Đã có không ít những nhà nghiên cứu lịch sử công nhận rằng ngay từ thời kỳ đầu của đất nước, lịch sử dân tộc Việt Nam gắn liền với lịch sử Phật giáo Việt Nam. Như vậy, thiết nghĩ triết lý sống của người Phật tử Việt Nam có thể bắt nguồn, một mặt từ tiến trình hình thành phát triển lịch sử dân tộc Việt, mặt khác từ quá trình tiếp biến giáo lý căn bản Phật giáo mà dân tộc ta đẽ trải nghiệm, hành trì trong viêc thực nghiệm đời sống tâm linh. Chính hai cội nguồn đó đã tạo ra và phát triền những nét chung, nét riêng trong triết lý sống của người Phật tử Việt Nam, được thể hiện qua quá trình dựng nước và giữ nước, góp phần vào việc phát triển và hội nhập của đất nước cũng như trong việc truyền bá Chánh pháp, đem lại hạnh phúc cho mọi người dân nước Việt.
Thực tế là Phật giáo đã tồn tại ở Việt Nam trên 2.000 năm. Thời gian ấy đủ dài để người Việt từ thế hệ này sang thế hệ khác có thể chắt lọc từ giáo lý đạo Phật mọi yếu tố thích hợp nhất với điều kiện lịch sử – xã hội của dân tộc, của đất nước rồi biến những yếu tố ấy thành tinh túy văn hóa dân tộc, đủ để khẳng định sự tồn tại của mình như một dân tộc, một đất nước tự do độc lập với tất cả mọi bản sắc văn hóa thích hợp, phóng khoáng không bài ngoại và không lệ thuộc ngoại. Nói theo cách nói của Mẫu Tử được ghi trong Lý hoặc Luận vào cuối thế kỷ thứ II sau tây lịch, đã có một dân tộc Việt biết sống theo tinh thần độc lập, tự chủ, trong đó có các thuộc tính triết lý Phật giáo. Cụ thể Phật giáo được thể hiện như một con đường: … “Cư gia khả dĩ sự thân , tế quốc khả dĩ dân, độc lập khả dĩ trị thân” (Ở nhà có thể dùng thờ cha mẹ, làm chủ nước có thể dùng trị dân, đứng một mình có thể dùng sửa thân)1. Như thế, thuở ban đầu trên đất nước Việt Nam. Phật giáo đã nghiễm nhiên trở thành một đạo Phật thể hiện một nếp sống đạo không chỉ giáo dục đối với từng cá nhân, gia đình, xã hội mà còn có thể xem như triết lý sống cùng với tinh thần độc lập, tự chủ, tự cường của cả dân tộc để chống lại sự đồng hóa xâm lược phương Bắc.
Rõ ràng những đặc trưng của triết lý Phật giáo đề cao tính tự cường dân tộc, niềm vui tự tin vào chính mình và dân tộc mình, đã được nhân dân Việt Nam đồng tình, chấp nhận biến thành cốt tủy và máu thịt của chính mình. Kết quảm từ sau cột mốc chiến thắng Bạch Đằng lịch sử 938 do Ngô Quyền lãnh đạo đất nước ta chuyển sang một thời đại mới: Thời đại thống nhất đất nước, thống nhất cộng đồng, phục hưng mọi giá trị văn hóa tinh thần truyền thống của dân tộc sau hơn 1.000 năm bị đô hộ.
Mở đầu thời đại đó là thời Lý-Trần, là sự hiện thực hóa cái triết lý sống mà người Phật tử Việt Nam thực thi trong đời sống thực tiễn. Một nền Phật giáo chức năng, các nhà Phật giáo lãnh đạo đã phối hợp với các Phật tử lãnh đạo quốc gia xiển dương một nền Phật giáo thế sự, tích cực nhập thế nhằm đáp ứng các nhu cầu lịch sử của một quốc gia độc lập tự chủ trên mọi lĩnh vực từ kinh tế, chính trị , văn hóa, giáo dục, kể cả tín ngưỡng tâm linh. Các Thiền sư như Ngô Chân Lưu, Pháp Thuận, Vạn Hạnh, Mãn Giác…đã tùy duyên, tích cực đóng góp cho vương triều nhà Lý kiến thiết quốc gia, xây dựng kinh đô Thăng Long, tạo dựng chùa chiền, lập trường Quốc Tử Giám, tổ chức lễ hội cầu an, cầu siêu, lễ hội dân tộc với tầm vóc quốc gia, nhất là dùng Chánh Pháp để quản dân, an dân trong tinh thần nhậm vận, vô trúm vô trước. Kết quả, nhà Lý trở thành triều đại được mệnh danh là triều thuần từ, hiếu sinh, hiếu đạo, trên dưới từ vua quan cho đến nếp sống đạo Thiền.
Nếp sống đạo Thiền đã khiến cho mọi người tự tin vào khả năng ngộ đạo của chính mình, tin vào sức của mình, tin ở dân tộc và đất nước, tin ở luật nhân quả nghiệp báo để cuộc sống toàn dân hướng đến chỗ chân, thiện, mỹ; đó là triết lý sống của người dân theo đạo Phật. Do đó, ta chẳng ngạc nhiên gì thấy rằng, khi được vua Lê Đại Hành hỏi về vận nước, Thiền sư Pháp Thuận đã đáp bằng một bài kệ trong đó có câu: “Quốc tộ như đằng lạc, Nam thiên lý thái bình”. Nếu cả nước gắn bó, đoàn kết với nhau chặt chẽ như dây mây quấn (đằng lạc) thì nước Nam sẽ có thái bình. Triết lý đó thật là dễ hiểu. Dân ta tuy không đông nhưng nếu biết đoàn kết với nhau thành một khối, thì có thể tạo thành sức mạnh vô địch, mà kẻ xâm lược dù có hùng mạnh đến đâu và đông gấp hàng trăm lần cũng không làm gì nổi. Khối đoàn kết toàn dân, trước hết được xây dựng trên tình thương giữa đồng bào như anh em ruột thịt một nhà. Tình thương đó được minh họa bằng các câu ca dao, mà chúng ta ai nấy đều tâm niệm thuộc lòng: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong môt nước phải thương nhau cùng” hay: “Khôn ngoan đá đáp người ngoài, Gà cùn một mẹ chớ hoài đá nhau”. Khối đoàn kết đó cũng được xây dựng xung quanh một trung tâm vững chắc là một bộ phận lãnh đạo trung kiên, có đức độ, có tài năng, có lý tưởng.
Dưới thời Lý Thần Tông, Quốc sư Viên Thông cũng đã khuyên vua nên thi hành đức hạnh hiếu sinh, thương yêu dân như cha mẹ thương yêu con, và cẩn thận lựa chọn người có tài, có đức ra làm quan, không được dùng bọn tiểu nhân. Quốc sư nói: “Thiên hạ cũng ví như đồ dùng, đặt vào chỗ yên thì được yên, đặt vào chỗ nguy, tất bị nguy. Xin bệ hạ hãy thực hành đức hiếu sinh cho hợp lòng dân, thì dân sẽ kính yêu bệ hạ như cha mẹ, ngưỡng mộ bệ hạ như mặt trời. Ấy là đặt thiên hạ vào chỗ yên vậy”.
Các sách chính sử dù là do các nhà Nho thần không ưa gì đạo Phật biên soạn, đều phải công nhận rằng các ông vua Phật tử đời Lý đời Trần đều là những ông vua sống nếp sống giản dị, gần gũi với dân, thương yêu dân như cha mẹ thương yêu con.
Phan Huy Chú, trong Lịch triều Hiến chương loại chí ca ngợi ông vua Phật tử là Lý Thái Tông là ông vua “trị nước chuyên dùng nhân từ khoan thứ, là vị vua hiền nối được cơ nghiệp”. Sử chép vua mang quân đánh Chiêm Thành, thắng to, giết chết quân địch nhiều vô kể. Vua ra lệnh cấm giết bậy người Chiêm Thành. “Kẻ nào giết bậy người Chiêm Thành, cũng sẽ bị giết không tha”. Nùng Trí Cao phạm tội phản nghịch, vua bắt được không những tha tội chết còn được phong tước và cho lại thái ấp cũ.
Còn về vua Lý Thánh Tông, một ông vua Phật tử khác, sách Đại Việt Sử ký toàn thư chép: “Một lần, mùa đông rét ngọt, vua bảo các quan tả hữu: “Trẫm ở trong cung cấm, nào lò sưỡi, nào áo lông cừu mà còn rét thế này huống hồ những người bị giam cầm trong ngục, gian ngay chưa rõ, lại phải khổ sở vì gông cùm, ăn không đủ no, áo không đủ ấm. Trẫm rất lấy làm thương xót. Vậy hạ lệnh cho hữu ty phát chăn chiếu và mỗi ngày cho ăn hai bữa đầy đủ”.
