Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (37)


Xem mục lục

Câu hỏi: Chết có liên quan gì với sống? 

Krishnamurti: Có một phân chia giữa chết và sống à? Tại sao chúng ta nghĩ chết như cái gì đó tách khỏi sống? Tại sao chúng ta sợ hãi chết? Và tại sao có quá nhiều sách đã được viết về chết? Tại sao có sự phân ranh giới này giữa sống và chết? Và sự phân chia đó là thực sự, hay chỉ là sự tùy tiện, một sự việc của cái trí?

Khi chúng ta nói về sống, chúng ta có ý đang sống như một qui trình của sự tiếp tục mà trong đó có sự nhận dạng. Tôi và ngôi nhà của tôi, tôi và người vợ của tôi, tôi và tài khoản ngân hàng của tôi, tôi và những trải nghiệm quá khứ của tôi – đó là điều gì chúng ta có ý qua từ ngữ sống, phải không? Sống là một qui trình của sự tiếp tục trong ký ức, cả ý thức bên ngoài lẫn ý thức bên trong, cùng vô số những đấu tranh, những cãi cọ, những biến cố, những trải nghiệm của nó và vân vân. Tất cả việc đó là điều gì chúng ta gọi là sống; đối nghịch nó có chết, mà là kết thúc tất cả việc đó. Bởi vì đã tạo ra sự đối nghịch, mà là chết, và bị sợ hãi nó, chúng ta tiếp tục tìm kiếm sự liên quan giữa sống và chết; nếu chúng ta có thể nối liền khoảng cách bằng sự giải thích nào đó, bằng niềm tin trong sự tiếp tục, trong đời sau, chúng ta được thỏa mãn. Chúng ta tin tưởng sự đầu thai hay trong hình thức liên tục nào đó của tư tưởng, và sau đó chúng ta cố gắng thiết lập một liên quan giữa cái đã được biết và cái không biết được. Chúng ta cố gắng nối liền cái đã được biết và cái không biết được, và vì vậy cố gắng tìm ra sự liên quan giữa quá khứ và tương lai. Đó là điều gì chúng ta đang làm khi chúng ta tìm hiểu liệu có bất kỳ sự liên quan nào giữa sống và chết, đúng chứ? Chúng ta muốn biết làm thế nào nối liền đang sống và kết thúc – đó là ham muốn căn bản của chúng ta.

Bây giờ, liệu kết thúc, mà là chết, có thể biết được trong khi đang sống? Nếu chúng ta có thể biết chết là gì trong khi chúng ta đang sống, vậy thì chúng ta sẽ không có vấn đề. Chính bởi vì chúng ta không thể trải nghiệm cái không biết được trong khi chúng ta đang sống nên chúng ta bị sợ hãi về nó. Đấu tranh của chúng ta là thiết lập một liên quan giữa chính chúng ta, mà là kết quả của cái đã được biết, và cái không biết được mà chúng ta gọi là chết. Liệu có thể có sự liên quan giữa quá khứ và cái gì đó mà cái trí không thể tưởng tượng, mà chúng ta gọi là chết? Tại sao chúng ta tách rời hai cái này? Không phải bởi vì cái trí của chúng ta chỉ có thể vận hành trong lãnh vực của cái đã được biết, trong lãnh vực của sự tiếp tục? Người ta chỉ biết về chính người ta như một người suy nghĩ, như một người hành động cùng những ký ức nào đó của đau khổ, của vui thú, của tình yêu, của nhân từ, của vô số loại trải nghiệm; người ta chỉ biết về chính người ta như đang tiếp tục – ngược lại người ta sẽ không có hồi ức của chính người ta như là cái gì đó. Bây giờ khi cái sự việc đó kết thúc, mà chúng ta gọi là chết, có sợ hãi về cái không biết được; vì vậy chúng ta muốn rút cái không biết được vào cái đã được biết, và toàn nỗ lực của chúng ta là cho sự tiếp tục của cái không biết được. Đó là, chúng ta không muốn biết sống, mà gồm cả chết, nhưng chúng ta muốn biết làm thế nào để tiếp tục mà không dẫn đến một kết thúc. Chúng ta không muốn biết sống và chết, chúng ta chỉ muốn biết làm thế nào để tiếp tục mà không có kết thúc.

Cái tiếp tục không có mới mẻ lại. Không thể có mới mẻ, không thể có sáng tạo, trong cái có sự tiếp tục – điều đó quá rõ ràng. Chỉ khi nào sự tiếp tục kết thúc mới có thể có cái luôn luôn mới mẻ. Nhưng chúng ta sợ hãi chính sự kết thúc này, và chúng ta không thấy rằng chỉ trong sự kết thúc mới có thể có cái mới mẻ, cái sáng tạo, cái không biết được – không phải trong sự chuyên chở từ ngày này sang ngày khác những trải nghiệm của chúng ta, những ký ức và những bất hạnh của chúng ta. Chỉ khi nào chúng ta chết đi mỗi ngày tất cả những sự việc cũ kỹ đó, mới có thể có cái mới mẻ. Cái mới mẻ không thể hiện diện nơi nào có sự tiếp tục – cái mới mẻ là cái sáng tạo, cái không biết được, cái vĩnh hằng, Thượng đế hay cái tên nào bạn muốn. Con người, cái thực thể tiếp tục, mà tìm kiếm cái không biết được, sự thật, cái vĩnh hằng, sẽ không bao giờ tìm được nó, bởi vì anh ấy có thể tìm ra chỉ cái anh ấy chiếu rọi từ chính anh ấy, và cái anh ấy chiếu rọi không là sự thật. Chỉ trong kết thúc, trong chết, cái mới mẻ có thể được biết; và con người mà tìm kiếm để tìm được một liên quan giữa sống và chết, để nối liền cái tiếp tục với cái mà anh ấy nghĩ là vượt khỏi, đang sống trong một thế giới không thật, ảo tưởng, mà là một chiếu rọi của chính anh ấy. 

Bây giờ liệu có thể, trong khi đang sống, chết đi – mà có nghĩa kết thúc, ‘không là gì cả’? Liệu có thể, khi đang sống trong thế giới này, nơi mọi thứ đang trở thành mỗi lúc một nhiều hơn hay đang trở thành mỗi lúc một ít hơn, nơi mọi thứ là một qui trình của thăng tiến, đạt được, thành công, liệu có thể, trong một thế giới như thế, biết được chết? Liệu có thể kết thúc tất cả những ký ức – không phải ký ức về những sự kiện, làm thế nào đi đến ngôi nhà của bạn và vân vân, nhưng sự quyến luyến bên trong vào sự an toàn tâm lý qua ký ức, những ký ức người ta đã tích lũy, lưu trữ, và trong đó người ta tìm kiếm sự an toàn, hạnh phúc? Liệu có thể kết thúc tất cả điều đó – mà có nghĩa rằng chết đi mỗi ngày để cho có lẽ có một mới mẻ lại ngày mai? Chỉ lúc đó người ta mới biết chết trong khi đang sống. Chỉ trong chết đó, trong kết thúc đó, trong kết thúc sự tiếp tục, mới có cái mới mẻ, cái sáng tạo đó mà là vĩnh hằng.

Xem mục lục