Sitting still on Dai Hung Mountain for so many years,
my body is ending; but truly the way is not.
Holding the six words constantly, being preordained,
I now pass them on to future generations and reveal the way of Zen.
PHO TINH (circa 19th century)
NOTE: Nowadays, a majority of Vietnamese Buddhists practice the Pure Land teachings, keep “holding the six words” -- reciting the name of Amitabha Buddha and wishing to be reborn in the Pure Land. Many of them practice together Zen and the Pure Land. Is Zen different from the Pure Land school? The debate is ongoing. Some, including Zen Master Pho Tinh, say the two schools are not different.
The Zen Master Tran Thai Tong (1218 – 1277) wrote in The Record of The Emptiness:
"After recognizing that mind is actually the Buddha, the wisest persons don't need to practice any more. When you see, hear, sense, contemplate or observe, nothing could cling to your mind any more. The mind that contemplates and the things which are contemplated are originally pure; thus, it is called as the unmoving Suchness or the Buddha's body. The Buddha's body is your body, not two. All the appearances are not two things (the seer and the seen, the hearer and the heard...); your nature of mind exists without end, peacefully and unintentionally. It is also called the living Buddha.
The middle-level persons depend on mindfulness of the Buddha. Diligently and constantly, they keep mindfulness on the Buddha and see their mind becomes virtuous completely. The virtuous thoughts appear, and the evil thoughts disappear. When all evil thoughts are gone, only the virtuous thoughts exist. Being the product of consciousness, every thought arises and vanishes. When the thoughts vanish, the consciousness stays on the right path. When these humans die, they will attain Nirvana -- the state of the Deathless, the Bliss, the Self, and the Pure; that is the way of Buddhism.
The third-ranked persons keep chanting the Buddha's name, wish to see the Buddha's appearance, vow to take rebirth in the Buddha's land, and practice day and night with untiring devotion. After they die, they will take rebirth in the Buddha's land, have new chances to study and practice, attain enlightenment, and enter the Buddhahood.”
It is noteworthy that Tran Thai Tong did not say clearly about the method of chanting Buddha's name.
--- ---
SÁU CHỮ
Nhiều năm ngồi tịnh núi Đại Hùng
Quả thật thân cùng đạo chẳng cùng
Sáu chữ chuyên trì thân thọ ký
Truyền mãi đời sau sáng Tổ tông.
PHỔ TỊNH (~ thế kỷ 19) – Bản dịch HT Thanh Từ
GHI NHẬN: Hiện nay, đa số Phật Tử Việt Nam tu theo pháp Tịnh Độ, liên tục “thọ trì sáu chữ” – niệm danh hiệu Phật A Di Đà và nguyện sinh vào cõi Tịnh Độ. Trong đó, nhiều người song tu cả Thiền Tông và Tịnh Độ. Có phải Thiền khác với Tịnh Độ? Cuộc tranh luận vẫn đang tiếp diễn. Một số vị thầy, trong đó có Thiền Sư Phổ Tịnh, nói rằng hai tông phái này không khác gì nhau.
Thiền sư Trần Thái Tông (1218 – 1277) đã viết trong sách Khóa Hư Lục:
“Bậc thượng trí thì tâm tức là Phật, chẳng nhờ tu thêm. Niệm tức là trần, chẳng cho một điểm. Niệm trần vốn tịnh, nên gọi như như bất động, tức là thân Phật. Thân Phật tức là thân ta, không có hai tướng. Tướng tướng không hai, lặng lẽ thường còn, còn mà chẳng biết, đó là Phật sống.
Bậc trung trí ắt nương niệm Phật. Chú ý chuyên cần, niệm niệm chẳng quên, tự tâm thuần thiện. Niệm thiện đã hiện, niệm ác liền tiêu. Niệm ác đã tiêu, chỉ còn niệm thiện. Do niệm là ý niệm, nên niệm niệm diệt đó. Khi niệm diệt ắt về chánh đạo. Lúc mạng chung được vui Niết-bàn - thường lạc ngã tịnh - là Phật đạo vậy.
Bậc hạ trí thì miệng siêng niệm lời Phật, tâm muốn thấy tướng Phật, thân nguyện sanh về nước Phật. Ngày đêm siêng năng tu hành, không có thối chuyển. Sau khi mạng chung, tùy niệm thiện đó được sanh về nước Phật. Sau được chư Phật dạy bảo chánh pháp, chứng được bồ-đề, cũng vào quả Phật.” (Bản dịch của HT Thanh Từ)
Cần ghi nhận rằng Trần Thái Tông không nói rõ ràng về phương pháp niệm danh hiệu Phật.