Một lần, vua Lý Thánh Tông xử kiện, có con gái mình là công húa Động Thiên đứng bên cạnh, vua chỉ vào công chúa mà phán bảo quan coi ngục rằng: “Ta yêu con ta như những bậc cha mẹ trong thiên hạ yêu con cái họ. Trăm họ không biết nên tự phạm vào hình pháp, lòng ta rất thương. Cho nên từ nay về sau, không cứ phạm tội nặng nhẹ, đều nhất luật khoan giảm”2.
Trong bài tựa Thiền tông chỉ nam (Khóa hư lục), vua Trần Thái Tông khi gặp Quốc sư Viên Chứng trên núi Yên Tử đã nghe lời khuyên của Quốc sư: “Phàm đã là bậc nhân quân thì phải lấy tâm thiên hạ làm tâm của mình, ý muốn thiên hạ làm ý muốn của mình”. Sau đó, vua Trần Thái Tông đã dựa vào sự thấy biết của chính mình để khẳng định chân lý, nắm giác ngộ, và cội nguồn của mọi sức mạnh thực sự nằm sâu trong nội tâm của mỗi người, chứ không phải ở bên ngoài hay ở đâu khác. Bằng triết lý sống đó, Trần Thái Tông, vị vua anh hùng khai sáng ra đời Trần, đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ nhất đến thắng lợi. Thái Tông là người xiển dương quan điểm mọi người đều là Phật, chứ Phật không ở đâu xa, do đó, phải sống và hành động như Phật không khác. Chúng ta hãy nghĩ xem, nếu ở trong một nước, ít nhất trong lớp người lãnh đạo đất nước, mọi người đều có niềm tin như vậy, thì phải chăng đất nước ấy sẽ biến thành cõi Phật? Vua Trần Thái Tông đã khẳng định tư tưởng siêu việt như thế được ghi trong Khóa hư lục: “ Phật thân tức ngã thân thị, vô hữu nhị tướng”…(Thân Phật tức thân ta, không có hai tướng). Vua Trần Nhân Tông cũng nói lên ý tưởng đó trong bài: “Cư trần lạc đạo phú”. Nhưng với lời nôm na hơn: “Bụt ở trong nhà, chẳng ở đâu xa, Nhân khuấy bổn nên ta tìm Bụt, Đến mới hay chính Bụt là ta”Tất cả chứng minh rằng chính triết lý sống mà giới lãnh đạo Phật giáo và lãnh đạo Quốc gia Đại Việt thời đó phổ cập đã thực sự được lòng dân, thật sự giải đáp được những nhu cầu tâm linh và tình cảm của dân chúng đông đảo, hướng dẫn được đông đảo dân chúng sống yên lành và hạnh phúc. Nhờ vậy mà vào thời Trần dân tộc ta đã 3 lần đánh tan quân Nguyên Mông, hướng đến xây dựng quốc gia Đại Việt trở nên hùng cường.
Tự tin ở mình, tin rằng Phật chính là mình, nếu biết tu tập sẽ được sức mạnh phi thường lay trời chuyển đất. Đức tin đó là một trong những giá trị tinh thần quý bàu nhất mà Phật đã đem lại cho người Việt Nam chúng ta. Tư tưởng tự lực, tự cường, tin ở sức mình, không vọng ngoại là một truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta, nếu để cho mai một thì thật là môt mất mát lớn.
Tư tưởng đó đi vào dân gian, được nói lên bằng những câu ngộ nghĩnh, nhưng vẫn chứa đựng nội dung triết lý sâu sắc: “Phật ở trong nhà, chẳng cầu Thích Ca ở ngoài đường” hay: “thứ nhất là tu tại gia, thứ hai tại chợ, thứ ba tại chùa”. Hóa ra Phật chính là lòng mình, Phật chính là bà con quyến thuộc trong gia đình, những người đang sống xung quanh với mình: “Gần chùa gọi Phật bằng anh, Trông thấy Bụt hiền, bế Bụt đi chơi”. Phật đã gần người dân như vậy, thì chùa cũng không thể xa dân. Nếu ngôi đình biểu trưng cho ngôi thứ tôn ty trật tự của Nho giáo, thi ngôi chùa khẳng định tinh thần bình đẳng dân chủ truyền thống của đạo Phật: “ Đất vua, chùa làng, phong cảnh Bụt”.
Chùa không phải của sư mà của dân làng. Sư là thầy hướng dẫn nếp sống đạo đức, và tâm linh của dân chúng mà thôi. Chùa là trung tâm của các lễ hội tôn giáo, là trường học, là nhà thương, là nơi nghỉ tạm của khách qua đường, thậm chí còn là nơi ở trọ thường xuyên của những kẻ không nhà không cửa. Chùa là nơi kết nối yêu thương, hòa hợp và đoàn kết của muôn dân: “Mái chùa che chở hồn dân tộc, Nếp sống muôn đời của tổ tông”. Rõ ràng, chùa trở thành thành lũy kiên cố nhất chống lại mọi sự xâm lược, đồng hóa của ngoại bang trong chiến tranh; khi hòa bình, chùa là nơi hội tụ, kết tinh, phát huy những truyền thống văn hóa dân tộc, xây dựng đời sống hạnh phúc cho muôn dân: “…Vì vậy lòng tôi sống thái bình, Sớm chiều gần gũi tiếng chuông linh Tiếng chuông thức tỉnh lan xa mãi. An ủi dân lành mọi mái tranh”.
Phải chăng người dân Việt Nam đã, đang và sẽ mãi gắn bó với đạo Phật, với chùa, với tiếng chuông như là một cái gì thân thương gần gũi nhất trong cuộc sống tâm linh và tình cảm của họ, bên cạnh cuộc sống vất vã khó nhọc hàng ngày. Sức mạnh nội tại của triết lý sống của người Phật tử Việt Nam không phải chỉ ở chỗ nó vũ trang cho con người niềm tin ở tự thân và dân tộc. đất nước của mình, mà còn ở chỗ thật sự giải đáp được những nhu cầu của đại chúng, của những tầng lớp nhân dân đông đảo. Nói cách khác, tính đại chúng quyết định sức mạnh của đạo Phật. Đạo Phật đi vào làng với những chùa làng. Hầu như cả nước nơi nào cũng có chùa làng, thậm chí hai ba chùa, trẩy hội chùa hàng năm là một trong những minh chứng cho môt sự thể nhập triết lý sống, nét sinh hoạt văn hóa độc đáo và đẹp đẽ của dân tộc Việt Nam: “Trên đường cát mịn, một đôi cô, Yếm đỏ khăn thâm trẩy hội chùa. Gậy trúc dắt bà già tóc bạc, lần lần tràng hạt niệm Nam mô” (Nguyễn Bính).
Từ bi kết hợp với trí tuệ, tình thương đi đôi với lẽ phải và lý trí, đó chính là nền tảng của triết lý sống của người Phật tử Việt Nam qua các thời đại. thực là môt lý giải hết sức giản dị. Nhưng quán triệt được nó vào trong cuộc sống, không chỉ trong cuộc sống của những trí thức lãnh đạo, mà cả trong nếp sống hàng ngày của đông đảo những người dân bình thường thì quả là một công việc khó khăn và phức tạp. Thế nhưng, Phật tử Việt Nam, hay rộng hơn người dân Việt Nam đã tùy theo nhu cầu lịch sử dân tộc đặt ra mà đã thể hiện triết lý sống và hành động của mình và đã thành tựu những kỳ tích hào hùng, vinh quang trong dòng chảy lịch sử dân tộc. Đây chính là cội nguồn sức mạnh của nhân dân Việt Nam trải qua 1.000 năm chống lại sự đồng hóa phong kiến Trung Hoa; cũng là sức mạnh làm nên 1.000 năm văn hóa Thăng Long, mà ngày nay chúng ta thừa kế và thọ hưởng vối xu thế cả nước đang hội nhập và phát triển, nhưng vẫn đậm đà bản sắc Việt.
Chú thích:
Thích Phước Đạt
Theo: VHPG 112
Bộ ảnh “Mùi và Phả” của Justin MaxonĐây chính là bộ ảnh gây được tiếng vang lớn của tác giả Justin Maxon, đoạt giải nhất ảnh báo chí TG 2008 ở hạng
Thưa thầy con hỏi tịnh hóa tâm mình thì đi quán đảnh hoặc thầy tổ cũng tịnh hóa, nhưng mà mình cứ nhờ cái trợ lực bên ngoài hoài như vậy trợ
Tên thường gọi: Thiền viện Liễu ĐứcThiền viện tọa lạc ở ấp 1A, xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, với diện tích đất khoảng 1,4 hecta. ĐT: 061.841382. Thiền
CHỈ SỐ HẠNH PHÚC💝 Hạnh phúc không có nghĩa là mọi sự đều hoàn hảo. Nó có nghĩa là bạn đã quyết định nhìn vượt khỏi những điều không hoàn hảo.💝 Bạn
DUYÊN SANH VÀ TÁNH KHÔNGNguyễn Thế Đăng Theo: VĂN HÓA PHẬT GIÁO. Số 139 (bài được tìm thấy trên Thư viện Hoa Sen)& Cám ơn Tương đã gữi bài và link qua emailNhiều người
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt