BÔNG HỒNG CÀI ÁO
Năm xưa tôi còn bé, mẹ tôi đã qua đời
Lần đầu tiên tôi hiểu, thân phận trẻ mồ côi
Quanh tôi ai cũng khóc, im lặng tôi sầu thôi
Để dòng nước mắt chảy, là bớt khổ đi rồi
Hoàng hôn phủ quanh mộ, chuông chùa lạnh rơi rơi,
Tôi thấy tôi mất mẹ, mất cả một bầu trời.
(Bài thơ Mất Mẹ của nhà thơ Xuân Tâm)
Mỗi năm khi đến ngày rằm tháng bảy là lễ Vu lan hay ngày lễ bông hồng cài áo tôi vẫn xúc động khi thầy chủ lễ đọc bài thơ Mất Mẹ. Mẹ tôi qua đời khi tôi mười tuổi và mất cha ở lứa tuổi mười lăm, một độ tuổi quá nhỏ để có thể cảm nhận hết tình yêu thương của cha mẹ dành cho mình. Trong ký ức của tôi những lần Cha la, Mẹ đánh hay Cha ôm vào lòng, Mẹ hôn lên trán.Những lần Cha Mẹ thức trọn đêm để chăm sóc khi tôi bị bệnh hay vui vẻ khi tôi ôm họ và nói “Cha Mẹ là người con thương nhất trên đời” đó là những hồi ức quý báu của tôi về Cha Mẹ.
Và giờ đây khi đã lớn khi xem hay nghe những bài hát, những bài văn hoặc những bộ phim về Cha Mẹ tôi càng cảm nhận sâu sắc hơn về công ơn của Cha Mẹ. Mặc dù Cha Mẹ không còn ở bên tôi nhưng tôi biết và tin rằng tình yêu thương của họ vẫn còn mãi trong tôi vì họ đã cho tôi một cơ hội, một sinh mạng làm người để tôi biết đến tình người bao la trên thế giới này và những cung bậc cảm xúc vô tận nơi trong con người tôi.
Gần đây trên mạng xã hội tôi đọc được một bức thư của một người mẹ gửi cho vị bác sĩ sản khoa của mình. Đầu thư cô nói về sự thất vọng, nỗi buồn của mình đối với vị bác sĩ khi ông khuyên cô hãy bỏ đi đứa con trong bụng vì đứa trẻ bị mắc hội chứng down nhưng với trách nhiệm và tình mẫu tử thiêng liêng cô đã giữ lại đưa bé, đến cuối thư cô đã cho ông thấy gia đình cô đã vui, hạnh phúc như thế nào khi quyết định không bỏ đứa trẻ.
Chăm sóc nuôi dưỡng một đứa trẻ, một con người bị down là không dễ dàng nhưng người mẹ này đã bỏ qua những khó khăn sắp đến với mình để sống một cách có trách nhiệm với bản thân và đứa trẻ và hơn hết là một tình người, một tình mẹ thiêng liêng đã giúp cô có được nụ cười hạnh phúc khi ở bên con.
Xã hội ngày nay với sự phát triển bùng nổ của truyền thông, kinh tế, chính trị... chữ “Hiếu” có còn được hiểu đúng ý nghĩa của nó? Nếu chúng ta hiểu đúng ý nghĩa của chữ Hiếu thì phá thai một vấn nạn toàn cầu do lối sống buông thả, chạy theo cảm xúc bản thân và không trách nhiệm của một số bạn trẻ có quan điểm sai lầm về tình yêu, tình dục nên sống thử với nhau.
Và những vụ lái ẩu, say rượu… để gây ra những tai nạn giao thông khiến người khác mất cha mẹ, mất con cái; những vụ giết người vì nhiều lý do, đã khiến kẻ còn người mất. Những vụ việc ấy không những cướp đi sinh mạng của con người, mà còn cướp đi những phẩm tính của con người, trong đó lòng hiếu là không thể thiếu để làm người.
Theo suy nghĩ của cá nhân tôi “Hiếu” đối với cha mẹ không chỉ là chúng ta yêu kính chăm sóc, phụng sự cha mẹ khi họ ốm đau, làm Cha Mẹ vui vẻ, hạnh phúc khi ở bên chúng ta mà còn là trách nhiệm với bản thân, với xã hội. Không có một người nào phá hỏng bản thân và xã hội mà được cho là người có hiếu.
Có đôi lúc những lời nói hay hành động của cha mẹ không hợp với ý muốn của chúng ta. Nhưng nếu việc làm nào của chúng ta cũng đặt chữ “Hiếu”, cảm nhận của Cha Mẹ lên trước thì sẽ không bao giờ phải hối hận vì cha mẹ lúc nào cũng muốn những thứ tốt nhất đến với con của mình.
Vậy nên khi chúng ta suy nghĩ, hay nói một lời nói và quyết định làm một việc gì thì chúng ta hãy nhớ về ơn dưỡng dục của cha, nghĩa cưu mang chín tháng của mẹ mà hãy làm cha mẹ vui lòng, hạnh phúc khi họ còn ở bên bạn.
Xin các bạn hãy thay tôi hôn lên bất cứ nơi nào trên thân thể Cha Mẹ bạn vì họ đã cho bạn, cho tôi một cơ hội, một sinh mạng để đến với thế giới bao la và tình người vô tận này.
Tôi nguyện cho tất cả những ai dù cài lên ngực mình bông hoa đỏ thắm hay bông hồng trắng đều tự hào, không hổ thẹn và không hối hận điều gì khi đứng trước Cha Mẹ mình.
Tác giả: Viên Từ
Bốn pháp ấn đề cập ở trên có nhiều hàm ý sâu xa cho một hành giả Phật giáo. Pháp ấn đầu tiên tuyên bố rằng tất cả mọi hiện tượng cấu
IThầy dạy, tụng kinh là để thả dòng nước tâm của mình vào biển đại nguyện của các Đại Bồ Tát, vào biển Tâm của chư Phật. Tụng kinh, trì chú hay
Pháp (Dharma) là một khái niệm được sử dụng phổ biến và có ảnh hưởng sâu rộng trong triết học cũng như trong đời sống xã hội Ấn Độ. Khái niệm này
Web Việt “hứng đòn”của hacker theo cấp số nhânTrong năm 2011, các cuộc tấn công mạng với đích nhắm tới Việt Nam ngày càng nhiều. Mới đây, hãng bảo mật McAfee cũng
Tin cậy cần vài năm để xây dựng, vài giây để tan vở, và luôn cần sửa chữa.🍁 Tin cậy giống như một tờ giấy, một khi đã bị vò nhàu nó
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt