(Trích: Hành Trình Trong Cõi Chết - Nguyên Hảo, NXB Về Nguồn)
Theo Phật giáo, sau khi chết, con người đi vào một trạng thái trung gian trước khi tái sinh. Trạng thái này rất khác với trạng thái vật lý lúc còn sống nhưng thật ra là đồng nhất. Lúc bấy giờ, nghiệp chúng ta đã tạo ra trong kiếp này và những kiếp quá khứ ảnh hưởng vào những cảm nghiệm của chúng ta.
Trạng thái trong giai đoạn sau khi chết và trước khi tái sinh này được gọi là trung ấm thân. Có ba giai đoạn trong trong trạng thái trung ấm thân. Giai đoạn đầu là những cảm nghiệm về sự tự do của thể xác. Giai đoạn này tương đối ngắn và vẫn còn những liên quan tế nhị với cơ thể vật chất, nhận biết được những hành động và ngôn ngữ cũng như tư tưởng của những người thân còn đang sống. Nhờ sự mẫn cảm và ý thức, những lời khuyên thích đáng có thể đưa đến giác ngộ.
Giai đoạn thứ hai gồm những cảm nghiệm thuộc cảm quan, kéo dài lâu hơn giai đoạn trước. Trong giai đoạn chót, người chết hoàn toàn bị nghiệp lực chi phối dẫn vào một cảnh giới tái sinh. Quá trình từ khi chết cho đến khi tái sinh kéo dài bảy ngày hay gấp bội - thường là bốn mươi chín ngày. Nhưng thời gian này cũng không cố định, có thể là một ngày, một tuần hay phải trải qua nhiều năm.
Nghiệp lực của chúng sanh vẫn tác động lúc chết, sau khi chết đến khi tái sinh. Những cảm thức của các giác quan khác vẫn còn tồn tại, nhưng sáu thức đầu chuyển từ trạng thái vật chất sang trạng thái phi vật chất. Ðến khi chúng ta có lại được một cơ thể vật chất thì khả năng thấy, nghe, cảm nhận mùi, vị, xúc chạm và ý thức chớm nở trở lại và và hoạt động. Không có cơ thể cũng như không có chiếc xe để chuyên chở, sáu thức không hoạt động được, nhưng không có nghĩa là không tồn tại. Thiền Sư Yasutami giải thích:
Trạng thái trung gian này thay đổi luôn luôn và không có một hình trạng cố định. Có thể nói rằng nó trội hơn sự hiện hữu trong đời sống hiện tại của chúng ta nhiều. Nó giống như một dòng điện, có thể xuyên qua mọi chướng ngại và bay xa hàng trăm dặm trong nháy mắt. Nó cũng có ý thức, cảm xúc, và ý chí trong một trạng thái tinh tế cũng như năm cơ quan cảm giác.
Trung ấm thân có một số khả năng huyền bí để thấy, cảm và nhận ra cha mẹ của nó, và nó có thể thấy sự giao hợp nam nữ để nhập thai.
Trong giai đoạn đầu, việc nổi bậc nhất là nhận thấy rằng cái chết xảy đến quá dễ dàng. Không giống như giai đoạn hấp hối đôi khi kéo dài gây khổ sở và đau đớn, caí chết lại hết sức đơn giản, dễ dàng và tự nhiên như chiếc lá lìa cành. Nhiều người thấy cả cuốn phim cuộc đời mình diễn lại nhanh trước mắt lúc sắp chết. Sau đó, khi bắt đầu đi vào giai đoạn trung ấm thân, có thể có những cảm giác như trôi bình bồng, hay bay bổng, giống như nhiều người nhận thấy trong giấc mơ. Một cảm thức vô cùng an tĩnh, thoải mái và dễ chịu. Sau hơi thở cuối cùng, mọi phiền toái, lo âu của thế gian đều được trút bỏ. Sau đó, có thể thần thức dường như bị dẫn vào một đường hầm đầy ánh sáng trắng và thấy những người thân yêu hoặc một sự việc tuyệt vời đang đợi ở phiá trước. Cảm giác như đi vào vòng tay của người yêu, hoặc như niềm vui của những đứa bé đợi mở quà đầu năm.
Những việc xảy ra trong giai đoạn đầu tiên này gần như giống nhau ở mọi người, những người đã
tạo những nghiệp xấu cũng như những người đã tạo những nghiệp thiện. Tuy nhiên, khác nhau là cáh cách đối diện với những hiện tượng này. Người tạo nghiệp xấu có thể cảm thấy hoài nghi, sợ sệt, muốn tránh né - tránh né những tội lỗi đã gây ra, và cảm thấy khó chịu, mất tự chủ và bối rối.
Giai đoạn thứ hai bị ảnh hưởng mạnh bởi trạng thái tâm thức lúc chết. Những viêc làm trong kiếp này, những kiếp trước, cũng như những lời khuyên, những Kinh được tụng khi mới chết có ảnh hưởng rất quan trọng. Giai đoạn này khác nhau ở mỗi người. Tuy nhiên, những cảm nghiệm này vẫn là những phóng rọi của tâm thức, và nếu có sự giác ngộ tâm thức, người chết sẽ không cảm thấy sợ hãi với những điều xảy ra. Cần phải có một sức mạnh tâm linh, không phải là những hiểu biết suông. Evans-Wentz viết:
Nếu trong lúc chết, một người đã quen thuộc với cảnh giới trong lành trong những tu tập khi còn sống, và có khả năng đạt đến Phật Tánh trong giây phút quyết định tối hậu này, Bánh Xe Luân Hồi sẽ ngừng quay, và tức khắc được giải thoát. Nhưng những người có năng lực tâm linh như vậy không nhiều. Những người bình thường khó đạt được sự chiến thắng siêu vượt là giữ được trạng thái Ánh Sáng Thanh Tịnh kia; và sụt dần vào những trạng thái thấp hơn của Bardo (tiếng Tây Tạng có nghĩa là Trung Ấm Thân) rồi sau đó đi vào con đường tái sinh... Trong nguồn Ánh Sáng Thanh Tịnh kia, tâm hồn người chết trong một lúc cảm thấy một sự thăng bằng, hoặc hoàn toàn hòa điệu, và tự tại.
Hầu như tất cả mọi người khi chết đều trải qua giai đoạn thứ hai này. Khi giai đoạn này bắt đầu, thần thức có thể cảm thấy bối rối, như vừa tỉnh lại từ một giấc ngủ bằng thuốc ngủ. Mọi sự quen thuộc một cách mơ hồ, như đang trong giấc mơ. Người chết như đi vào một cảnh giới đã từng đi qua. Những cảm giác đã lần xảy ra một cách đơn giản trong khi còn sống, giờ đây gây ra sự sợ hãi, kinh tởm hay những hình ảnh, âm thanh, mùi vị tốt đẹp. Có thể có những tiếng ồn ào, náo động, những tiếng rắc rắc, tiếng gió hú, tiếng lửa cháy. Thần thức cảm thấy như mình đang chìm vào một vực thẳm hay bị phân ly. Khi nói mà không tạo được âm thanh, khi không nói mà nghe thấy âm thanh. Tư tưởng chạy vẩn vơ vô định như trong cơn mê, không thể tập trung, một đối tượng hiện ra liền bay xa hoặc biến thành trạng thái trong suốt. Không có cái gì chắc chắn, không có vật gì có bản thể. Thần thức có thể di chuyển nhanh như một tia chớp, có thể xuyên qua những đối tượng. Các cảm giác, dưới một trạng thái rất vi tế, vẫn hiện hữu, nhưng không còn hòa nhập được với trạng thái vật chất.
Thần thức hoàn toàn tùy thuộc vào nghiệp đã tạo. Không còn tuổi tác hoặc tính phái. Chết là một sự san bằng lớn. Tất cả những gì còn lại là những hạt giống nghiệp gieo tạo từ nhiều đời. Niệm tưởng sau cùng khi chết cũng là một tác nhân vô cùng quan trọng. Nếu một đứa trẻ chết đi yên lành như trong giấc ngủ hay trong vòng tay mẹ hiền, niệm tưởng sau cùng của nó sẽ là những niệm tưởng tốt đẹp. Ngược lại, nếu em bé chết trong khích động, niệm tưởng sau cùng có thể sẽ chứa đầy sợ hãi, bối rối, ganh ghét, v.v.... Ðừng lầm lẫn mà nghĩ rằng một đứa trẻ chỉ là một đứa trẻ. Trong một ý nghĩa nào đó, dĩ nhiên đứa trẻ chỉ lớn bằng thể xác của nó, tuy nhiên ở một phương diện khác, nó không bao giờ già, như vũ trụ và như tất cả chúng ta. Thể xác con người từ khi sinh ra cho đến khi chết không lâu hơn một điểm dừng tạm thời, một hiển lộ trong khoảnh khắc. Chúng ta không để nó dẫn đi sai lạc. Một đứa trẻ hai tháng, một người bảy mươi tuổi, đến lúc chết không có gì khác nhau ngoại trừ những nghiệp đã tạo.
Nên hiểu rằng sự phản ứng của một người trong trạng thái sau khi chết tùy thuộc lớn lao vào những gì họ đã tạo ra lúc còn sống. Người này sợ hãi hay không tùy vào mức độ bám víu vào thế giới vật chất. Phản ứng giờ đây của y quyết định lớn vào những gì sẽ xảy ra.
Các vị thày cho chúng ta biết rằng những cảm nghiệm trong giai đoạn này là những cảm nghiệm không thật, không có bản thể, trống rỗng. Mọi thứ ánh sáng, cảnh tượng, và hiện tượng cần được nhận thức như chỉ là những phóng rọi, phản ảnh của tâm thức, không thể tác hại, người chết không cần phải sợ sệt trốn tránh. Phải vượt qua mọi bám víu vào những đối tượng, những cảm nghiệm. Nếu đã từng thực hành thiền quán trong những kiếp trước và đạt đến một mức độ tập trung cao, thần thức có thể tập trung. Nên tập trung chuyên nhứt về về chân lý đã rõ. Mặc dầu thần thức có thể cảm thấy như đang ở trong một trận giông tố, nó có thể an tĩnh và an trú trong thiền quán.
Khi giai đoạn thứ hai chấm dứt, giai đoạn thứ ba bắt đầu. Cũng như hai giai đoạn trước, trong giai đoạn này nghiệp lực giữ một vai trò tối hậu. Ðây là lúc người chết nhìn vào trong tấm kính nghiệp của mình và thấy mình gắn liền với một dòng tác động riêng biệt. Tùy theo nhân duyên đã có, thần thức bị đẩy vào một trong những cảnh giới tái sinh.
Ðộng lực tái sinh không bao hàm những phản ảnh và nhận thức của tâm thức. Ðúng hơn, nó là một ước muốn mù quán về người mẹ tương lai nếu y sẽ sinh ra là con trai, hay về người cha tương lai nếu y sẽ sinh ra là con gái. Bản năng nầy được hướng dẫn bởi nghiệp, làm chúng ta chú ý đến một loại ngoại cảnh và sự hiện hữu vật chất đặc biệt nào đó - tốt hay không tốt, nam hay nữ, người hay không phải người, da đen hay da trắng, Trung hoa, Mexican, Châu Phi, hay Mỹ. Cơ thể vì vậy được coi như là sự kết tinh của những hình thức tư tưởng được điều kiện hóa bởi nghiệp - một tiến trình khởi sự trước khi tái sinh và vẫn còn tiếp tục sau đó trong sự triễn nở không cùng của sự sống.
Jhon Blofeld viết:
Cái mà chúng ta gọi là 'đời sống' là một mắc trong một xâu chuổi dài vô tận của 'những đời sống' và 'những sự chết.' Nếu vô thức chúng ta có thể hiển lộ lên bình diện ý thức, chúng ta sẽ có thể nhận diện được toàn bộ xâu chuổi trãi dài vượt quá những khảo sát lớn lao nhất về khoảng thời gian con người sinh sống trên quả đất này. Có thể rằng sự tích tập này bao gồm hàng trăm, hàng ngàn triệu kiếp sống đã sống ở đây hay ở những nơi nào khác, và ở những mức độ ý thức này hay khác, có thể trong những trạng thái chưa từng được nghĩ đến.
Có thể nói rằng không có một niềm tin nào xưa và dai dẳng như niềm tin về sự tồn tại của con người sau khi chết. Thời xa xưa, người ta đã tin rằng mọi sinh linh, bao gồm những sinh linh không thấy được ở những cảnh giới khác, từ trước đã từng hiện hữu trong hình thức này hay hình thức khác và sẽ còn tiếp tục tái sinh. Từ thời tiền sử, con người đã bám vào niềm tin về một cảnh giới sau khi chết. Niềm tin này được thấy trong nhiều nền văn minh: Ai Cập, Ấn Ðộ, Ái Nhĩ Lan, Hy Lạp, và Nam Mỹ. Niềm tin vào sự liên tục của sự sống kéo dài đến ngày nay. Những con người trong những xã hội cổ xưa không hoài nghi sự bất tử của họ hơn là họ đã hoài nghi về thực tại hiện hữu đang có.
Người Ai Cập cổ xưa tin chắc rằng sự chết không là gì cả, mà họ sẽ được trang bị những cụ bị siêu việt cho cuộc hành trình gặp gỡ Osiris. Sư chết là sự sống khác.
Người Hy Lạp tin rằng linh hồn họ khi rời thân xác sẽ bay đi như một con chim được thả tự do bay vào vực thẳm Elysium.
Người Thiên Chúa giáo, trước khi có Ðệ Nhị Hội Ðồng Constantinople vào năm 533, đã tin tưởng vào sự tái-thành, một niềm tin hợp với niềm tin rằng những thiên thần có thể trở thành người hay ma quỉ, và từ ma quỉ, họ có thể trở thành người hay thiên thần.Trong thời đại của chúng ta ngày nay, chúng ta cũng tiếp tục không coi sự chết là một sự chấm dứt. Theo một cuộc thăm dò của viện Gallup vào năm 1980-81, gần 70 phần trăm người Hoa kỳ tin có sự sống sau khi chết. Trong khi đa số cho rằng một đời sống sau khi chết được đặt nền tảng trên sự sum hợp với Chúa, đoàn tụ với những người thân yêu, và/hoặc đời sống trên cõi trời. 23 phần trăm tin vào sự tái hiện (reincarnation).
Nhiều nhân vật siêu quần trong thời đại chúng ta như Carl Jung, Ralph Waldo Emerson, Albert Schweitzer, Henry David Thoreau, và Mohandas Gandhi, v.v..., đã tin tưởng vào sự tái hiện, đầu thai hay tái sinh. Tiến sĩ Leslie Weatherhead, cha xứ giáo phận Luân Ðôn trong gần ba thập niên, nhận thấy rằng sự tái hiện đem đến một chiếc chìa khóa giải quyết cho nhiều vấn đề Thiên Chúa. Ông nói rằng Jusus chưa bao giờ từ chối vấn đề này, và đó là một niềm tin lớn trong những ngày Jesus còn tại thế, và là căn bản của các giáo lý nòng cốt.
Những đoạn trong Cựu Ước và Kinh Kabala của Do Thái Giáo, có những liên hệ đến vấn đề luân hồi hay sự đầu thai. Ông Rabbi Moses Gaster nói về niềm tin của người Do Thái Giáo vào sự đầu thai: ờKhông có gì nghi ngờ rằng những quan điểm này đã có rất xưa [trong Do Thái Giáo]. Simon Magus xác nhận những cuộc hiện hữu quá khứ, hồn của ông đi qua nhiều thân xác trước khi đi vào một thân xác gọi là Simon... Những vị thầy [của Do Thái Giáo] thuộc về giòng chính truyền không bao giờ nghi ngờ về tính chất Do Thái Giáo của nó.
Tái sinh tuy nhiên không phải là mục đích của cuộc sống. Mục đích cứu cánh của người muốn giác ngộ không phải là tái sinh - với những đau đớn và phiền muộn của một thể xác - nhưng là một trạng thái vô nhiễm của tâm thức thanh tịnh. Sự tìm kiếm chân thật là giải thoát khỏi những khổ đau và phiền não của vô số kiếp sống, thoát khỏi những cuộc tái sinh không cùng, cho chính mình và cho mọi chúng sanh.
John Blofeld viết: Chính những dòng thác mạnh gây ra do những đáp ứng của chúng ta với trò chơi của các hiện tượng đẩy chúng ta vào vòng luân hồi - một bánh xe nghiệt ngả mà trên đó những chiếc xương của nạn nhân gãy nát ra từng cái, thịt của y bị xé nát, cho đến khi trong vô minh, y cầu xin một cái chết vĩnh viễn, có nghĩa là vĩnh viễn từ chối chính mình. Bị buộc vào bánh xe này bằng ngu dại và điên rồ, chúng ta bị nhồi lên, vật xuống xuyên qua bao sự sống và chết; mỗi hiện tượng tạo ra một phản ứng nơi chúng ta, đưa đến một loại thác lũ trong tâm chúng ta, tác động vào các hiện tượng và tạo phản ứng lại chúng ta, và cứ thế, cho đến khi trí tuệ được đạt đến trong đau đớn.
Nói một cách đơn giản, điều xô đẩy chúng ta trôi lăn mãi mãi vào cuộc tái sinh là lòng khát khao, mong muốn một cơ thể, cùng với lòng chấp chặc vào bản ngã. Tái sinh vì vậy là một hậu quả không thể tránh khi chúng ta không đạt đến sự thức tỉnh hoàn toàn trong khi còn sống. Tái sinh cũng là một cơ hội cho giác ngộ, nếu được tái sinh làm người. Nên nhớ rằng, chỉ với thể xác con người chúng ta mới có thể đạt được giác ngộ - và vì vậy, được làm người là điều rất quý. Tái sinh như vậy là căn nhà giữa đường trên con đường đi về căn nhà thật. Thánh Gandhi nói: Tôi không thể nghĩ đến một sự thù hằn vĩnh cữu giữa người với người, và tin, như tôi tin vào sự tái sinh, rằng tôi sống trong niềm hy vọng nếu không trong kiếp này, thì trong những kiếp khác tôi sẽ có thể ôm tất cả nhân loại trong vòng tay thân ái.
Người Tây phương ngày nay còn nhiều lẫn lộn giữa tái hiện và tái sinh.
Những thuyết về tái hiện, về luân hồi cho rằng có sự hiện hữu của một linh hồn, đó chỉ là sự đơn giản hóa của thuyết tái sinh. Vấn đề là ở danh từ "linh hồn."Cái mà chúng ta gọi là linh hồn, hay ngã, sự thật không khác một dòng ý thức gồm những khoảnh khắc niệm tưởng rất ngắn tiếp nối cái này đến cái khác trong một dòng chảy xiết. Vận tốc và sự phát triển của tiến trình này, mặc dù xảy ra nhanh hơn tia chớp, thay đổi tùy theo những điều kiện tác động. Chúng ta có thể so sánh tiến trình này với cuốn phim: ảo ảnh về sự cử động được tạo ra bằng nhiều khuôn hình không cử động di chuyển nhanh. Cũng như một dòng sông, dòng nước chảy qua trước mắt chúng ta chỉ là kết hợp của nhiều giọt nước.
Học giả Phật Giáo Ông Francis Story giải thích về ờlinh hồnở một cách rõ ràng như sau:
Linh hồn là một danh từ rất hàm hồ chưa bao giờ được định nghĩa rõ ràng trong tư tưởng tôn giáo Tây Phương; một cách đại thể, nó có ý nghĩa là một tập hợp những sắc thái cá thể của một người, một thực thể bản ngã trong thời gian hiện hữu ít nhiều độc lập với cơ thể vật lý và sống lâu hơn thể xác. Linh hồn được coi như động năng nhân cách phân biệt người này với người khác, và được coi như bao hàm cả những yếu tố ý thức, tâm thức, tính chất và tất cả những gì tạo nên phần tâm lý, phi vật chất của con người.
Ðức Phật chối bỏ sự hiện hữu của một linh hồn trong ý nghĩa đó. Ngài nhận thấy rằng mọi hiện tượng hiện hữu do điều kiện và do sự kết hợp đều là vô thường, và vì vậy không thể có sự hiện hữu của một linh hồn.
Giáo lý về tái sanh, hay luân hồi không chấp nhận quan điểm về sự tái hiện (hiện thân trở lại), có nghĩa là có một linh hồn có bản thể độc lập, có thể di chuyển từ chỗ này đến chỗ khác.
Học giả T.R.V.Murti giải thích: Tái sinh không có nghĩa là sự di chuyển có tính cách thể xác một tinh thể cá thể từ chỗ này sang chỗ khác. Nó chỉ có nghĩa là những chuổi trạng thái mới khởi lên, và bị điều kiện hóa bởi những trạng thái trước.
