If you want to see the Buddha, just observe sentient beings who, ignorantly, don’t know that everyone has their own inner Buddha.
Remember that a Buddha never deludes sentient beings.
Being aware of the self-nature, a sentient being is Buddha; one who is not aware of the self-nature is a sentient being, not a Buddha.
Upholding the self-nature equally, a sentient being is Buddha; one who slips wickedly the self-nature is a sentient being, not a Buddha.
Your mind already has Buddha; why continue to look for Buddha elsewhere?
Thus, the sutras said, “When the mind arises, all phenomena arise; when the mind vanishes, all phenomena vanish.”
Thus, unenlightened beings are Buddhas, and afflictions are Bodhi.
If your previous thought is delusional, you are an unenlightened being.
If your next thought is insightful, you are a Buddha.
If your previous thought clings to the scenes, the afflictions arise.
If your next thought turns away from the scenes, the Bodhi insight arises.
HUONG HAI (1628 – 1715)
NOTE: Should we cling to the present? Some might say living mindfully in the present is wonderful. This is true: the Buddha said that it’s very rare to be reborn as a human, and it’s very rare to hear the Buddha’s teachings. Now we have both. Some might feel that we should not say it’s wonderful now, because the Buddha urged us to escape from this burning house as soon as possible. It is true that thousands of people are killing each other in this world, millions of children are living in poverty and many in slavery, and we can feel the unhappiness anywhere we look at, even at our aging bodies.
We should not fall into sectarian arguments. One should be pragmatic. Look at your mind: everything instantly empties itself; how can we say we should stay with the so-called wonderful present? When your mind still clings to any trace, you get caught in this samsara world -- just like an ox tries to escape from the burning house through a window, with all its head and body already outside, but its tail finds no way to get through that window. In the blissful realization, there is no past, no future, no present; however, does a thought last ten thousand years?
In the Sn 5.12 Sutta, the Buddha replied to the young man Jatukannin that one who wants to give up completely birth and old age should abandon greed for sensual pleasures, neither grasp nor reject anything, wipe out all things of the past, conceive nothing for the future, and cling to nothing in the present.
The Chinese Zen Master Shenhui (684-758) said: "If your mind clings to nothing, you are sitting constantly in Nirvana. If you act without any action, you already completed the journey to the other shore." Clinging to nothing means your mind neither grasps nor rejects anything of the past, future, and present; it also means that you have entered the concentration of emptiness. Acting without any action means that you act while your mind sees neither any actor nor any action.
--- ---
THẤY PHẬT
Muốn cần thấy Phật cứ nhận nơi chúng sanh, chỉ vì chúng sanh mê không tự biết có Phật, chớ Phật đâu có làm mê chúng sanh.
Ngộ được tự tánh của mình thì chúng sanh là Phật, mê tự tánh của mình thì Phật là chúng sanh. Giữ được tự tánh của mình bình đẳng thì chúng sanh là Phật, để tự tánh mình gian hiểm thì Phật là chúng sanh. Tâm ta sẵn có Phật, còn tìm Phật nơi nào?
Nên kinh nói: “Tâm sanh thì các pháp sanh, tâm diệt thì các pháp diệt.”
Phàm phu tức là Phật, phiền não tức là bồ-đề. Niệm trước mê là phàm phu, niệm sau giác là Phật. Niệm trước chấp cảnh là phiền não, niệm sau ly cảnh là bồ-đề.
Thiền Sư HƯƠNG HẢI (1628 - 1715) – Bản dịch HT Thanh Từ
GHI NHẬN: Chúng ta có nên trụ tâm vào hiện tại? Một vài vị có thể nói rằng sống tỉnh thức trong hiện tại là tuyệt vời. Điều này đúng: Đức Phật nói thân người khó được, và Phật Pháp khó nghe. Bây giờ chúng ta có cả hai. Một vài vị có thể cảm thấy rằng chúng ta không nên nói hiện tại là tuyệt vời, bởi vì Phật thúc giục chúng ta thoát ra khỏi nhà lửa càng sớm càng tốt. Sự thật là nhiều ngàn người đang giết nhau trên thế gian này, nhiều triệu trẻ em đang sống nghèo khó và nhiều em sống cảnh nô lệ, và chúng ta có thể cảm nhận sự đau khổ bất cứ nơi nào chúng ta nhìn tới, ngay cả trong tấm thân đang lão hóa của chúng ta.
Chúng ta không nên rơi vào cuộc tranh luận bộ phái. Nên cứu xét mọi thứ một cách thực dụng. Hãy nhìn vào tâm bạn: mọi thứ ngay tức khắc tự hóa thành không; làm sao chúng ta có thể nói chúng ta nên an trụ với cái gọi là hiện tại tuyệt vời? Khi tâm vẫn còn dính vào bất kỳ chút tì vết nào, bạn vẫn kẹt trong cõi luân hồi này – y hệt như một con trâu tìm cách thoát ra khỏi nhà lửa xuyên qua một cửa sổ, với toàn bộ đầu và thân đã ra ngoài rồi, nhưng đuôi thì không cách nào qua khỏi cửa sổ. Trong niềm chứng ngộ hân hoan, không hề có quá khứ, không hề có tương lai, không hề có hiện tại; nhưng, có phải một niệm kéo dài tới vạn năm?
Trong Kinh Sn 5.12 Sutta, Đức Phật trả lời chành thanh niên Jatukannin rằng người nào muốn hoàn toàn rời bỏ sinh và gia hãy nên rời bỏ lòng tham ái dục, không nắm giữ gì và cũng không chống kháng gì, phải xóa bỏ mọi thứ trong quá khứ, chớ mơ tưởng gì tương lai, và không nắm giữ gì trong hiện tại.
Thiền sư Trung Hoa Thần Hội (684-758) nói: "Vô trụ mà trụ tức là thường trụ Niết Bàn. Không làm mà làm tức đã vượt qua bờ bên kia." Không trụ vào đâu nghĩa là tâm bạn không nắm giữ và cũng không kình chống bất cứ gì trong quá khứ, hiện tại và vị lai; nó cũng có nghĩa là bạn đã vào Không tam muội. Làm mà không làm nghĩa là bạn hành động trong khi tâm bạn không thấy có ai làm và cũng không thấy có hành động làm.