Bài Viết (701)


QUÁN SÁT THÂN TÂM LÀ CON ĐƯỜNG ĐẾN NIẾT BÀN - Thiền sư Sayadaw U Jotika

2,301

Thiền sư Sayadaw U Jotika, rất được kính trọng và nổi tiếng không chỉ ở Miến Điện mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Mặc dù sinh ra ở Miến Điện song Thiền sư có có vốn hiểu biết uyên bác về nhiều nền văn hóa khác nhau, nghiên cứu sâu rộng về khoa học, tâm lý học, triết học phương Tây.

---*---

*** Con đường duy nhất tới Niết Bàn là quán sát tiến trình thân tâm của chính mình.***

Để làm nền tảng cho pháp hành, bạn phải giữ giới trong sạch, cách sinh sống chính đáng, thanh tịnh. Không có sự thanh tịnh tâm ý như vậy, tâm sẽ không bao giờ có đủ dũng cảm, động năng và sáng suốt. Nếu sống với cảm giác lầm lỗi, bạn sẽ không bao giờ được tự do để quan sát mọi việc một cách rõ ràng và buông bỏ được chúng. Cảm giác tội lỗi là một ngục tù; nó giam giữ bạn ở bất cứ nơi nào bạn có mặt. Mỗi khi cảm thấy mình có tội hay có cảm giác hổ thẹn, bạn sẽ không thể có được sự tiến bộ nào.

--------------

** Hãy giữ giới trong sạch, cách sinh sống trong sạch, gìn giữ tâm mình
trong sáng và thanh tịnh là điều cần thiết. Không có sự thanh tịnh sẽ không thể có giải thoát thực sự.**

Một số người hành thiền nhưng lại cho rằng giữ ngũ giới không phải là điều thực sự quan trọng; họ không thực sự cố gắng hết mình để giữ giới. Nếu bạn không giữ 5 giới mà hành thiền và tin rằng nó sẽ dẫn đến giải thoát thì đó chính là giới cấm thủ (silabbataparamasa): đường lối thực hành sai lầm, chấp thủ vào pháp hành sai lầm, tin tưởng vào pháp hành sai lầm.

Một số người hành thiền, đôi lúc chứng nghiệm được một trạng thái tâm rất thanh tịnh và an lạc, và họ lầm tưởng rằng đó là Niết Bàn. Khi đã thực chứng được Niết Bàn thực sự, họ mới nhận ra cái trước đó chỉ là Niết Bàn giả. Sự lầm tưởng về Niết Bàn cũng đã được vượt qua. Chỉ đến tầng đạo quả thứ 3 hành giả mới có thể vượt qua được tham và sân. Tầng đạo quả thứ nhất chưa tận diệt được lòng tham muốn, mong cầu và sân hận, chỉ tận diệt được tà kiến và nghi. Một vị Thánh Tu-đà-hoàn (Thánh Nhập Lưu) vẫn thụ hưởng ngũ dục, song vị ấy có giới đức rất trong sạch và không bao giờ phạm giới, ngay cả đến ý định phạm giới cũng không hề có đối với vị ấy. Chẳng hạn, vị Thánh Tu-đà- hoàn vẫn thích ăn ngon, nhưng vị ấy sẽ không bao giờ phạm giới để có được món ăn ngon đó hoặc bất cứ cái gì khác như vậy. Cách sinh nhai nuôi mạng của vị ấy cũng rất trong sạch. Ngay cả khi vẫn phải làm ăn kiếm sống, vị ấy cũng không bao giờ lừa dối. Vị ấy có thể thất vọng, buồn bực và giận dữ nhưng mỗi khi quan sát trạng thái tâm đó, vị ấy có thể thấy rõ đó chỉ là một trạng thái tâm mà thôi và sẽ ra khỏi nó rất nhanh. Vị ấy sẽ không bị mắc kẹt trong đó.

Đạo quả thứ hai không tận diệt được loại phiền não nào. Nó chỉ làm suy yếu thêm tham và sân. Thậm chí sau tầng giác ngộ thứ ba hành giả vẫn còn một số loại phiền não nhất định, vẫn còn bám víu vào một đời sống rất đặc biệt, một cảnh giới sinh tồn thanh tịnh, không hưởng thụ ngũ dục, không sân hận, nhưng vị ấy vẫn hưởng thụ niềm hạnh phúc an lạc, thanh tịnh. Cũng vẫn một loại hài lòng, mãn nguyện nào đó rất gần với mạn. Bạn rất mãn nguyện với những gì mình đã đạt được; đây là một loại ngã mạn và dính mắc rất vi tế mà chỉ vượt qua được ở tầng đạo quả thứ tư. Nếu hành giả là một quan tòa và đã là một vị Thánh Tu-đà-hoàn thì vị ấy sẽ không bao giờ làm điều gì sai trái, không bao giờ nhận hối lộ. Vị ấy rất công bằng và chánh trực.

Tầng đạo quả đầu tiên tận diệt triền cái (nivarana) nghi (vicikiccha) và triền
cái tham, sân (kamacchanda, vyapada) loại rất thô.

Hối quá (kukkucca) được tận diệt ở tầng thánh thứ ba. Đây là điều rất quan trọng chúng ta cần phải lưu ý. Trong một số tôn giáo khác, họ nói rằng nếu một người phạm lỗi và suy nghĩ về lỗi lầm của mình, cảm thấy không vui về điều đó, khóc than, tự hành hạ mình để sám hối, họ cho rằng làm như vậy là rất tốt, hối hận là một việc tốt. Điều đó nghĩa là sao? Nếu đã làm điều gì đó sai lầm, thì tốt hơn cả là đừng hối hận về việc đó nữa. Hối hận đi cùng với hiểu biết sâu sắc thì là việc tốt, nghĩa là bạn không tự khóc lóc, than vãn về việc đó nữa, mà sẽ học hỏi từ nó. “Đúng thế, tôi đã hành động sai lầm và tôi sẽ không làm như thế nữa. Nếu tôi phải chịu hậu quả của việc làm đó, OK, tôi có đủ can đảm để gánh chịu hậu quả việc làm của chính mình, nhưng tôi sẽ không than khóc về chuyện đó”.

--------------

🔆 Thật là vô ích khi nghĩ ngợi về những điều mình đã làm, rồi thấy khổ tâm mà không thể làm được điều gì cả. Đừng lãng phí thời gian của mình như thế. Nếu đã lỡ làm điều gì đó sai lầm, hãy học hỏi từ nó và tự sửa mình, tiếp tục tiến lên và làm những việc tốt, tiếp tục làm công việc của mình. Bạn thấy đấy, lời dạy của Đức Phật là: hãy tiến lên, học hỏi và trưởng thành.🔆

Bạn có biết nghĩa gốc của từ kukkucca là gì không? Mặc dù chúng ta thường dịch ra là hối hận, hối quá, song gốc của nó là do hai từ kud và kata ghép lại mà thành. Kud là xấu, kata nghĩa là đã làm. Nhưng điều đó không giải nghĩa từ này một cách chính xác. Nghĩa chính xác của kukkucca là nếu bạn đang hối hận, thì đó là một việc xấu, bản thân nó là một việc bất thiện. Hãy nhìn sâu vào tâm mình xem, khi hối hận, trạng thái tâm của bạn như thế nào? Nó có bình an không? Không, nếu nhìn thật sâu, bạn sẽ thấy càng hối hận là bạn đang càng dính mắc, bám víu vào nó, càng bám víu vào bản ngã hơn. Nhìn thấy được những điều này rất ư thú vị. Ngay cả một vị Thánh Tu-đà-hoàn cũng chưa thể thực sự vượt qua được hối quá, ngay cả tầng thánh thứ hai là Tư-đà- hàm cũng chưa vượt qua được nó. Chỉ có tầng thánh thứ ba là A-na-hàm mới có thể tận diệt được hối quá.

Tâm tàm quý (hổ thẹn tội lỗi và ghê sợ tội lỗi) đi cùng với trí tuệ và tri kiến. Bởi vì điều này nên bạn sẽ không làm việc kia. Nhưng khi bạn đã phạm sai lầm và thấy hối hận về sai lầm đó thì thế nào? Và khi bạn thấy hổ thẹn thì lý do tại sao phải hổ thẹn? Bởi vì có người đã phát hiện ra điều đó chăng? Nếu đó là lý do, thì nó không phải là tâm tàm quý – hổ thẹn tội lỗi thật sự nữa. Việc đó chỉ là để bảo vệ hình ảnh của bạn mà thôi, cái ngã còn to hơn; nó để bảo vệ cái ngã của bạn.

--------------

🔆 Tâm tàm quý thực sự đi cùng với trí tuệ… điều này thật đáng hổ thẹn, tôi sẽ không làm như thế nữa. Nếu đã làm một việc gì đó và nhận ra đó là việc làm đáng hổ thẹn thì bạn sẽ không làm nữa. 🔆

Bạn không nên tiếp tục sống với sự hổ thẹn và hối hận, để rồi không thể làm được việc gì tốt đẹp hơn nữa. Bạn phải vượt qua sự hổ thẹn và hối hận để tiếp tục tiến lên, làm một việc gì đó tốt đẹp hơn, tự thay đổi, tự sửa mình.
Bạn phải hiểu được điều đó với tâm từ bi và sự khoan dung, tha thứ cho chính mình, bởi vì đối với tất cả mọi người chúng ta, phạm sai lầm là một điều tự nhiên. Ngay cả Ngài Ananda cũng đã từng làm những việc thật kinh khủng trong quá khứ, khi đang còn bổ túc các Ba-la-mật của mình. Ngay cả Đức Bồ tát cũng đã từng làm những việc ghê gớm, Ngài đã tà dâm với một phụ nữ. Ngài Ananda đã từng là một người thợ vàng, nhiều phụ nữ xinh đẹp, giàu có đến chỗ Ngài làm đồ trang sức và Ngài đã tà dâm với nhiều người trong số họ. Điều đó không có nghĩa là làm như vậy cũng được, mà là bởi vì tham sân si nên con người ta đã làm những việc như vậy. Thậm chí, từ ngay cả những lỗi lầm như thế, bạn vẫn có thể học hỏi, trưởng thành và giải thoát được.

Hành giả đã chứng đạo giữ gìn giới hạnh của mình nguyên vẹn và rất trong sạch mà không cần đến sự đánh giá, bình phẩm của thiên hạ! Tôi đã từng nghe rất nhiều lời bình phẩm, người ta đàm tiếu: “Mặc dù ông ta đã đắc đạo, nhưng bởi vì quá nhiều cám dỗ nên ông ta đã làm điều ấy, điều nọ”, đó chỉ là lời đánh giá, bình phẩm của miệng lưỡi thế gian! Năm giới là tối thiểu, đó là điều không cần phải bàn luận. Ở thời Đức Phật, có rất nhiều tôn giáo ngoại đạo và một số cho rằng người đã đắc quả Tu-đà-hoàn vẫn có thể bị tái sanh vào khổ cảnh bởi vì vẫn còn tham, sân, ngã mạn. Đức Phật nói không. Mặc dù vẫn còn tham, sân, ngã mạn nhưng tâm vị ấy đã đủ trong sạch để không đáng phải ở trong những kiếp sống thấp hèn như thế nữa.

--------------

🔆 Cuộc sống là kết quả của chính nội tâm chúng ta. Khi tâm trong sạch và cao thượng, nó sẽ không thể ở trong một kiếp sống thấp hèn nữa. 🔆

Vị đó có thể cảm nhận được rằng: “Tôi không thể bị tái sanh vào khổ cảnh nữa”. Đạo quả đầu tiên cũng tận diệt cả thói dối trá, hư ngụy (musavada), nhưng những lỗi về khẩu bất thiện khác vẫn có thể xảy ra. Một vị Tu-đà-hoàn vẫn có thể nói về những chuyện vô bổ trên mặt báo, toàn những chuyện tầm phào vô ích! Các thân hành bất thiện khác (miccha-kammanto) như sát sanh, trộm cắp, tà dâm thì không! Một bậc Thánh Tu-đà-hoàn không thể làm những chuyện đó, cả cách sinh nhai bất thiện (miccha-ajova), như lừa đảo trong kinh doanh hay những việc tương tự như vậy cũng không.

Tầng đạo quả thứ hai không tận diệt thêm phiền não nào, mà chỉ làm suy yếu chúng. Tầng thánh thứ ba tận diệt tà tư duy (miccha-sankappo), lời nói vu khống (pisunavaca) và những lời nói thô ác (phasusavaca). Chỉ đến tầng thánh thứ tư mới tận diệt được samphappalapa - “nói những chuyện vô bổ trên mặt báo” và miccha-vayama (tà tinh tấn), miccha-samadhi (tà định) miccha-vimutti (tà giải thoát) miccha-nana (tà tuệ).
"Bản Đồ Hành Trình Tâm Linh"
Thiền sư SAYADAW U JOTIKA Tỳ kheo Tâm Pháp dịch

2,301

Quan điểm vô vi của Lão Tử và vô vi của đạo Phật - Tác giả: Thích Pháp Như

Hơn bao giờ hết xã hội càng văn minh thì con người càng đánh mất chính mình. Sự tranh giành về quyền lợi, vật chất đã làm cho con người ngày càng

18,917
BÀI CA ĐẠI ẤN - TILOPA (988 – 1069)

Tilopa (988 – 1069) là một đại thành tựu giả Phật giáo, sống ở Ấn Độ và là một con người rất huyền thoại. Truyền thống Đại Ấn (Mahamudra) cho rằng ngài

1,258
Đạo Đức Phật Giáo - Thích Chơn Thiện

Đạo Đức Phật Giáo Thích Chơn Thiện(Hội thảo "Đạo Đức Phật Giáo", Viện Nghiên cứu Phật học VN, Sài Gòn, 1993)  --- o0o ---   1. CÁC NÉT KHÁI QUÁT VỀ CƠ

20,585
Tồn tại và Thời gian (3) - Pháp Hiền cư sỹ

(Tiếp theo Tập San  PL số 60)Quy luật ngôn âm là gì?Âm vị học, cách vận hành âm tố là cách vận hành đặc trưng của Pháp âm, là cách vận hành

772
BÁT NHÃ BA LA MẬT - ĐẠI TRÍ ĐỘ LUẬN I

KINH: Đối với hết thảy pháp, tâm không trụ trước, nên đầy đủ Thiền Ba-la-mật.LUẬN:☀️ Hỏi: Thế nào là Bát-nhã Ba-la-mật?Đáp: Chư Bồ-tát từ khi mới phát tâm cầu trí Nhất thiết

834
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,379
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,799
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,705
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,490
Chùa Việt
Sách Đọc