Nếu đời sống là một dòng tiếp nối những phút giây gắn liền trong một chuổi nhân quả, khoảnh khắc bên kia sự chết là tiếp nối tiếp theo trong xâu chuổi. Bởi vì có sự tiếp tục liên lỉ nhưng không có một cái ngã liên tục, chúng ta không ngạc nhiên về sự liên tục kéo dài sau khi chết. Ðời sống là những chuổi biến cố, và sự chết xảy ra trong những chuổi biến cố đó, tạo ra biến cố tiếp theo. Như vậy không có cái ngã nào tái sinh; chỉ là một sự liên tục đang diễn ra của sự tựu-thành-trở-lại.Trong mỗi khoảnh khắc của đời sống, con người sinh ra và chết đi, và cứ tiếp tục như thế. Sự chết là một đoạn trong dòng liên tục đó.
Do đó, tái sinh haytựu-thành-trở-lại, không phải là sự chuyển di một bản thể nhưng là một sự tiếp tục của tiến trình xảy ra từng khoảnh khắc của tâm thức, tiếp tục vận hành cả hai chiều tác động và kết quả hay tái sinh.
Chúng ta không thể nói rằng người đã đi tái sinh là bà chúng ta hoặc không phải bà của chúng ta. Nghiệp lực của tưởng niệm sau cùng trong đời này là nguyên nhân chỉ đạo cho kiếp tới. Cuộc sống hiện tại cung cấp nền tảng cho tính chất của cái chết, nó lại ảnh hưởng vào tính chất của đời sống mai hậu của chúng ta.
Một thiền sư nói rằng: Không phải y, cũng không phải người khác.ở Buddhaghosa nói: ờÐó chỉ là một trạng thái vật chất và phi vật chất, khởi lên khi hội đủ điều kiện... nó không phải là một hiện hữu trong thời gian, không phải là một linh hồn.
Năng lực trong chúng ta không phải biến mất một cách đơn giản sau khi chết. Trong mỗi chúng ta có một năng lực lớn lao, một sức mạnh có thể ảnh hưởng chẳng những vào đời sống hiện tại mà còn vào những đời sống kế tiếp. Chúng ta không thể đặt tên cho nó. Trong Phật giáo gọi đó là sức mạnh của nghiệp hay nghiệp lực. Năng lực này vẫn còn sau khi chết và là mầm mống cho sự tái sinh, là tác nhân quyết định chính yếu cho tính chất của sự thể hiện tiếp theo của chúng ta. Nhưng nếu nghiệp gắn liền với sự tái sinh, nghiệp tự nó không phải là cái đẩy chúng ta đi vào chỗ tái sinh. Cái làm cho chúng ta trở-thành-trở-lại là sự thèm muốn sự bất diệt của ngã hay nói rõ hơn là ảo tưởng về ngã.
Chúng ta hãy khảo sát định luật bảo toàn năng lượng. Năng lượng không bao giờ bị hao mòn, nhưng chỉ thay đổi trạng thái, và toàn bộ năng lượng trong một hệ thống vật lý không tăng cũng không giảm. Sức mạnh bên trong chúng ta, kể cả những tưởng niệm của chúng ta, là một hình thức khác của năng lượng và không bao giờ hao mòn khi chúng ta chết. Trong mọi khoảnh khắc, chúng ta đều trãi qua những đổi thay, hay chết đi trong từng khoảnh khắc, nhưng dù thay đổi, không có cái gì mất đi hay hủy diệt. Bởi vì tất cả những sự vật do sự kết hợp mà thành đều vô thường, mọi sự đều ở trong trạng thái của một dòng đổi thay không ngừng. Mọi sự đổi thay, khi được tách ra thành từng khoảnh khắc ngắn nhất, xảy ra với một vận tốc nhanh không thể nhận thấy - quá nhanh đến không thể phân định được ranh giới giữa những trạng thái hiện hữu: mọi khởi sự đều là chỗ chấm dứt, mọi chấm dứt đều là những điểm khởi sự. Không gì cả, nhưng là tất cả đang trong dòng biến thành.
Trong thực tế, điều này không phải là dễ nhận thấy. Chưa có một người nói được một lời quyết định chính xác về sự chết. Phải chăng một người chết khi não bộ chết? Với những người được coi như đã chết rồi sau sống trở lại thì như thế nào? Và với những người bất hạnh, cơ thể còn đó, nhưng tâm thức thì dày đặc và bị chấn động bởi bịnh tâm thần hay do bẩm sinh, họ sống như một bóng khói, thì như thế nào? Nên nhớ rằng người Phật tử và Ấn Ðộ giáo ngày xưa có những luật cấm kỵ khắc khe không cho làm xáo trộn người mới chết trong ít nhất ba ngày. Lý do là vì thể xác không được coi như thật sự chết trong vòng vài ngày khi sinh lực chưa hoàn toàn lìa khỏi xác thân.
Năng lực của ý chí là một sức mạnh phi thường.
Có một câu chuyện ngụ ngôn nói lên nguyên lý này như sau: Một người đàn ông muốn tát cạn một cái hồ rộng để tìm một viên ngọc vô giá trong đó. Sau hai ba ngày làm việc, một con rồng khổng lồ hiện ra và nói với y: 'Ta là chúa tể của cái hồ. Ngươi đang làm gì ở đây?' Người đàn ông trả lời rằng y đang tìm viên ngọc bị mất và vì vậy y quyết định tác cạn đến giọt nước cuối cùng để tìm cho được viên ngọc.
Con rồng cười ngạo nói: 'Ngươi sẽ không không bao giờ tìm được viên ngọc. Ngươi không thể nào tác cạn nước trong hồ, dù cho ngươi chỉ làm một công việc đó cho đến hết cuộc đời ngươi.' Nhưng người đàn ông vẫn tiếp tục tát hết gầu này đến gầu khác. 'Ngươi nói sai rồi,' người đàn ông nói. 'Ta sẽ thành công. Cho dù ta không tát cạn được nước trong hồ ở kiếp này, ta sẽ chết đi với không có tưởng niệm nào khác hơn trong tâm thức ta là lấy được viên ngọc. Trong kiếp sau của ta, ta sẽ quay trở lại hồ và tiếp tục công việc của ta. Khi ta chết ta lại tái sinh và lại tiếp tục. Cho dù tốn cả đến một trăm, một ngàn, mười ngàn kiếp, ta sẽ thành công và viên ngọc sẽ là của ta.' Con rồng thấy sự quyết liệt của người đàn ông, nhận thấy rằng không có gì ngăn cản được người kia và nó có thể không những mất viên ngọc mà còn có thể mất cả cái hồ, bèn trả viên ngọc cho người đàn ông.
Swami Vivekananda (1863-1902) viết về năng lực của ý chí xuyên qua sự tái sinh như sau:
Ý chí lớn lao đã thể hiện ra Ðức Phật và đức Jusus - Thử hỏi sức mạnh nầy từ đâu mà có? Nó phải được hun đức từ đời này qua đời nọ, liên tục phát triển càng ngày càng lớn cho đến khi phóng xuất ra trong thế gian một Ðức Phật, một Ðức Jesus, và ý chí đó vẫn còn cuồn cuộn cho đến ngày nay.
Trên tất cả mọi cần thiết - sáng tạo, hiểu biết, kinh nghiệm về cuộc sống - không có gì có thể so sánh với ý chí phát triển tâm linh để tự giải thoát và giải thoát cho người ra khỏi khổ đau. Cần trãi qua vô vàn kiếp sống trong tinh tấn vượt bực và với một quyết chí không xao lãng phát triển khả năng đến chỗ viên mãn, nột người mới hoàn thành được việc đó. Không thể nào nẩy sanh trong thế gian một con người giác ngộ hoàn toàn mà không có những chuẩn bị.
Ðừng quên rằng đời sống kế tiếp của một người không phải luôn luôn là một bước đi lên. Nếu người ấy tạo ra những nguyên nhân xấu trong quá khứ, những nguyên nhân này sẽ có lúc chín mùi và sẽ làm cho y rơi xuống một mức độ hiện hữu thấp hơn. Như một người có nhãn quan giới hạn, rất khó khăn và khổ sở trong những việc làm với mục đích tiến hoá trên con đường toàn thiện. Một người thật sự soi rọi được vào bản tánh chân thật của y - điều này mọi người đều có thể đạt đến - có ưu thế hơn trong việc nhìn thấy những việc cần làm. Khả năng này thường đi đôi với sức mạnh - sức mạnh này được phát triễn qua sự thực hành thiền quán thường xuyên và vững chắc - để vượt khỏi những khổ đau và khó khăn xảy ra trên bước đường tiến hóa.
Có một bài ca có những lời lẽ như thế này: Bạn không thể lúc nào cũng đạt được những gì mình mong muốn... Nhưng bạn sẽ thấy rằng bạn đạt được những gì bạn cần. Vâng, còn hơn như thế nữa. Những thứ chúng ta nghĩ rằng chúng ta muốn thường chỉ là những phản ảnh sự mong muốn bên ngoài của chúng ta. Những sự mong muốn sâu xa nhất lôi kéo chúng ta ở trong tiềm thức và đưa chúng ta đến những thứ chúng ta thật sự cần thiết - ngay cả khi chúng ta không nghĩ là chúng ta cần hay muốn. Oscar Wilde diễn tả việc đó rất hay rằng có hai thứ không vui trong thế gian là: không đạt được điều mong muốn, và đã đạt được điều mong muốn.
Một yếu tố khác cũng cần được nêu ra ở đây là Tiềm thức sử dụng một sức mạnh vĩ đại để lôi kéo về cho nó những người cùng khuynh hướng. Người ta cảm thấy thoải mái nhất với những người cùng sở thích và cùng giá trị. Nghệ sĩ thích chơi với nghệ sĩ, nhạc sĩ san sẻ niềm vui với những người có khuynh hướng yêu thích âm nhạc, những người thích sống đời sống tâm linh thích giao tiếp với những người cùng sở thích. Cũng thế, những người trộm cướp nhập bầy với những người du thủ, người rượi chè với người rượi chè... Trong cả hai mức độ ý thức và tiềm thức, chúng ta đều tạo ra một môi trường, và chúng ta tham dự vào môi trường đó.
Bao lâu mà chúng ta còn ước muốn tái sinh, chúng ta sẽ tiếp tục tái sinh.
Mặt khác, nếu chúng ta có thể chết một cách tự tại, không sợ hãi khi chết, không có một mong muốn ý thức hay vô thức nào về tái sinh - điều này chỉ có thể tự hỏi bằng một câu hỏi của một Thiền Sư ngày xưa (Basui): Ðâu là bản chất chân thật của Tâm của người đang đau khổ với cái chết đang đến? chúng ta sẽ tức khắc vượt thoát mọi sự nhào trộn đau đớn của sự đổi thay bất tận.
Một người đã đạt đến chiều sâu tâm linh không còn sợ hãi tái sinh, bởi vì người này hiểu được căn nguyên của sinh và chết, và an nhiên chấp nhận những kết quả của những hành động mình đã gây ra, dù tốt hay xấu. Chỉ vì người này không ngờ vực về việc y sẽ chết trong tự do, tự do khỏi những tưởng niệm về thân thể hay không thân thể. Từ đó, một con người ở mức độ phát triển cao sẽ được sinh ra, nhận một xác thân vì tình thương - tình thương đến với những người còn đang khổ đau và cần giúp đỡ để đạt được sự hiểu biết chân thật.
Ðến đây một vấn đề quan trọng cũng cần được đề cập. Là không thể nào sống một đời sống đầy sợ hãi lo âu, tức giận, và tạo những nghiệp bất thiện mà đến lúc chết có thể thoát khỏi nghiệp quả với những tưởng niệm an lành. Dù cho một người lo sợ về sự tái sanh và muốn đè ép sự mong muốn về một xác thân khác, việc này không thể được, bởi vì sức mạnh của thói quen trong nhiều đời vẫn còn tác động trong khi chết. Niệm tưởng cuối cùng của một người chết có một ảnh hưởng dẫn khởi vào việc tái sinh, nhưng những tác động của những việc xảy ra trong đời sống của y tạo ra một ảnh hưởng to lớn. Và dù cho là một sự sợ hãi về sự tái sinh, sự sợ hãi này cũng ảnh hưởng vào sự tái sinh không tránh khỏi của người kia.
Có nhiều trường hợp nhiều người từ khi mới sinh đã có những sự sợ hãi trầm trọng không thể giải thích. Có một bà mẹ nói về đứa con của bà. Ngay từ khi còn nhỏ, mỗi lần y thấy nhiều nước là y chết điếng. Tắm trong bồn tắm thì không có gì, nhưng mỗi khi y ra đến biển, y run lên vì sợ hãi. Bây giờ y đã lớn và vẫn không thích chơi gần hồ hay biển, mặc dầu y không còn quá sợ hãi như xưa. Làm sao có thể giải thích được trường hợp như thế? Nếu chúng ta có thể nhìn vấn đề dưới con mắt hiểu biết về sự tái sinh, chắc chắn người con trai kia đã chết vì biển trong kiếp trước và mang theo niềm kinh hoàng trong dòng sinh mệnh liên tục vào đời sống hiện tại.
Có một nhà trị liệu bịnh tâm thần tin rằng nhiều chứng bịnh lo sợ và thần kinh có sự chấn thương từ những kiếp trước. Những nhà chuyên môn này được gọi là những nhà trị liệu tâm thần kiếp trước (past-life therapists), đưa ngược những bịnh nhân của họ trở về một hay nhiều kiếp trước trong giấc ngủ thôi miên để tìm ra chấn thương gây nên căn bịnh trong kiếp này. Trong cuốn The Case for Reincarnation (Truờng Hợp Tái Hiện), Joe Fisher nói về Bác Sĩ Alexander Cannon:
Cannon, một người Anh được cấp những bằng đại học của chín trường đại học ở Âu Châu... là người chuyên môn về việc khám phá những rắc rối ẩn khuất và những bệnh sợ hãi sinh ra do những biến cố trong những đời trước. Cho rằng công việc của bậc Thày Tâm phân học Sigmund Freud đã bị vượt xa bởi sự hiểu biết về tái hiện, Ông nói: 'Ða số người ta không đạt được ích lợi gì với những nhà tâm phân học, bởi vì sự chấn thương của họ không ở trong đời này mà trong một đời trước.'
Nhưng tại sao chúng ta không nhớ được những gì trong kiếp trước? Vâng, có thể nào chúng ta nhớ được tất cả những gì chúng ta đã học ở trường không? Nhưng chúng ta vẫn biết rằng chúng ta đã từng đến với những nhà trường đó. Có bao nhiêu người nhớ được những sự việc xảy ra trong thời niên thiếu của họ? Có rất ít người nhớ. Nhưng họ vẫn biết rằng họ đã có lúc được sinh ra và lớn lên. Ngay cả nhiều người còn không thể nhớ lại giấc mơ mới đêm qua. Mặc dầu ký ức của con người khác nhau rất nhiều về khả năng, ký ức cũng chỉ là một bằng chứng nông cạn và không đầy đủ về những việc xảy ra trong quá khứ. Lama Govinda viết:
Họ quên rằng ký ức năng động chỉ là một phần nhỏ của ý thức thông thường của chúng ta và ký ức tiềm thức ghi nhận và giữ gìn tất cả ấn tượng và kinh nghiệm trong quá khứ mà tâm thức tỉnh của chúng ta không thể khơi dậy.
Có những người nhờ vào năng lực thiền quán và những phương pháp yoga có thể làm khơi dậy tiềm thức ra bình diện ý thức và từ đó có được một kho tàng vô tận của ký ức tiềm thức, ở đó không chỉ ghi lại những sự việc trong những kiếp trước của họ mà còn của giòng giống quá khứ của họ, nhân loại quá khứ, và tất cả mọi hình thể tiền nhân loại của đời sống, nếu không là của ý thức đã tạo nên sự sống trong vũ trụ này.
Một người có người thân yêu thình lình chết đi nhận thấy rằng thường rất khó khăn để nhớ lại những sự việc xảy ra lúc người kia mới chết. Trong thời gian đó, mọi việc dường như lơ lững, mơ hồ, mù mờ; có thể người đó đang ở trong một tình trạng chấn động. Còn bao nhiêu là khó khăn hơn nữa khi phải nhớ lại những sự việc xảy ra khi chính mình chết và tái sinh. Nên nhớ rằng sau khi chết, năng lực tâm thức đi vào một trạng thái trung gian, trong đó những ấn tượng cảm quan không được ghi nhận một cách rõ ràng như trong trạng thái hiện hữu vật lý.
Tuy nhiên, có nhiều trường hợp người ta nhớ được một hay nhiều kiếp trước. Một cuốn sách nghiên cứu đáng tin nhất về vấn đề này là cuốn "wenty Cases Suggestive of Reincarnationở" của Bác sĩ Ian Stevenson, người đã từng là giáo sư ở Ðai học Y Khoa Virginia, và là Tổng Thư Ký ban thần kinh và bịnh tâm thầm. Hiện giờ Ông trông coi một khu nghiên cứu về cá tính con người.
Trong nhiều trường hợp nghiên cứu của giáo sư Stevenson, những đứa bé đòi gặp lại gia đình kiếp trước của nó, có những đứa trẻ từ chối tên hiện tại của nó, nói tên thật của nó là một tên khác, cho địa chỉ mình ở một thành phố khác, tên cha mẹ kiếp trước của nó, nghề nghiệp kiếp trước, tiệm buôn y thường lui tới trong kiếp trước, một số trường hợp, đứa trẻ nhận diện được những người thân của nó trong một đám đông v.v...
Trường hợp nhớ được kiếp trước ở người lớn hiếm hoi hơn ở trẻ con. Trường hợp Edgar Caye là một trường hợp hy hữu. Ông sinh năm 1877 trong một nông trại ở Kentucky và được nuôi dưỡng bởi song thân là những người Công Giáo nòi. Mặt dầu ông chỉ được đi học đến năm lên chín, vào năm 21 tuổi, ông biết cách dùng phương pháp thấu thị y khoa để tự thôi miên. Sau hai mươi năm chửa trị cho người khác - thường thường là những người không quen ở cách xa hàng ngàn dặm - ông khám phá ra rằng năng lực của ông đã đi xa để thấy được những kiếp trước của họ. Ban dầu, ông cảm thấy xấu hổ và nghi ngờ về chính mình vì tái sinh là một chuyện trái với Kinh Thánh. Nhưng sau khi ông hóa giải được mặc cảm kia, ông đã để hết khoảng đời còn lại của ông giúp hàng ngàn người tìm được dấu vết của những phiền não và giới hạn của họ trong đời này với những hành động tương ứng trong quá khứ.
Tuy nhiên trong Thiền Môn không khuyến khích hay nhấn mạnh việc nhớ lại kiếp trước. Bởi vì mục đích của tu tập không phải là phát triển những khả năng tâm lý, nhưng là Tự-giác, hay giác ngộ. Vì lý do này một vị Thiền Sư có nói:
Có những người có được năng lực siêu việt biết được những kiếp quá khứ, là người, là thú, hay là hình thức khác. Tuy nhiên, năng lực siêu việt này không phải có được vì đã giác ngộ... nhưng là những kết quả của những nghiệp xấu trong những kiếp trước... Cho dù nếu ngươi có thấy được năm trăm kiếp quá khứ một ít, đó không thật sự là có nhiều khả năng.
Nên nhớ, Phật giáo Tây Tạng hay Đại thừa gì gì đó quan trọng nhất là cái thấy, cho nên kinh Pháp Hoa gọi là tri kiến Phật. Tri kiến Phật là
_Dạ thưa, lần đầu tiên thì con có tham gia học, thầy cũng nói chánh niệm tỉnh giác, trong kỳ pháp đàm vừa rồi thì thầy cũng nói chánh niệm tỉnh giác;
Ba cõi duy tâm“Ba cõi duy chỉ là tâm, muôn pháp duy chỉ là thức” là một chân lý, một sự thật được nói nhiều trong tông Duy thức, và rộng ra,
Sasaki Fumio tốt nghiệp Đại học Waseda chuyên ngành giáo dục. Trước đây, anh từng sống trong căn phòng chất đầy đồ đạc, lộn xộn, bẩn thỉu. Từ năm 2010, anh bắt
Hôm qua tới giờ 24 tiếng là mình tham thiền về bản tâm tự nhiên đó. Rồi bây giờ mình có cần tổng kết lại, có vị nào hỏi để gom lại
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt