Thiền sư Vĩnh Gia Huyền Giác, họ Đới, ở Ôn Châu, thuở nhỏ học tập kinh luận, chuyên về pháp môn Chỉ Quán của tông Thiên Thai. Nhân xem kinh Duy Ma Cật mà phát minh tâm địa.
Tình cờ gặp đệ tử của Tổ là Huyền Sách đến thăm, cùng nhau đàm luận, thấy lời Huyền Giác nói đến thầm hợp với chư Tổ.
Huyền Sách nói: Nhân giả đắc pháp ở thầy nào?
Huyền Giác đáp: Tôi nghe kinh Phương đẳng và các luận đều có thầy truyền dạy, sau nhờ kinh Duy Ma Cật ngộ được tâm tông của Phật mà chưa có người chứng minh.
Huyền Sách nói: Từ Phật Oai Âm Vương về trước thì được, nhưng từ Phật Oai Âm Vương về sau, nếu không thầy mà tự ngộ thì đều là ngoại đạo thiên nhiên.
Huyền Giác nói: Xin nhân giả chứng minh cho tôi.
Huyền Sách nói: Lời tôi nói không giá trị lắm. Hiện nay ở Tào Khê có Lục Tổ Đại sư, bốn phương hội tụ mà thọ pháp với ngài. Nếu ông muốn đến tôi sẽ cùng đi.
Huyền Giác cùng Huyền Sách đến tham vấn, đi nhiễu Tổ ba vòng, rồi chống tích trượng mà đứng.
Sư nói: Phàm là sa môn thì phải đủ ba ngàn oai nghi, tám vạn tế hạnh, đại đức từ phương nào đến đây mà sanh ngã mạn lớn vậy?
Huyền Giác bạch: Sanh tử là việc lớn, vô thường thì nhanh chóng.
Sư nói: Sao chẳng thể hội vô sanh, rõ không nhanh chóng?
Huyền Giác bạch: Thể hội tức vô sanh, thấu rõ vốn không nhanh chóng.
Sư nói: Như thế, như thế!
Huyền Giác bèn đủ oai nghi lễ lạy, rồi một lát xin cáo từ.
Sư nói: Trở về nhanh chóng vậy?
Bạch: Vốn tự chẳng động, có gì là nhanh chóng!
Sư nói: Ai biết chẳng động?
Bạch: Nhân giả tự sanh phân biệt.
Sư nói: Ông rất đắc cái ý vô sanh.
Bạch: Vô sanh há có ý sao?
Sư nói: Không có ý thì cái gì đang phân biệt?
Bạch: Phân biệt cũng chẳng phải ý.
Sư nói: Hay thay! Hãy ở lại đây ít ra một đêm.
Lúc bấy giờ gọi là Một đêm Giác. Về sau có làm Chứng Đạo Ca, thịnh hành trong đời. Được sắc phong là Vô Tướng đại sư, đương thời xưng là Chân Giác.
PHÁP BẢO ĐÀN KINH Giảng giải - ĐƯƠNG ĐẠO - Thiện Tri Thức.
Bấy giờ Bồ tát Phổ Hiền ở trong đại chúng, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ dưới chân Phật nhiễu quanh bên phải ba vòng, quỳ thẳng chắp tay và bạch
Định và tuệ đồng thời, không nói cái nào trước cái nào sau hết, trong định có tuệ, trong tuệ có định. Vì vậy người tu cả hai tự tâm được chánh,
Kính lễ đức Quán Thế Âm ! Đây là những giáo huấn thực hành sâu xa của Quán Thế Âm. Những giáo lý của những kinh, tantra và của những siddha (thành
Bấy giờ Thế Tôn lại nói bài kệ:Các pháp không tự tánhLại cũng không lời nóiChẳng thấy nghĩa Không KhôngNên người ngu trôi lăn.Tất cả pháp vô tánhLìa ngữ ngôn phân biệtCác
Ngay khi đối tượng lo lắng của bạn chuyển từ bản thân mình sang người khác, trái tim bạn đã thoát khỏi sự trói buộc của những ý tưởng tràn đầy ái
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt