CHƯƠNG 21
GIẢI THÍCH: THI-LA BA-LA-MẬT
KINH: Vì tội và không tội không thể có được, nên đầy đủ Thi-la Ba-la-mật (Śīlapāramitā).
LUẬN: Thi-la (Tàu dịch là Tánh thiện), là ưa hành thiện đạo, không tự phóng dật, gọi là Thi-la. Hoặc thọ giới mà hành thiện, hoặc không thọ giới mà hành thiện, đều gọi là Thi-la (śīla). Nói tóm lược có tám thứ luật nghi nơi thân và miệng: Không não hại, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không nói hai lưỡi, không nói thêu dệt, không uống rượu và nuôi sống một cách thanh tịnh; ấy là giới. Nếu buông bỏ không nhiếp hộ; ấy là phá giới. Người phá giới bị đọa vào trong đường ác. Nếu trì giới bậc hạ thì sanh trong loài người; trì giới bậc trung thì sanh trong cõi trời Lục Dục; trì giới bậc thượng lại tu hành bốn Thiền, bốn Không định thì sanh trong các cõi trời Sắc và Vô sắc thanh tịnh.
Trì giới bậc thượng có ba hạng: Trì giới thanh tịnh bậc hạ thì chứng được A-la-hán; trì giới thanh tịnh bậc trung thì chứng được Bích-chi Phật; trì giới thanh tịnh bậc thượng thì được thành Phật đạo. Không đắm trước, không ỷ y, không phá, không khuyết, được Thánh nhân khen ngợi yêu thích;
* Trang 506 *
như vậy gọi là thanh tịnh bậc thượng. Nếu vì thương xót chúng sanh, vì độ chúng sanh, cũng vì biết thật tướng của giới; tâm không ỷ y, đắm trước; trì giới như thế, tương lai chứng đến Phật đạo. Như vậy gọi là được giới vô thượng Phật đạo.
Nếu người muốn cầu được thiện lợi lớn,[1] hãy kiên trì giới, như tiếc châu báu quý trọng, như giữ thân mạng, vì cớ sao? Vì như đại địa, hết thảy vạn vật hữu hình, đều nương đất mà tồn tại. Giới cũng như vậy, giới là trú xứ của hết thảy thiện pháp.
Lại nữa, ví như không chân mà muốn đi; không cánh mà muốn bay; không thuyền mà muốn qua sông, là không thể được. Nếu không có mà muốn cầu quả báo tốt cũng như vậy.
Nếu người bỏ giới này,[2] tuy ở núi tu khổ hạnh, ăn trái cây, uống thuốc, thì không khác gì cầm thú. Hoặc có người chỉ uống nước cho là giới; hoặc uống sữa, hoặc hớp không khí; hoặc cắt tóc; hoặc mặc Ca-sa; hoặc mặc áo trắng; hoặc mặc áo cỏ, hoặc áo da cây; hoặc mùa đông vào nước; hoặc mùa hạ hơ lửa; hoặc từ núi cao sa xuống; hoặc tắm sông Hằng; hoặc ngày tắm ba lần; lại cúng dường lửa, tế tự đủ cách, chú nguyện đủ kiểu; chịu thực hành các khổ hạnh, cho đó là giới, chỉ là trống không, không được gì.
Nếu có người tuy ở nhà cao điện lớn, mặc đẹp ăn ngon, mà thực hành được giới này, cũng được sanh chỗ tốt và được đạo quả. Hoặc người sang kẻ hèn, người lớn kẻ nhỏ, thực hành được giới này, thì đều được lợi lớn. Nếu phá giới này, thời không kể sang hèn, lớn nhỏ, đều không được tùy ý sanh
[1] T. 1: Trường a-hàm kinh (Dīrghāgama-長阿含經), quyển 2, kinh số 2, du hành kinh (遊行經), tr. 12b20-24: Phàm người trì giới có năm công đức: Thế nào là năm? (1) những điều mong cầu đều được như nguyện. (2) Có tài sản tăng ích, không tổn giảm. (3) được mọi người ái kỉnh. (4) danh tiếng được ca ngợi khắp thiên hạ. (5) Thân hoại mạng chung được sanh lên cõi trời.
[2] Tham khảo Trường bộ kinh I (Dīghanikāya), Kinh Kassapa (=Mahāsīhanāda sutta), tr. 166; T. 1: Trường a-hàm kinh (Dīrghāgama-長阿含經), quyển 16, kinh số 25, Lõa hình phạm chí kinh (倮形梵志經), tr. 103b25-c13, quyển 19, kinh số 30, Thế ký kinh (世記經), Long điểu phẩm (龍鳥品), tr. 128a7-17; T. 2: Tăng nhất a-hàm kinh (Ekottara-āgama-增一阿含經), quyển 23, Tăng thượng phẩm (增上品), tr. 670c2-672b3; T. 4: Xuất diệu kinh (出曜經), tr. 768c16-769a3.
* Trang 507 *
vào chỗ lành.
Lại nữa, người phá giới, cũng ví như ao trong mát mà có rắn độc, không đáng tắm rửa, cũng như cây có hoa quả ngon mà có nhiều gai nghịch. Như người tuy được sanh ở nhà quý trọng, thân thể đoan chánh, học rộng nghe nhiều, mà không ưa trì giới, không có tâm từ bi. Tài cũng như vậy, như kệ nói:
“Sang mà vô trí thời là suy,
Trí mà kiêu mạn cũng là suy,
Người trì giới mà lại phá giới,
Cả đời này đời sau đều suy.”
Người tuy nghèo hèn mà trì giới, hơn người giàu sang mà phá giới. Hương của hoa, hương của cây, không thể bay xa; hương của trì giới, bay khắp cả mười phương.[1] Người trì giới, được đầy đủ sự an vui, tiếng tăm nghe xa, trời người yêu kính, hiện đời thường được các thứ khoái lạc. Nếu muốn sanh vào cõi trời cõi người, thủ lấy sự giàu sang, sống lâu không khó. Người trì giới thanh tịnh, ước gì đều được nấy.
Lại nữa, người trì giới, thấy người phá giới bị hình ngục tra khảo, đủ các thứ khổ não, mà tự biết mình vĩnh viễn xa lìa việc ấy, lấy đó làm vui mừng. Nếu người trì giới, thấy người lành được có vinh dự, danh tiếng, khoái lạc, thì tâm tự suy nghĩ: “Như người được vinh dự, ta cũng có phần.” Người trì giới, khi mệnh chung, dù có gió đao cắt thân, gân mạch đoạn tuyệt, tự biết mình trì giới thanh tịnh, tâm không sợ hãi, như kệ nói:
[1] Tham khảo Tăng chi bộ kinh I, tr. 226; Pháp cú (Dhammapada) V, kệ 54; Bản sanh kinh (jātaka) III, tr. 291; Di lan vương vấn kinh (Milinda sutta), tr. 333; T. 29: A-tỳ-đạt-ma câu xá luận (阿毘達磨俱舍論), quyển 11, tr. 60a; T. 2: Tạp a-hàm kinh (Saṃyuktāgama- 雜阿含經), quyển 38, kinh số 1073, tr. 278c-279a; T. 2: Tăng nhất a-hàm kinh (Ekottara-āgama-增一阿含經), quyển 13, địa chủ phẩm (地主品), tr. 613b-c; T. 2: Phật thuyết giới đức hương kinh (佛說戒德香經), tr. 507b-c; T. 2: Phật thuyết giới hương kinh (佛說戒香經), tr. 508a-b.
* Trang 508 *
“Trong bệnh rất dữ,
Giới là thuyền lớn.
Giới là thuốc hay,
Trong sợ hãi lớn.
Giới làm thủ hộ,
Trong chết tối tăm.
Giới làm đèn sáng,
Trong chỗ đường ác.
Giới là cầu đỡ,
Trong nước biển chết.”
Lại nữa, người trì giới thường được người đời nay cung kính cúng dường, tâm vui không hối hận, áo cơm không thiếu, chết được sanh lên trời, sau chứng được Phật đạo. Người trì giới, không việc gì không có được; người phá giới, tất cả đều mất. Ví như có người thường cúng dường trời, người ấy nghèo cùng, một lòng cúng dường mãn mười hai năm, mong cầu giàu sang, trời thương người đó, tự hiện thân ra, mà hỏi rằng: “Ngươi cầu những gì?” Người kia đáp: “Tôi cầu giàu sang, muốn cho những điều tâm nguyện, hết thảy đều được.” Trời trao cho một đồ vật, gọi là cái bình đức, và nói: “Mọi vật cần dùng, từ trong bình này xuất ra.”
Người kia được bình rồi, ứng theo ý muốn, mọi sự đều được. Được như ý gây dựng nhà tốt, Voi Ngựa, xe cộ, bảy báu đầy đủ, cung cấp cho tân khách, không thiếu sự gì. Khách hỏi: “Trước ông nghèo cùng, nay sao do đâu được giàu như thế này?” Đáp: “Tôi được cái bình trời cho, xuất ra
* Trang 509 *
các thứ vật, cho nên giàu như vậy.” Khách nói: “Đưa bình cho xem, kể cả vật từ bình xuất ra.” Liền đưa bình ra, trong bình dẫn ra đủ các thứ vật, người khách kia kiêu căn phóng túng, đứng lên trên bình nhảy múa, bình liền vỡ nát. Hết thảy các vật cùng một lúc tiêu mất. Người trì giới cũng như vậy. Các thứ diệu lạc, ước mong đều được, nếu người phá giới, kiêu căn phóng túng tự do, cũng như người kia phá vỡ bình, mất lợi.
Lại nữa, người trì giới, hương thơm của danh tiếng, đời này đời sau biến khắp trên trời và loài người.
Lại nữa, người trì giới, được người ưa cúng thí, không tiếc tài vật, không kinh doanh tài lợi ở đời mà không bị thiếu gì. Được sanh lên cõi trời, ở trước mười phương Phật, vào tam thừa đạo mà được giải thoát. Chỉ trừ sự trì giới theo các thứ tà kiến, về sau không được gì.
Lại nữa, nếu người tuy không xuất gia, chỉ biết tu hành giới pháp, cũng được sanh cõi trời. Nếu người trì giới thanh tịnh, tu thiền định, trí tuệ, muốn cầu độ thoát sanh già bệnh chết khổ, nguyện ấy quyết chắc được. Người trì giới tuy không có binh trượng, mà các sự dữ không gia đến, tài vật của người trì giới, không ai cướp được. Người thân của trì giới, tuy chết không rời, sự trang nghiêm của trì giới quý hơn bảy báu. Do vì lẽ đó, nên hộ trì giới, như hộ vệ thân mạng, như yêu vật báu. Người phá giới, thọ khổ vạn đoan, như người nghèo bị bình vỡ vật tiêu, trước kia.
Lại nữa, người trì giới, quán thấy tội của người phá
* Trang 510 *
giới, nên tự gắng sức, nhất tâm trì giới.
Thế nào gọi là tội của người phá giới? Người phá giới, người khác không kính, nhà nó như mồ hoang, không người nào đến.
Người phá giới, mất hết các công đức, giới như cây khô, người không yêu thích.
Người phá giới, như Hoa sen đầy sương, không ai ưa thấy.
Người phá giới, có ác tâm đáng sợ, giống như quỷ La-sát.
Người phá giới, người khác không quy hưởng, giống như người khát, không tìm đến giếng khô.
Người phá giới, tâm thường nghi ngờ hối hận, giống như người phạm sự, thường sợ tội ập đến.
Người phá giới, giống như ruộng bị mưa đá, không thể trông cậy.
Người phá giới, giống như mướp đắng, tuy thân hình giống trái ngọt mà không thể ăn.
Người phá giới, giống như xóm giặc, không thể sống chung.
Người phá giới, giống như bệnh nặng, không ai muốn gần.
Người phá giới, không được khỏi khổ, giống như đường dữ, khó đi qua.
Người phá giới, không thể ở chung; giống như giặc dữ, khó thể thân cận.
* Trang 511 *
Người phá giới, giống như hầm lửa, người đi đường tránh xa.
Người phá giới, khó thể ở chung, giống như Rắn độc.
Người phá giới, không thể gần gũi, giống như ngọn lửa lớn.
Người phá giới, giống như thuyền vỡ, không thể chở qua sông.
Người phá giới, giống như đồ mửa ra, không thể ăn lại.
Người phá giới, ở trong chúng tốt giống như Ngựa dữ ở trong Ngựa lành.
Người phá giới khác với người lành, như Lừa ở trong bầy Bò.
Người phá giới, ở giữa chúng tinh tấn giống như đứa bé yếu ớt ở giữa người mạnh.
Người phá giới tuy hình tợ Tỳ-kheo mà cũng như thây chết ở trong con mắt người.
Người phá giới, giống như ngọc giả ở giữa ngọc thiệt.
Người phá giới, giống như cây Y-lan ở trong rừng Chiên-đàn.
Người phá giới, tuy hình dáng tợ người lành, mà bên trong không có thiện pháp. Tuy cũng cạo đầu, nhuộm áo, theo thứ lớp cầm thẻ (tróc trù-śalākā gṛhṇāti) gọi là Tỳ-kheo, mà thật chẳng phải Tỳ-kheo.
Người phá giới, nếu mặc pháp y thời đó là quấn thân với lá sắt đồng nóng. Nếu ôm bình bát thời đó là đồ đựng nước đồng nóng chảy. Nếu uống ăn thời đó là nuốt hoàn sắt
* Trang 512 *
nóng.
Lại nữa, người phá giới, thường ôm lòng sợ hãi, như người mắc trọng bệnh, thường sợ chết đến. Cũng như người phạm tội ngũ nghịch, tâm thường tự nghĩ: Ta là giặc của Phật, che giấu tránh nép, như giặc sợ người, năm tháng ngày trôi qua, thường không an ổn.
Người phá giới, tuy được cúng dường lợi lạc, thứ lạc đó bất tịnh; giống như người ngu cúng dường trang sức thây chết. Người trí nghe được, ghét không muốn thấy.
Vô lượng tội phá giới như vậy, không thể kể hết. Hành giả hãy nên nhất tâm trì giới.
__________
* Trang 513 *