như đã nói. Nếu người tu một thời gian, sau trở lại bị mất, thời nên cần thủ hộ; nếu thường không lìa Bát-nhã ba-la-mật như đã nói, thời không cần thủ hộ. Như quỷ Dạ-xoa Già-la lấy nắm tay đánh trên đầu Xá-lợi-phất,[1] trong lúc Xá-lợi-phất vào Diệt tận định, không biết đánh đau. Khí phần của Bát-nhã ba-la-mật tức là Diệt tận định. Thế nên người hoặc phi nhân không thể tìm được thuận tiện để phá.
Lược nói có hai nhân duyên không cần thủ hộ, mà hoặc người hoặc phi nhân không tìm được thuận tiện để phá: 1. Đối với thân cho đến hết thảy pháp đều chán lìa, vì không có ta, không có của ta, nên không dính mắc gì, như chém cỏ cây, không sanh ưu sầu. 2. Được vô thượng diệu
[1] T. 2: Biệt dịch tạp a-hàm kinh (別譯雜阿含經), quyển 15, tr. 485b2-13.
* Trang 159 *
pháp nên được mười phương chư Phật, Bồ-tát, chư thiên thủ hộ.
* Lại nữa, thí như người muốn thủ hộ hư không, đối với hư không, mưa không thể hoại, nắng gió không thể khô, đao trượng không thể cắt; nếu có người muốn thủ hộ hư không, thì chỉ luống tự mình khổ nhọc, đối với hư không vô ích. Nếu người muốn thủ hộ Bồ-tát tu Bát-nhã ba-la-mật cũng như vậy, muốn làm cho việc này được rõ ràng, nên hỏi ông có thể thủ hộ hư không và người thấy trong mộng (svapna), và bóng, tiếng vang, huyễn hóa chăng? Đáp: Thưa không, vì pháp ấy chỉ dối tâm và mắt, tạm hiện ra liền mất, làm sao thủ hộ được! Bồ-tát tu Bát-nhã ba-la-mật cũng như vậy, quán năm uẩn hư dối như mộng. Như pháp vô vi (asaṃskṛta dharma), như như (tathā), pháp tánh (dharmatā), thật tế (bhūtatathatā), bất khả tư nghì tánh (acintya) không thể thủ hộ cũng không có lợi ích. Bồ-tát tu Bát-nhã biết thân giống như như như, pháp tánh, thật tế không phân biệt, khi được lợi cúng dường không mừng, khi phá hoại mất không lo, người như vậy đâu cần thủ hộ?
Bấy giờ Đế-thích tham quý trí tuệ như mộng ấy, còn Bồ-tát được lực trí tuệ ấy không cần sự thủ hộ bên ngồi, cho nên hỏi Tu-bồ-đề: Làm sao Bồ-tát biết pháp không ấy như mộng? Đúng như điều được biết thấy không nghĩ đến mộng (svapna) v.v... Mộng huyễn (māya-svapna) v.v... dụ cho năm uẩn, người chấp trước năm uẩn, không chấp trước mộng. Muốn khiến lìa việc chấp trước, nên lấy việc không chấp trước làm ví dụ. Muốn khiến quán năm uẩn như mộng, nhưng đối với
* Trang 160 *
mộng lại sanh chấp trước; nên Đế-thích hỏi như mộng cũng không chấp trước là mộng (svapna). Đối người phàm phu lấy mộng dụ năm uẩn, họ lại chấp trước mộng mà nói rằng: “chắc chắn có mộng, sinh ra trong khi ngủ”, thế ấy gọi là nghĩ đến mộng. Mộng ấy xấu, mộng ấy tốt, phân biệt như vậy, ấy gọi là nghĩ đến mộng ấy. Mộng được việc tốt thời tâm cao, được việc xấu thời tâm sầu, lại dùng mộng ấy để thí dụ, mà hiểu được thật trí tuệ như mộng, ấy gọi là nghĩ đến dùng mộng. Nghe thí dụ ấy, nói ta nhân mộng ấy mà biết được các pháp như mộng, ấy gọi là nghĩ đến ta mộng. Các thí dụ khác cũng như vậy.
Bấy giờ Tu-bồ-đề đáp Đế-thích: Nếu hành giả không nghĩ đến sắc là không nghĩ đến sắc, ấy là sắc người, sắc phi nhân, sắc cây, sắc núi, là sắc bốn đại, sắc bốn đại tạo ra v.v... không nghĩ đến sắc ấy, hoặc thường hoặc vô thường v.v... cũng không vì sắc nên sanh tâm kiêu mạng (adhi-māna); không nghĩ đến sắc là của ta, mà vào cửa vô ngã, thẳng đến trong thật tướng các pháp. Người ấy có thể không nghĩ đến mộng, không nghĩ đến là mộng v.v... dùng các thí dụ mộng v.v... phá tâm chấp năm uẩn, phá chấp trước nên đối với mộng cũng không sai lầm. Nếu không thể phá chấp trước sắc, người ấy đối với sắc có sai lầm, đối với mộng cũng sai lầm. Thọ (vedanā), tưởng (saṃjña), hành (saṃskāra), thức (vijñāna) cho đến trí nhất thiết chủng (sarvathā-jñāna) cũng như vậy. Huyễn, rán nắng, tiếng vang, bóng, hóa v.v... cũng như vậy. Các Bồ-tát biết các pháp như mộng, đối với mộng cũng không nghĩ đến tưởng.
* Trang 161 *
KINH: Bấy giờ do thần lực Phật nên trong ba ngàn đại thiên thế giới (tri-sāhasra-mahā-sāhasra-loka-dhātu) các trời Tứ thiên vương (catur-maharāja-kāyika), trời Ba mươi ba (trāyastriṃśat-deva ), trời Dạ-ma (Yāma), trời Đâu-suất-đà (Tuṣita), trời Hóa-lạc (Nirmāṇarati), trời Tha-hóa-tự-tại (Para-nirmita-vaśa-vartin), trời Phạm thiên (brahmakāyika), trời Phạm phụ (Brahma-purohita), trời Phạm chúng (brahmapāriṣadya), trời Đại phạm (Mahābrahmā-deva), trời Thiểu quang (Parīttābha-deva), cho đến trời Tịnh cư (Śuddhāvāsadeva). Các chư thiên ấy dùng hương Chiên-đàn trời từ xa rãi lên trên Phật, đi đến chỗ Phật, đầu mặt lễ chân Phật, lui đứng một bên.
Bấy giờ, trời Tứ thiên vương, trời Đế-thích, và trời Ba mươi ba, vua Phạm thiên cho đến các trời Tinh cư, nhờ thần lực Phật nên thấy được ngàn đức Phật ở phương đông thuyết pháp; cũng tướng mạo như vậy, danh tự như vậy, nói phẩm Bát-nhã ba-la-mật ấy. Các Tỳ-kheo đều có tự hiệu Tu-bồ-đề, các người vấn nạn phẩm Bát-nhã ba-la-mật đều có tự hiệu Thích-đề-hồn-nhân. Phương nam, tây, bắc, bốn góc trên dưới cũng mỗi mỗi ngàn đức Phật hiện ra như vậy.
Bấy giờ, Phật bảo Tu-bồ-đề: Di-lặc Bồ-tát ma-ha-tát, khi được Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, cũng sẽ ở tại chỗ này thuyết Bát-nhã ba-la-mật, như trong hiền kiếp các Bồ-tát ma-ha-tát khi được Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề (anuttarā-saṃyak-saṃbodhi), cũng sẽ ở tại chỗ này thuyết Bát-nhã ba-la-mật.
* Trang 162 *
Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn! Di-lặc Bồ-tát ma-ha-tát khi được Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề (anuttarā-saṃyak-saṃbodhi), dùng tướng gì, nhân gì, nghĩa gì nói nghĩa Bát-nhã ba-la-mật?
Phật bảo Tu-bồ-đề: Di-lặc Bồ-tát ma-ha-tát khi được Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề (anuttarā-saṃyak-saṃbodhi), sẽ thuyết pháp như vầy: Sắc chẳng phải thường chẳng phải vô thường; Sắc chẳng phải khổ chẳng phải vui, sắc chẳng phải ngã chẳng phải vô ngã, sắc chẳng phải tịnh chẳng phải bất tịnh. Sẽ thuyết pháp như vầy: Sắc chẳng phải trói chẳng phải mở. Sẽ thuyết pháp như vầy: Thọ, tưởng, hành, thức chẳng phải thường chẳng phải vô thường cho đến chẳng phải trói chẳng phải mở. Sẽ thuyết pháp như vầy: Sắc chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại; thọ, tưởng, hành, thức cũng như vầy. Sẽ thuyết pháp như vầy: Sắc rốt ráo tịnh; Thọ, tưởng, hành, thức rốt ráo tịnh, cho đến nhất thiết trí rốt ráo tịnh.
Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật ấy thanh tịnh.
Phật dạy: Vì sắc thanh tịnh nên Bát-nhã ba-la-mật thanh tịnh; vì thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh nên Bát-nhã ba-la-mật thanh tịnh.
Bạch đức Thế Tôn, vì sao sắc thanh tịnh nên Bát-nhã ba-la-mật thanh tịnh; vì sao thọ, tưởng,
* Trang 163 *
hành, thức thanh tịnh nên Bát-nhã ba-la-mật thanh tịnh?
Phật dạy: Nếu sắc không sanh không diệt, không nhơ không sạch, ấy là sắc thanh tịnh; thọ, tưởng, hành, thức không sanh không diệt, không nhơ không sạch, ấy là thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề, vì hư không thanh tịnh nên Bát-nhã ba-la-mật thanh tịnh.
Bạch đức Thế Tôn! Tại sao vì hư không thanh tịnh nên Bát-nhã ba-la-mật thanh tịnh?
Phật dạy: Hư không không sanh không diệt nên thanh tịnh, Bát-nhã ba-la-mật cũng như vậy.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề, vì sắc không ô nhiễm nên Bát-nhã ba-la-mật thanh tịnh, vì thọ, tưởng, hành, thức không ô nhiễm nên Bát-nhã ba-la-mật thanh tịnh.
Bạch đức Thế Tôn, tại sao vì sắc không ô nhiễm nên Bát-nhã ba-la-mật thanh tịnh; vì thọ, tưởng, hành, thức không ô nhiễm nên Bát-nhã ba-la-mật thanh tịnh?
Phật dạy: Như hư không, không thể ô nhiễm nên hư không thanh tịnh.
* Trang 164 *
Bạch đức Thế Tôn, vì sao như hư không, không thể ô nhiễm nên hư không thanh tịnh?
Phật dạy: Hư không, không thể chấp thủ nên hư không thanh tịnh. Vì hư không thanh tịnh nên Bát-nhã ba-la-mật thanh tịnh.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề, vì hư không có thể nói nên Bát-nhã ba-la-mật thanh tịnh.
Bạch đức Thế Tôn, vì sao hư không có thể nói nên Bát-nhã ba-la-mật thanh tịnh?
Phật dạy: Nhân nơi hư không mà có hai âm thanh xuất hiện. Nên Bát-nhã ba-la-mật cũng như hư không, vì có thể nói nên thanh tịnh. Tu-bồ-đề, vì hư không không thể nói nên Bát-nhã ba-la-mật thanh tịnh.
Bạch đức Thế Tôn, vì sao hư không không thể nói, nên Bát-nhã ba-la-mật thanh tịnh?
Phật dạy: Như hư không không thể nói nên Bát-nhã ba-la-mật thanh tịnh.
* Lại nữa, vì như hư không không thể đắc, nên Bát-nhã ba-la-mật thanh tịnh.
Bạch đức Thế Tôn, vì sao như hư không không thể đắc, nên Bát-nhã ba-la-mật thanh tịnh?
* Trang 165 *
Phật dạy: Như hư không không có tướng sở đắc, Bát-nhã ba-la-mật cũng như hư không, không có tướng sở đắc nên thanh tịnh.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề, hết thảy pháp chẳng sanh chẳng diệt, chẳng nhơ chẳng sạch nên Bát-nhã ba-la-mật thanh tịnh.
Bạch đức Thế Tôn! Vì sao hết thảy pháp chẳng sanh chẳng diệt, chẳng nhơ chẳng sạch nên Bát-nhã ba-la-mật thanh tịnh?
Phật dạy: Vì hết thảy pháp rốt ráo thanh tịnh nên Bát-nhã ba-la-mật thanh tịnh.
LUẬN: Bát-nhã ba-la-mật tuy đều thậm thâm, song trong phẩm này nói rõ ràng thật tướng các pháp, nên chư thiên trong ba ngàn đại thiên thế giới đem các đồ cúng dường đến cúng dường Phật, rồi đứng một bên.
Hỏi: Chính chư thiên trên kia, nay trở lại ư?
Đáp: Có người nói: Việc đã làm lâu nên đi rồi trở lại. Có người nói: Còn có trời mới đến. Vì muốn khiến tín thọ Bát-nhã, nên mười phương mỗi mặt đều có ngàn đức Phật hiện. Người ấy có nhân duyên đại phước đức nên thấy được ngàn đức Phật, và nhờ thần lực của Phật mà mọi người tại hội đều thấy mười phương Phật. Chỗ thấy của trời người có hạn, không phải oai thần của Phật thì không do đâu thấy được chư Phật kia. Người ở trước Phật nó
* Trang 166 *
pháp, đều có tự hiệu Tu-bồ-đề, những người nạn vấn đều có tự hiệu Thích-đề-hồn-nhân. Lấy tự hiệu đồng nhau như vậy có ngàn người.
Khi ấy Tu-bồ-đề, Đế-thích đều hoan hỷ nói: Chẳng phải riêng tôi có thể nói có thể hỏi. Phật muốn chứng minh việc ấy nên dẫn rộng việc ấy, nói Di-lặc và Bồ-tát trong Hiền kiếp, ở nước Ma-già-đà, thành Vương-xá, núi Kỳ-xà-quật nói Bát-nhã ba-la-mật. Như trong Kinh nói: Di-lặc Bồ-tát đem đại chúng đi đến núi Kỳ-xà-quật, lấy ngón chân mở đỉnh núi, thân cốt Ma-ha Ca-diếp mặc áo Tăng-già-lê, cầm gậy tích mang bình bát từ núi đi ra, Di-lặc nói với đại chúng rằng: Có đức Phật Thích-ca Mâu-ni thời quá khứ, lúc con người sống trăm tuổi, người nầy là người biết đủ ít muốn, tu hạnh Đầu đà đệ nhất trong hàng đệ tử, đủ sáu thần thông, được ba minh; thường thương xót lợi ích chúng sanh, nên dùng lực thần thông, khiến thân cốt ấy tồn tại đến nay. Nhân nơi thân nhỏ ấy còn được lợi như vậy, huống gì thân các ông lớn, thân lớn lại sanh vào đời tốt, mà không thể tự lợi.
Bấy giờ, Di-lặc nhân việc ấy mà nói pháp rộng rãi, khiến vô lượng chúng sanh được dứt hết khổ.
Do việc ấy, biết Di-lặc ở trong núi Kỳ-xà-quật thuyết pháp Bát-nhã ba-la-mật ấy, chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại đều nói, hãy nên tín thọ.
* Trang 167 *
Tu-bồ-đề hỏi: “Di-lặc lấy tướng gì, nhân gì, lấy pháp môn gì để nói?” Phật dạy: Nói như Ta nói. Các pháp sắc v.v... chẳng phải thường chẳng phải vô thường,[1] chẳng phải trói chẳng phải mở,[2] như đã nói trước đây. Cũng không nói sắc quá khứ, vị lai, hiện tại. Như Niết-bàn ra ngồi ba cõi, các pháp sắc v.v... cũng như vậy, như trước đây nói hết thảy pháp như tướng Niết-bàn.[3] Di-lặc nói cũng như vậy.
Bấy giờ, Tu-bồ-đề hoan hỷ bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn ! Bát-nhã ba-la-mật ấy thanh tịnh đệ nhất.
Phật dạy: Vì các pháp sắc v.v... thanh tịnh nên Bát-nhã tịnh. Vì nhân quả giống nhau.
Các pháp sắc v.v... thanh tịnh là sắc pháp không mất nghiệp nhân duyên và không thủ đắc các pháp nhất định thật có tướng sanh, nên chẳng sanh chẳng diệt. Vì tướng các pháp thường không ô nhiễm nên chẳng nhơ chẳng sạch. Trong đây nói thí dụ, là muốn làm cho sự việc rõ ràng. Như hư không, bụi và nước không dính, vì tánh nó thanh tịnh. Bát-nhã ba-la-mật cũng như vậy, vì chẳng sanh chẳng diệt nên thường thanh tịnh. Như hư không, không thể bị ô nhiễm, Bát-nhã ba-la-mật cũng như vậy. Tuy có tà kiến hý luận (prapañca), không thể làm ô nhiễm; đao gậy việc dữ không thể phá hoại; không có sắc không có hình nên không thể chấp thủ. Không thể chấp thủ thời không thể ô nhiễm.
[1] Xem Đại trí độ luận, quyển 1, 15, 23, 26, 31, 37 và 43.
[2] Xem Đại trí độ luận, quyển 46, 63.
[3] Đại trí độ luận, quyển 5, 12, 15, 16, 18, 45, 50, 61, 86 và 89.
* Trang 168 *
* Lại nữa, các Bồ-tát trú trong trí biện tài vui nói không ngại, vì chúng sanh nói mười hai bộ kinh (dvādaśāṅga-buddha-vacana), 84.000 pháp tụ. Đều là một việc Bát-nhã ba-la-mật; mà phân biệt nói ra nhiều cách. Thế nên nói Bát-nhã ba-la-mật có thể nói, thanh tịnh như hư không, nhân nói hư không và hang núi, có người từ miệng phát ra âm thanh giữa trống, nhân nơi hai âm thanh nên gọi là tiếng vang. Như tiếng vang giữa không, tiếng nơi miệng cũng như vậy. Hai thứ tiếng ấy đều hư dối không thật; mà người ta cho tiếng là thật còn vang là hư dối. Bát-nhã cũng như vậy. Hết thảy pháp đều rốt ráo không, như huyễn, như mộng; pháp phàm phu, pháp thánh đều là hư dối. Tiểu Bồ-tát cho pháp phàm phu là hư dối, pháp thánh là thật.
Hỏi: Cả hai đều hư dối, cớ sao tiểu Bồ-tát cho pháp phàm phu là hư dối, pháp thánh là thật?
Đáp: Pháp thánh do công đức trì giới (śīla), thiền định (samādhi), trí tuệ (prajñā), tu tập mà thành, cho nên cho là thật, vì pháp phàm phu tự nhiên có, như vang tự nhiên phát ra, chẳng phải do người làm nên cho là hư dối. Chúng sanh từ vô thỉ lại đây, chấp trước thân này, tiếng từ thân phát ra cho là thật; tiểu Bồ-tát vui sâu thiện pháp nên cho là thật.
* Lại nữa, như giữa hư không, không có tướng âm thanh ngữ ngôn, nên không thể nói âm thanh ngữ ngôn đều là pháp làm ra, còn hư không là pháp không làm ra. Bát-nhã ba-la-mật cũng như vậy. Thâm nghĩa đệ nhất rốt
* Trang 169 *
ráo không, không có ngôn thuyết, hết thảy đường ngôn thuyết dứt.
* Lại nữa, như hư không, không có tướng sở đắc, chẳng đắc có, chẳng đắc không có. Hoặc có, thì không có tướng như trước phá tướng hư không;[1] hoặc không có, thì chính nhân nơi hư không tạo ra vô lượng việc. Bát-nhã ba-la-mật cũng như vậy. Tướng có, tướng không có đều bất khả đắc nên thanh tịnh.
* Lại nữa, Bát-nhã ba-la-mật, nhân ức niệm đúng các pháp mà phát sanh, ức niệm đúng là rốt ráo “Không” thanh tịnh, nên hết thảy pháp chẳng sanh (anutpannā) chẳng diệt (aniruddhā), chẳng nhơ (amalā) chẳng sạch (na vimalā).
(Hết cuốn 64 theo bản Hán).
KINH: Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân, thọ trì Bát-nhã ba-la-mật và thân cận, nhớ nghĩ đúng, thời trọn không bị bệnh mắt, tai, mũi, lưỡi, thân; thân không tàn tật, cũng không suy già, trọn không bị hoạnh tử. Vô số trăm ngàn vạn ức chư thiên, trời Tứ thiên vương, cho đến trời Tịnh cư, đều đi theo nghe, lãnh thọ. Sáu ngày trai (ṣaḍ-poṣadha) là mỗi tháng mồng 8, 23, 14, 15, 29, 30, chư thiên tu hội; thiện nam tử làm pháp sư, tại chỗ thuyết Bát-nhã ba-la-mật, chư thiên đều tập
[1] Xem Đại trí độ luận, quyển 6, 51.
* Trang 170 *
đến. Thiện nam tử, thiện nữ nhân ấy ở giữa đại chúng nói Bát-nhã ba-la-mật, được phước đức vô lượng vô biên vô số (asaṅkhya), không thể nghĩ bàn (acintya), không thể cân lường.
Phật bảo Tu-bồ-đề: Như vậy, như vậy! Thiện nam tử, thiện nữ nhân ấy, nếu trong sáu ngày trai mỗi tháng là mồng 8, 23, 14 , 29, 15, 30, mà ở trước chư thiên ấy thuyết Bát-nhã ba-la-mật, thì thiện nam tử, thiện nữ nhân ấy được phước đức vô lượng vô biên vô số không thể nghĩ bàn, không thể cân lường, vì sao?
Tu-bồ-đề! Vì Bát-nhã ba-la-mật là trân bảo lớn.
Thế nào là trân bảo lớn? Là Bát-nhã ba-la-mật ấy, cứu được địa ngục (naraka), súc sanh (tiryañc), ngạ quỷ (preta) và người bần cùng, hay cấp cho dòng lớn Sát-lợi (kṣatriya), Bà-la-môn (Brāhmaṇa), đại gia cư-sĩ; cấp cho Tứ thiên vương thiện xứ, cho đến phi-hữu-tưởng, phi-vô-tưởng xứ; cấp cho quả Tu-đà-hồn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, quả A-la-hán, Bích-chi Phật đạo, Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, vì sao? Vì trong Bát-nhã ba-la-mật có nói rộng đến mười thiện đạo, bốn thiền, bốn tâm vô lượng, bốn định vô sắc, bốn niệm xứ cho đến tám Thánh đạo phần; Thí ba-la-mật, Giới ba-la-mật, Nhẫn ba-la-mật, Tấn ba-la-mật, Thiền ba-la-mật, Bát-nhã ba-la-mật. Nói rộng nội không cho đến vô pháp hữu pháp không, nói rộng Phật mười lực, cho đến trí nhất thiết chủng. Từ trong pháp ấy học,
* Trang 171 *
xuất sanh ra dòng Sát-lợi, Bà-la-môn, đại gia cư-sĩ; xuất sanh ra trời Tứ thiên vương, trời Ba mươi ba, trời Dạ-ma, trời Đâu-suất-đà, trời Hóa-lạc, trời Tha-hóa tự-tại, trời Phạm Thân, trời Phạm Phụ, trời Phạm Chúng, trời Đại Phạm, trời Quang, trời Thiểu Quang, trời Vô lượng quang, trời Quang Âm, trời Tịnh, trời Thiểu Tịnh, trời Vô lượng tịnh, trời Biến tịnh, trời A-tra-bà-già, trời Phước Sanh, trời Quảng Quả, trời Vô tưởng, trời Vô phiền, trời Vô nhiệt, trời Thiện Kiến, trời Thiện Hiện, trời Sắc-cứu-cánh, trời Không vô biên xứ, trời Vô sở hữu xứ, trời Phi-hữu-tưởng, Phi-vô-tưởng xứ. Học từ trong pháp ấy, được quả Tu-đà-hồn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, quả A-la-hán, được Bích-chi Phật đạo, được Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Vì vậy Tu-bồ-đề, Nên Bát-nhã ba-la-mật gọi là trân bảo lớn (Kinh Đại Bát Nhã ghi: Bát-nhã ba-la-mật như vậy gọi là bảo tạng lớn, trân bảo công đức xuất thế gian, đều nương Bát-nhã ba-la-mật thậm thâm mà xuất hiện - N.D). Trong trân bảo Ba-la-mật không có pháp khả đắc, hoặc sanh hoặc diệt, hoặc nhơ hoặc sạch, hoặc thủ hoặc xả; trong trân bảo Ba-la-mật cũng không có pháp hoặc thiện hoặc bất thiện, hoặc thế gian hoặc xuất thế gian, hoặc hữu lậu hoặc vô lậu, hoặc hữu vi hoặc vô vi; vì vậy, Tu-bồ-đề nên gọi là trân bảo Ba-la-mật không sở đắc.
* Trang 172 *
Tu-bồ-đề, trân bảo Ba-la-mật ấy không có pháp làm ô nhiễm được, vì sao? Vì pháp ô nhiễm không thể có được. Tu-bồ-đề, vì vậy gọi là vô nhiễm Ba-la-mật.
Tu-bồ-đề, nếu Bồ-tát ma-ha-tát khi tu Bát-nhã ba-la-mật, cũng không biết như vậy, cũng không phân biệt như vậy, cũng không được như vậy, cũng không hý luận như vậy, ấy là có thể tu hành Bát-nhã ba-la-mật, cũng có thể lễ cẩn chư Phật, từ một nước Phật đi đến một nước Phật, cúng dường cung kính, tôn trọng tán thán chư Phật; dạo qua các cõi Phật, thành tựu tuệ giác cho chúng sanh, nghiêm tịnh cõi Phật.
Tu-bồ-đề, Bát-nhã ba-la-mật ấy, đối với các pháp không có lực, không có phi lực, cũng không có nhận, không có cho, không sanh không diệt, không nhơ không sạch, không tăng không giảm. Ba-la-mật ấy cũng chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại, không bỏ cõi Dục, không trú cõi Dục, không bỏ cõi Sắc, không trú cõi Sắc, không bỏ cõi Vô sắc, không trú cõi Vô sắc. Bát-nhã ba-la-mật ấy không cho cũng không bỏ Thí ba-la-mật, không cho cũng không bỏ Giới Ba-la-mật, không cho cũng không bỏ Nhẫn Ba-la-mật, không cho cũng không bỏ Tấn ba-la-mật, không cho cũng không bỏ
* Trang 173 *
Thiền ba-la-mật, không cho cũng không bỏ Bát-nhã ba-la-mật; không cho cũng không bỏ nội không, cho đến không cho cũng không bỏ vô pháp hữu pháp không, không cho cũng không bỏ bốn niệm xứ, cho đến không cho cũng không bỏ tám thánh đạo phần; không cho cũng không bỏ Phật lực, cho đến không cho cũng không bỏ quả Tu-đà-hồn, cho đến không cho cũng không bỏ quả A-la-hán, không cho cũng không bỏ Bích-chi Phật đạo, cho đến không cho cũng không bỏ trí nhất thiết chủng.
Bát-nhã ba-la-mật ấy không cho pháp A-la-hán, không bỏ pháp phàm phu; không cho pháp Bích-chi Phật, không bỏ pháp A-la-hán; không cho pháp Phật, không bỏ pháp Bích-chi Phật.
Bát-nhã ba-la-mật ấy không cho pháp vô vi, không bỏ pháp hữu vi, vì sao? Vì có chư Phật hoặc không có chư Phật, tướng các pháp ấy thường trú không biến dị, pháp tướng, pháp trụ, pháp vị, thường trú không lầm không mất.
LUẬN: Hỏi: Hoặc thọ trì, nhớ nghĩ đúng Bát-nhã, còn có các hoạn nạn, làm sao nói không bị bệnh mắt v.v...?
Đáp: Việc này, phẩm công đức và đia ngục ở trên đã nói rộng.[1] Đó là nói nghiệp chẳng phải chắc chắn thọ báo, nên không có các hoạn nạn, lại thường thọ trì, nhớ nghĩ đúng; thật hành Bát-nhã như đã nói, nên không có các
[1] Xem Đại trí độ luận, quyển 57, 58.
* Trang 174 *
hoạn nạn; thí như thuốc hay trị được các bệnh, nếu không chữa trị thích hợp, thời không lành bệnh, không phải lỗi tại thuốc. Lại như người tuy có khí cụ, mà không ngăn được nạn, chẳng phải lỗi tại khí cụ, người tu cũng như vậy, đời trước tội nặng, đời nay không tu đúng như điều được nói, nên không có thế lực Bát-nhã, chứ chẳng phải lỗi tại Bát-nhã.
Hỏi: Trên trời cũng có Bát-nhã ba-la-mật, cớ sao chư thiên trong sáu ngày trai, đi theo người mang thân bất tịnh, cầu nghe nói Bát-nhã?
Đáp: Trên trời có kinh quyển, truyền nghe như vậy, chẳng phải chính Phật nói. Nếu có thì trên trời Đao-lợi (trāyastriṃśa), trời Đâu-suất (Tuṣita) sẽ có, vì sao? Vì khi A-tu-la chiến đấu với trời Đao-lợi, Phật dạy Đế-thích ông nên tụng niệm Bát-nhã, còn trên trời Đâu-suất thường có Bồ-tát bổ xứ, nói cho hàng chư thiên, nên có thể có Bát-nhã. Chư thiên cõi Sắc, thân và y phục nhẹ mỏng vi tế, thường ưa yên lặng, hưởng mùi vị thiền định, cho nên không thể có kinh quyển Bát-nhã. Chư thiên đắm hai thứ vui là vui ngũ dục và vui thiền định; không thể siêng chép, thọ trì Bát-nhã ba-la-mật. Còn người cõi Diêm-phù-đề, thường tinh tấn, viết chép, trì tụng, thọ học, nhớ nghĩ đúng, như kinh nói người cõi Diêm-phù-đề (Jambu-dvīpa) do ba nhân duyên mà hơn chư thiên và người cõi Uất-đơn-việt (Bắc Cu-lô châu): 1. Có thể đoạn dâm dục. 2. Có sức nhớ biết. 3. Tinh tấn dõng mãnh. Người cõi Diêm-phù-đề hay viết chép, đọc tụng, thọ trì nên
* Trang 175 *
chư thiên xuống đến lễ bái kinh quyển Bát-nhã, hoặc muốn nghe nói.
Lại có người nói: Trên trời nếu có kinh quyển, còn từ xa đi đến cúng dường, thì phước đức tăng thêm, cầu Bát-nhã ba-la-mật không biết chán đủ. Cũng có trời Bồ-tát muốn làm cho Bát-nhã tôn trọng, nên xuống đến, muốn làm cho chúng sanh càng thêm tin kính, chư thiên còn đi đến, huống gì chúng ta? Hành giả hoặc nghe mùi hương thơm, hoặc thấy ánh sáng, có những việc hy hữu như thấy, cho nên thâm tâm tin ưa Bát-nhã.
Lại người chưa lìa dục, ác quỉ (māra), Ma dân (mārakāyikas) thường tìm chỗ hở, làm cho rơi vào chỗ ác. Từ trời Tứ thiên vương cho đến trời Tịnh-cư, là chư thiên có sức lớn đến, thì tiểu quỷ tránh đi. Bồ-tát thường sanh đại tâm thanh tịnh, như phẩm trước nói,[1] thế nên đi đến theo pháp sư.
Sáu ngày trai,[2] chư thiên đi đến xem tâm người, ngày 15, ngày 30, trở lại báo với chư thiên.
* Lại nữa, 6 ngày trai ấy là 6 ngày ác, làm cho người suy xấu, nếu có người trong các ngày ấy thọ 8 giới, trì trai, bố thí, nghe pháp, khi ấy chư thiên hoan hỷ, tiểu quỷ không được dễ dàng phá hoại, lợi ích người tu. Ngày ấy pháp sư lên tòa cao thuyết pháp. Có các nhân duyên như vậy, nên chư thiên đều đến. Người thuyết pháp tán thán vô lượng vô biên vô thượng pháp, tức là Bát-nhã ba-la-mật, cũng được vô lượng vô biên phước đức. Nếu nói cho
[1] T. 8: Đại phẩm bát-nhã kinh (大品般若經), quyển 9, phẩm A-nan xưng dự thứ 36 (阿難稱譽品36), tr. 289c8-28; T. 8: Phóng quang bát-nhã kinh (放光般若經), quyển 7, phẩm Vô nhị thứ 37 (無二品37), tr. 50c18-51a9.
[2] Đại trí độ luận, quyển 13, chương 22: Giải thích nghĩa của giới tướng: Nhö trong kinh Tứ-thiên vương, Phật dạy “Mỗi tháng sáu ngày trai, Thái tử sứ giả và bốn Thiên-vương, tự xuống trần gian quan sát chúng sanh, nếu thấy ít người bố thí, trì giới, hiếu thuận cha mẹ, liền trở lên trời Đao-lợi cáo với trời Đế-thích. Đế-thích, chư thiên đều không vui, nói rằng: “Giống A-tu-la nhiều, giống chư thiên ít.” Nếu có nhiều người bố thí, trì giới, hiếu thuận cha mẹ, thì Đế-thích chư thiên tâm đều hoan hỷ, nói rằng: “Chư thiên tăng ích, chúng A-tu-la tổn giảm.”
* Trang 176 *
người, người độn căn, phước đức mỏng, nên được phước ít, nói cho chư thiên, chư thiên lợi căn, phước đức nhiều, ruộng phước tốt, nên được phước nhiều. Nên Phật dạy người tu trong các ngày trai ở giữa chư thiên và đại chúng nói Bát-nhã, được phước vô lượng. Trong đây Phật hứa nhận lời Tu-bồ-đề nói, lại tự nói vô lượng nhân duyên của phước đức, đó là Bát-nhã ba-la-mật. Đại trân bảo Bát-nhã ba-la-mật ấy như ngọc báu như ý; hay thỏa mãn ước nguyện của mọi người, còn Bát-nhã ba-la-mật này hay làm thỏa mãn ước nguyện của tất cả chúng sanh, tức là lìa khổ được vui.
Lìa khổ là Bát-nhã ba-la-mật hay cứu vớt chúng sanh địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ và người nghèo cùng.
Cho vui là cho dòng lớn Sát-lợi, cho đến Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Pháp lành là nhân duyên của cái vui ấy, ở trong Bát-nhã ba-la-mật có nói rộng. Đó là mười thiện đạo, cho đến nhất thiết trí, cũng như ngọc như ý, hay phát xuất y phục, ẩm thực, vàng bạc v.v... tùy ý cần dùng, Bát-nhã ba-la-mật cũng như vậy, hay làm cho được mười thiện đạo, cho đến nhất thiết trí, dòng lớn Sát-lợi cho đến Phật. Vì việc ấy nên gọi là trân bảo Ba-la-mật.
* Lại nữa, trân bảo Ba-la-mật là như người được ngọc như ý, thời tùy ý cần chi đều được nấy; mất nó thời ưu não, còn Bát-nhã ba-la-mật này chẳng sanh chẳng diệt, thường không mất; đời đời cho chúng sanh vui, cuối cùng
* Trang 177 *
làm cho được thành Phật. Như người được ngọc như ý thời tâm tự cao, khinh hèn người khác, ấy là nhân duyên suy hoại, nếu người được Bát-nhã ba-la-mật thế gian, cũng phân biệt như vậy, đắm các thiện pháp, bỏ các ác pháp, sanh tâm cao ngạo, khinh miệt người khác, thời đó là mở cửa các tội. Còn trong trân bảo Bát-nhã ba-la-mật, xuất thế gian Bát-nhã ba-la-mật, không phân biệt lành chẳng lành, ấy gọi là đại trân bảo Ba-la-mật, hay làm lợi ích chúng sanh, rốt ráo không ưu não. Trân bảo Ba-la-mật ấy, thiện pháp còn không làm ô nhiễm, huống gì pháp bất thiện. Như trong đây nói, như vậy cũng chẳng có kẻ biết, như trên nói tướng Bát-nhã,[1] cũng không khởi lên là biết, không khởi lên là kẻ biết. Không thủ tướng cũng không sanh tâm chấp đắm; không phân biệt, không tìm định tướng; ấy gọi là không có tội lỗi, không có pháp ái, dứt các hý luận (prapañca). Như vậy, người chân thật tu hành Bát-nhã ba-la-mật, dùng pháp lễ Phật, tự được lợi ích thật pháp, nên hay làm lợi ích chúng sanh; hay tự lìa ác, hay khiến chúng sanh lìa ác. Cho nên nghiêm tịnh được thế giới Phật; do lực phương tiện không sở đắc, nên biết các pháp tướng rốt ráo tịch tịnh, nhưng hay vì chúng sanh nên phân biệt các thiện pháp.
Bát-nhã ba-la-mật rốt ráo thanh tịnh, nên không có lực, không có phi lực, thí như hư không tuy không có pháp, mà nhân nơi hư không mới có được sở tác. Không có một pháp gì có tướng nhất định có thể thủ trước, nên không có
[1] Xem Đại trí độ luận, quyển 65.
* Trang 178 *
lực; được thật tướng các pháp, đối các thiện pháp không ngại, cho đến hàng phục Ma quân mà thành Phật, chẳng phải không có lực.
Chẳng thọ lãnh chẳng cho, chẳng sanh chẳng diệt v.v... cho đến chẳng bỏ pháp hữu vi, chẳng cho pháp vô vi, cũng như vậy. Trong đây nói nhân duyên: Có Phật không có Phật, pháp tánh vẫn thường trú thế gian.
Các pháp tánh tức là thật tướng các pháp. Thật tướng các pháp là Bát-nhã ba-la-mật. Nếu lấy thường vô thường mà tìm thật tướng các pháp, đều là sai lầm. Nếu người vào trong pháp tánh, thời không có sai lầm; vì pháp tánh thường nên chẳng diệt mất.
KINH: Bấy giờ các thiên tử đứng ở giữa hư không, phát âm thanh lớn, nhảy nhót vui mừng, lấy hoa Ưu-bát-la, hoa Ba-đầu-ma, hoa Câu-vật-đầu, hoa Phân-đà-lị rãi trên Phật, nói như vầy: Chúng con ở cõi Diêm-phù-đề, thấy Phật chuyển pháp luân lần thứ hai, trong ấy vô lượng trăm ngàn thiên tử, được vô sanh pháp nhẫn (anutpattika-dharma-kṣānti).
Phật bảo Tu-bồ-đề: Pháp luân ấy chẳng phải chuyển lần thứ nhất, chẳng phải chuyển lần thứ hai. Bát-nhã ba-la-mật chẳng vì chuyển nói mà xuất hiện, chẳng vì qui hồn mà xuất hiện, vì vô pháp hữu pháp không (abhāva-svabhāva-śūnyatā).
_________________
[1] Xem Đại trí độ luận, quyển 65.
* Trang 179 *
Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn! Tại sao vì vô pháp hữu pháp không (abhāva-svabhāva-śūnyatā) nên Bát-nhã ba-la-mật chẳng vì chuyển nói chẳng vì quy hồn nên xuất hiện?
Phật dạy: Bát-nhã ba-la-mật, tướng Bát-nhã ba-la-mật không; cho đến Thí ba-la-mật, tướng Thí ba-la-mật không; nội không, tướng nội không không, cho đến vô pháp hữu pháp không, tướng vô pháp hữu pháp không không; bốn niệm xứ, tướng bốn niệm xứ không, cho đến tám Thánh đạo phần, tướng tám Thánh đạo phần không; Phật mười lực, tướng Phật mười lực không; cho đến mười tám pháp không chung, tướng mười tám pháp không chung không; quả Tu-đà-hồn, tướng quả Tu-đà-hồn không; quả Tư-đà-hàm, tướng quả Tư-đà-hàm không; quả A-la-hán, tướng quả A-la-hán không; Bích-chi Phật đạo, tướng Bích-chi Phật đạo không; trí nhất thiết chủng, tướng trí nhất thiết chủng không.
Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật của Bồ-tát ma-ha-tát là đại Ba-la-mật, vì sao? Vì tuy hết thảy pháp tự tướng không, mà các Bồ-tát ma-ha-tát nhân nơi Bát-nhã ba-la-mật chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, cũng không có pháp có thể được chuyển pháp luân, cũng
* Trang 180 *
không có pháp có thể chuyển, cũng không có pháp có thể hồn; ở trong đại Ba-la-mật ấy, cũng không có pháp có thể thấy, vì sao? Vì pháp ấy không thể có được, hoặc chuyển hoặc hồn, vì hết thảy pháp rốt ráo chẳng sanh, vì sao? Vì tướng không, không thể chuyển, không thể hồn; tướng vô tướng không thể chuyển không thể hồn; tướng vô tác, không thể chuyển không thể hồn. Nếu nói Bát-nhã ba-la-mật được như vậy, giáo hóa, chiếu soi, khai mở, chỉ bày, phân biệt hiển hiện, giải thích, cạn dễ, người giáo hóa được như vậy, gọi là thanh tịnh nói Bát-nhã ba-la-mật,[1] cũng không có người nói, cũng không có người lãnh thọ, cũng không có người chứng. Nếu không có nói, không có thọ, không có chứng, cũng không có người diệt hoại, đối với người thuyết pháp ấy cũng không có phước điền rốt ráo nhất định.
LUẬN: Chư thiên nghe nói Bát-nhã, rất vui mừng nhảy nhót, chư thiên thân nhẹ căn lợi, phân biệt chấp tướng, biết có nhẹ nặng, nghe nói Bát-nhã ba-la-mật rốt ráo thanh tịnh, thật tướng bình đẳng, đại lợi ích cho chúng sanh, không chi hơn được, nên nhảy nhót vui mừng, khởi thân nghiệp khẩu nghiệp, mang đồ cúng dường, hoa sen v.v... cúng dường Phật, nói rằng: Chúng con ở tại cõi Diêm-phù-đề, thấy Phật chuyển pháp luân lần thứ hai.
[1] T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 437, tr. 202a3-11: Bạch đức Thế-tôn, Bát-nhã ba-la-mật-đa này, nếu tuyên thuyết, giáo hóa, chiếu soi, khai mở, chỉ bày, phân biệt hiển rõ như vậy khiến dễ ngộ nhập, ấy gọi là thiện tịnh tuyên thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa, ở trong đây không có người nói, người thọ, sở thuyết thọ pháp, đã không có người nói, người thọ và pháp, người chứng cũng không thể có được, không có người chứng, cũng không có người được Niết-bàn. Đối với người thuyết pháp Bát-nhã ba-la-mật-đa này cũng không có phước điền, bố thí, thọ nhận, thí vật đều là tánh không, phước điền không, phước cũng không, đều gọi là không thể có được, ấy là đại ba-la-mật-đa.
* Trang 181 *
Hỏi: Ban sơ thuyết pháp khiến người đắc đạo, gọi là chuyển pháp luân, sao nay nói pháp luân chuyển lần thứ hai? Nếu do Phật nói gọi là chuyển pháp luân; đều là pháp luân, chứ đâu có giới hạn lần thứ hai?
Đáp: Ban sơ thuyết pháp gọi là định thật một pháp luân, nhân chuyển nói ban đầu cho đến khi pháp tận, chung gọi là chuyển. Chư thiên thấy trong chúng hội nay có nhiều người phát tâm Vô thượng đạo, được vô sanh pháp nhẫn, vì thấy lợi ích ấy, nên tán thán nói chuyển pháp luân thứ hai. Sơ chuyển pháp luân, tám vạn chư thiên được vô sanh pháp nhẫn, một mình A-nhã Kiều-trần-như được sơ đạo quả (Dự-lưu), nay vô lượng chư thiên được vô sanh pháp nhẫn, thế nên nói chuyển pháp luân thứ hai; nay chuyển pháp luân giống như sơ chuyển.
Hỏi: Nay chuyển pháp luân, nhiều người đắc đạo, sơ chuyển pháp luân người đắc đạo ít, cớ sao lấy lớn dụ nhỏ.
Đáp: Việc của chư Phật có hai thứ: 1. Mật. 2. Hiển. Sơ chuyển pháp luân, người Thanh văn thấy tám vạn một người được Sơ đạo quả, hàng Bồ-tát thấy vô lượng vô số người được Thanh văn đạo, vô số người gieo nhân Bích-chi Phật đạo, vô lượng vô số người phát tâm vô thượng đạo, vô lượng vô số người tu sáu Ba-la-mật đạo, được các môn tam-muội Đà-la-ni sâu xa, mười phương vô lượng chúng sanh được vô sanh pháp nhẫn. Vô lượng vô số chúng sanh trụ từ Sơ địa cho đến Thập địa, vô lượng vô số chúng sanh được còn
* Trang 182 *
đòi bổ xứ làm Phật (Eka-jāti-prati-buddha), vô lượng vô số chúng sanh được ngồi đạo tràng, nghe pháp ấy mau thành Phật đạo.
Có bất khả tư nghì tướng như vậy, ấy gọi là tướng mật chuyển pháp luân, thí như mưa lớn, cây lớn thời hưởng nhiều, cây nhỏ thời hưởng ít,[1] vì vậy nên biết sơ chuyển pháp luân cũng lớn. Lấy sau thí dụ trước, không có lỗi.
Chuyển pháp luân chẳng phải một chẳng phải hai là vì rốt ráo không, và vì quả báo chuyển pháp luân là Niết-bàn nên nói như vậy, ấy là trong nhân nói quả. Pháp luân tức là Bát-nhã ba-la-mật, tướng Bát-nhã ba-la-mật không khởi không tác, cho nên không chuyển không hồn. Như trong 12 nhân duyên (Dvādaśaṅga-pratītyasamutpāda), nói vô minh (avidyā) rốt ráo không, nên không thể thật sanh ra các hành v.v... vô minh hư vọng điên đảo, không có thật nhất định, cho nên không có pháp có thể diệt. Nói pháp sanh thế gian nên gọi là chuyển. Nói pháp diệt thế gian, nên gọi là hồn. Trong Bát-nhã ba-la-mật không có hai việc ấy, nên nói không chuyển không hồn. Vì vô pháp hữu pháp không (abhāva-svabhāva-śūnyatā); vô chuyển là hữu pháp không (svabhāva-śūnyatā), vô hồn là vô pháp không (abhāva-śūnyatā).
Hỏi: Cớ gì Tu-bồ-đề hỏi câu: Vì hữu pháp vô pháp không, nên Bát-nhã ba-la-mật không vì chuyển, không vì hồn mà xuất hiện; nhưng Phật lại lấy “Không” mà đáp?
[1] Tham khảoT. 9: Diệu pháp liên hoa kinh (妙法蓮華經), quyển 3, phẩm 5: Dược thảo dụ (藥草喻品5), tr. 19a18-21.
* Trang 183 *
Đáp: Có người nói: Các pháp có 4 tướng (cātuṣkoṭika): 1. Nói có. 2. Nói không. 3. Nói cũng có cũng không. 4. Nói chẳng phải có chẳng phải không.[1] Vì tà ức niệm đối 4 thứ ấy nên có thứ tà hạnh. Chấp trước 4 thứ ấy nên gọi là tà đạo; vì chánh ức niệm đối 4 thứ ấy nên có 4 chánh hạnh, cũng không chấp 4 chánh hạnh nên gọi là chánh đạo. Trong đây vì phá chấp tướng phi hữu phi vô, nên gọi là vô pháp hữu pháp không. Phật dạy: Cho đến phá phi hữu phi vô, nên nói là không có chuyển không có hồn.
Phá phi hữu phi vô có 2 cách: 1. Dùng 3 câu trên phá. 2. Dùng thật tướng Niết-bàn phá. Tu-bồ-đề! Tuy biết Phật dùng thật tướng Niết-bàn phá hữu vô, trong đó có Bồ-tát mới phát tâm, hoặc còn sai lầm, nên lấy 3 câu phá phi hữu phi vô; đối với vô pháp hữu pháp không trở lại sanh tà kiến, nên Phật nói hữu pháp vô pháp cũng tự tướng không, thế nên nói Bát-nhã ba-la-mật không chuyển không hồn. Trong Bát-nhã ba-la-mật không có tướng Bát-nhã ba-la-mật, vì hết thảy pháp không có tướng, cho đến Thí ba-la-mật cũng như vậy, nội không cho đến tướng trí nhất thiết chủng không cũng như vậy.
Bấy giờ Tu-bồ-đề và đại chúng hoan hỷ tán thán Bát-nhã ba-la-mật nói rằng: Đại Ba-la-mật tức là Bát-nhã ba-la-mật.
Đại Ba-la-mật là hết thảy pháp tuy tự tánh không mà Bát-nhã ba-la-mật hay lợi ích cho Bồ-tát, làm cho
[1] T. 30: Trung luận (中論) quyển 4, phẩm 27: quán tà kiến (Dṛṣṭi parīkṣa-觀邪見品), tr. 38b14-15, T. 30: Thuận trung luận (順中論), quyển 1, tr. 44a28-b3; T. 42: Trung quán luận sớ (中觀論疏), quyển 10, Niết bàn phẩm 25 (涅槃品25), tr. 160a4-11; T. 42: Bách luận sớ (百論疏), quyển 1, tr. 237c4-8.
* Trang 184 *
chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề; tuy được cũng không sở đắc, tuy chuyển pháp luân cũng không sở chuyển.
Hỏi: Nếu các pháp không, Bát-nhã ba-la-mật không, Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề (anuttarā-saṃyak-saṃbodhi) cũng không, thời không nên tán thán Bát-nhã là đại Ba-la-mật?
Đáp: Trong đây nói hết thảy pháp tự tánh không, nên trong tự tánh không cũng không có tự tánh không, thế nên gọi là đại Ba-la-mật. Nếu không có tướng không, không nên vấn nạn; Vì rốt ráo không, nên không có gì để phá, mà vẫn làm các thiện pháp để chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Đây là nói theo thế tục, chẳng phải đệ nhất nghĩa.
Chư Phật tuy thuyết pháp làm cho người khác đắc đạo, phá phiền não, từ đây đến kia, gọi là chuyển, nay các phiền não của chúng tôi hư dối điên đảo, vọng ngữ không có tướng nhất định, thì đoạn cái gì? Nếu không đoạn cái gì, thì cũng không có chuyển có hồn, thế nên nói tuy chuyển pháp luân cũng không có chuyển, hồn, vì sao? Vì trong Bát-nhã ba-la-mật ấy, không có pháp để cho năm mắt có thể thấy được, hoặc chuyển hoặc hồn, vì hết thảy pháp từ xưa nay rốt ráo chẳng sanh; là tự tánh không, rốt ráo không, chẳng phải tướng chuyển, chẳng phải tướng hồn. Vì sợ đọa thường kiến nên chẳng chuyển, vì sợ đọa đoạn kiến nên chẳng hồn; vì sợ đọa hữu nên chẳng
* Trang 185 *
chẳng chuyển; vì sợ đọa vô nên chẳng hồn; vì sợ đắm thế gian nên chẳng chuyển, vì sợ đắm Niết-bàn nên chẳng hồn.
Tự tánh không (svalakṣaṇa-śūnyatā), rốt ráo không (atyanta-śūnyatā), mười tám không (Aṣṭādaśa śūnyatāḥ), vô lượng các không như vậy, là môn không giải thốt chẳng chuyển chẳng hồn; môn vô tướng, vô tác giải thốt cũng như vậy. Vào ba môn giải thốt ấy, bỏ tâm chấp ta, chấp của ta, ấy gọi là được giải thốt. Có được tâm không thủ tướng, không chấp trước như vậy, mà thuyết, giáo, chiếu v.v... Bát-nhã ba-la-mật. Thuyết là hoặc làm sách văn, hoặc miệng truyền nói; Giáo là tán thán Bát-nhã khiến người thọ trì, đọc tụng, nhớ nghĩ đúng. Chiếu là như người cầm đèn chiếu vật, nếu người không biết Bát-nhã, lấy ánh sáng trí tuệ chiếu soi khiến biết. Khai là như khó báu đóng cửa, tuy có vật tốt, mà không lấy được, nếu mở cửa thời tùy ý lấy, như người nghi ngờ không tin Bát-nhã, mở cánh cửa tà nghi, bẻ chốt cửa vô minh, thời người ấy tùy ý lấy. Thị là như người mắt thấy không rõ, lấy ngón tay chỉ cho biết tốt xấu. Như người ít tin ít trí, chỉ cho biết là đạo hay chẳng phải đạo, là có lợi hay thất lợi v.v... Phân biệt là phân biệt các pháp là thiện hay bất thiện, là tội hay phước, là thế gian hay Niết-bàn. Kinh sách chỉ nói lược, khó hiểu khó tin, phân biệt giải nói rộng rãi cho họ được tin hiểu. Hiển hiện là Phật vì mỗi mỗi chúng sanh thuyết mỗi mỗi pháp hoặc có khi chê bai thiện pháp, hổ trợ pháp bất thiện, nhắm tới khiến chúng sanh được hiểu. Thuyết pháp là nói ý thú của Phật thích ứng với chúng
* Trang 186 *
sanh, khiến biết tướng nhẹ nặng. Giải thích là như vật báu ở trong đảy, buộc miệng lại thời người chẳng biết, nếu người mở cái đảy kinh quyển giải thích lý nghĩa. Lại như vật nặng, làm cho nhẹ, dùng các nhân duyên thí dụ giải thích gốc ngọn, làm cho dễ hiểu. Thiển dị là như nước sâu khó lội qua, có người phân tán nước ấy làm cho cạn, thời lội qua dễ dàng. Bát-nhã ba-la-mật như nước rất sâu, lấy sức luận nghị phương tiện giảng nói làm cho cạn dễ, cho đến người tiểu trí cũng tin hiểu được. Có thể lấy mười việc là thuyết, giáo, chiếu v.v...ở trên để giảng nói nghĩa rất sâu xa, ấy gọi là thanh tịnh nói Bát-nhã ba-la-mật.
Trong đệ nhất nghĩa, thật không có thuyết, vì rốt ráo không, nên không có thuyết, không có thuyết nên không có tín thọ, không có tín thọ nên không có chứng, không có chứng nên không có diệt các phiền não, nếu không có diệt phiền não, thời không có ruộng phước.
Thọ là tín thọ, đọc tụng tu pháp ấy được quả Sa-môn, vào vô sanh pháp nhẫn, ấy gọi là chứng. Khi chứng thời các phiền não dứt, được hữu-dư Niết-bàn; được hữu-dư Niết-bàn nên chắc chắn đó là ruộng phước. Chắc chắn là các pháp đồng tánh với Niết-bàn, cho nên nói cũng không có ruộng phước chắc chắn.
______________
* Trang 187 *