Ngày đăng: 09/07/2019 Đăng bởi: Phật Sự Online
PSO – Vào lúc 08h30’ sáng ngày 02/7/2019 (nhằm ngày 30/5 năm Kỷ Hợi) tỉnh tại Trung tâm Văn hóa tượng Phật nhập Niết Bàn – chùa Hội Khánh (đường chùa Hội Khánh, TP. Thủ Dầu Một), Đại đức Thích Chơn Hạnh – Trụ trì chùa Tây Tạng cùng môn đồ pháp tử đã trang nghiêm thiết lễ cúng dường trai Tăng đến chư hành giả an cư nhân Lễ Húy kỵ cố HT.Thích Tịch Chiếu – Viện chủ chùa Tây Tạng.
Quang lâm chứng minh có: HT.Thích Huệ Thông, HT.Thích Tâm Từ – Thành viên Hội đồng Chứng minh (HĐCM), Chứng minh Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (BTS GHPGVN) tỉnh Bình Dương; HT.Thích Giác Toàn – Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự (HĐTS), Viện trưởng Viện nghiên cứu Phật học GHPGVN; HT.Thích Huệ Thông – Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh Văn phòng II TƯGH, Trưởng BTS Phật giáo tỉnh Bình Dương; cùng chư Tôn đức Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh và gần 750 hành giả an cư trên địa bàn tỉnh đồng tham dự.
Chư Tôn Hòa thượng chứng minh
Trong không khí trang nghiêm, bồi hồi xúc động và lắng đọng tâm tư, Đại đức Thích Chơn Hạnh – Trụ trì chùa Tây Tạng cùng môn đồ pháp tử đối trước chư Tôn đức chứng minh dâng lời tác bạch trong ngày lễ Húy kỵ của cố Hòa thượng Ân sư, bằng những tình cảm tha thiết của người đệ tử luôn khắc ghi trong tâm khảm mình ơn giáo dưỡng sâu dầy của Ân sư, xin hồi hướng phước báu cúng dường nầy để cầu nguyện Giác linh Thầy cao đăng Phật quốc.
Đại đức Thích Chơn Hạnh – Trụ trì chùa Tây Tạng cùng môn đồ pháp tử đối trước chư Tôn đức chứng minh dâng lời tác bạch
Hoà thượng Thích Tịch Chiếu, thuộc dòng Lâm Tế Chúc Thánh pháp phái đời thứ 41, thế danh Trần Đình Thấu, sinh ngày 02 tháng 02 năm Nhâm Tý (1912), triều Nguyễn đời vua Duy Tân, tại xã An Xuân, tổng An Thạnh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Di ảnh cố HT. Thích Tịch Chiếu
Thưở thiếu thời, Hoà thượng sống với cha mẹ và bà ngoại. Ngài là con trưởng trong một gia đình khá giả. Thân phụ là cụ ông Trần Đình Mại thuộc chi tộc Trần Đình, thân mẫu là cụ bà Trần Thị Tề. Ngài có 4 anh em, hai anh em là Trần Đình Thấy và Trần Đình Thiên, cô em gái út là Trần Thị Diệu.
Với tư chất thông minh, Hoà thượng học rất giỏi. Năm 12 tuổi, Ngài lên kinh thành Huế theo học Trường Bảo Hộ, thi đậu bằng Tiểu học (Primaire).
Hoà thượng mộ đạo từ rất sớm, ăn ngọ trai, thích trì Giới luật. Trước khi xuất gia, Hoà thượng là Thư ký và Kế toán trưởng sở Đạc Điền Faifo, nay là phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam.Thời kỳ này, Hoà thượng là một hội viên Hội Phật học Trung Kỳ do bác sĩ Lê Đình Thám làm Hội trưởng.
Sau nhiều năm dài quyết tâm tìm kiếm minh sư, năm Tân Tỵ (1941) Ngài đi vào miền Nam toại nguyện xuất gia với Tổ Chơn Phổ Minh Tịnh, tại chùa Thiên Chơn, xã An Thạnh, huyện Lái Thiêu, tỉnh Bình Dương sau khi Hoà thượng từ Tây Tạng về.
Vào năm Nhâm Ngọ (1942), Ngài thọ Cụ túc Giới do Hoà thượng Bổn sư Minh Tịnh và Hoà thượng Thiện Giới làm đàn đầu, hai sư huynh Ngài là Hoà thượng Pháp Minh và Hoà thượng Thọ Thiện làm Yết ma A Xà Lê. Ngài được ban cho pháp danh là Như Trạm, hiệu Tịch Chiếu.
Quang cảnh lễ cúng dường
Năm Quí Mùi (1943), Ngài được Hoà thượng Bổn sư Minh Tịnh giao trụ trì chùa Lâm Huê, Đồng Ông Cộ, Bà Chiểu, tỉnh Gia Định. Cùng ở với Hoà thượng là Hoà thượng Thường Chiếu. Năm 1944, Hoà thượng giao chùa lại cho Thầy Thường Chiếu và trở về với Sư phụ tại chùa Tây Tạng. Vào năm 1945, do tình hình đất nước có nhiều biến chuyển, Hoà thượng Minh Tịnh cho Hoà thượng về Trung lánh nạn. Hoà thượng trở về Faifo Hội An, Quảng Nam, thuộc dòng Lâm Tế Chúc Thánh và cùng giữ nhiều chức vụ khác như:
Cuối năm Canh Dần (1950), Hoà thượng lại vào Bình Dương để kế nghiệp trụ trì chùa Tây Tạng, sau khi Hoà thượng Bổn sư viên tịch vào năm Tân Mão (1951). Năm Quý Tỵ (1953), đảm nhận chức vụ Tổng Thư ký Lục Hoà Tăng tỉnh Bình Dương. Năm 1963, Hoà thượng làm Đại diện Giáo hội Lục Hoà Tăng, tỉnh Bình Dương và tham dự Đại hội thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất tại chùa Ấn Quang, Sài Gòn.
Năm Ất Tỵ (1965), Ngài được cử vào chức vụ Chánh Đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, tỉnh Bình Dương. Từ năm 1966 – 1969, Ngài đảm nhiệm chức vụ Giám đốc trường Trung học Bồ Đề Bình Dương. Năm 1976, Hoà thượng giữ chức vụ Phó ban Ban Vận động, thành lập Ban Liên Lạc Phật giáo yêu nước, tỉnh Sông Bé. Năm 1983, Hoà thượng tham dự thành lập Giáo hội Phật giáo tỉnh Sông Bé (nay là tỉnh Bình Dương).
Ngoài việc đóng góp cho Phật sự, Giáo dục tỉnh Bình Dương, thực hành hạnh lợi tha, Hoà thượng luôn giữ tâm nguyện trùng tu chùa Tây Tạng theo di nguyện của Hoà thượng khai sơn. Năm 1958, Hoà thượng bắt đầu tu sửa nhà Đông và nhà Trù chùa Tây Tạng. Ngay 20 tháng 5 năm 1992 (nhằm ngày 18 tháng 4 năm Nhâm Thân), Hoà thượng đại trùng tu chùa Tây Tạng, công trình kéo dài đến 7 năm và lễ Lạc thành được tổ chức vào ngày 01 tháng 7 năm 1999 (nhằm ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão). Đây là một trong những ngôi chùa có kiến trúc đặc biệt theo truyền thống Kim Cương thừa.
Vào năm 2000, do tuổi cao, Hoà thượng đã uỷ thác cho Đại đức Thích Chơn Hạnh giữ vai trò trụ trì chùa Tây Tạng. Hoà thượng thượng Tịch hạ Chiếu sống đời giản dị, hơn 80 tuổi vẫn còn cuốc đất trên nương rẫy. Ngài hết lòng hướng dẫn và dạy dỗ đệ tử không những bằng ngôn giáo, mà con bằng chính thân giáo, là chỗ dựa cho toàn thể đồ chúng trên con đường tu học.
Đến như vậy đi như vậy, như thị khứ lai.
Hoà thượng Thích Tịch Chiếu thuận thế vô thường, thâu thần an nhiên viên tịch vào lúc 7 giờ 30 sáng ngày 04/7/2016 (nhằm ngày mùng 1 tháng 6 năm Bính Thân). Thượng thọ 105 tuổi, 74 hạ lạp, tại chùa Tây Tạng, đường Thích Quảng Đức, phường Chánh Nghĩa, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Noi gương cao cả của Hoà thượng đồ chúng nguyện tinh tấn, học theo hạnh đức của Ngài để muôn một đền ơn giáo dưỡng.
Tiếp nối chương trình là HT. Thích Huệ Thông – Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh Văn phòng II TƯGH, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Bình Dương ban lời đạo từ đến môn đồ pháp quyến và tứ chúng. Ngài đã tán thán công đức và những đóng góp của cố HT. Thích Tịch Chiếu lúc sinh tiền. Đồng thời, Hòa thượng cũng hoan hỷ trước sự chuẩn bị chu toàn của môn đồ hiếu quyến và quý Phật tử nhân ngày lễ Húy kỵ của cố Hòa thượng Viện chủ chùa Tây Tạng. Cuối lời, Hòa thượng đã nhắn nhủ đến ĐĐ.Thích Chơn Hạnh cùng môn đồ pháp tử hãy luôn cố gắng tu tập, nỗ lực hết mình trong các công tác Phật sự tại Phật giáo tỉnh nhà nói chung và chùa Tây Tạng nói riêng, nhằm tiếp nối hạnh nguyện mà cố Hòa thượng đã dày công xây dựng, phát triển ngôi chùa Tây Tạng ngày một vững mạnh hơn, là nơi để đông đảo Phật tử quay về nương tựa trong ngôi nhà Phật pháp.
HT. Thích Huệ Thông – Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh Văn phòng II TƯGH, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Bình Dương ban lời đạo từ
Buổi lễ cúng dường diễn ra trong không khí thiêng liêng, đầy tình đạo vị. Hàng môn nhơn pháp quyến kính ghi lời chỉ dạy của Hòa thượng, đồng nhất tâm đảnh lễ niệm ân. Lễ cúng dường trai Tăng đã khép lại trong niềm tri ân và tưởng nhớ về những công hạnh của cố Hòa thượng Tôn sư đầy khả kính.
Ngọc An – Ban TTTT PG tỉnh Bình Dương
Tên thường gọi: Phật Thầy.Địa chỉ: ngã ba Núi Sam, phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc, An Giang.ĐT: 076 863216.Chùa toạ lạc ở ngã ba Núi Sam, phường Núi Sam, thị
Sau nhiều thiện xảo công phu tìm được Căn bản Thượng sư cho mình thì điều quan trọng là bạn phải thực sự vâng theo Ngài. Tương tự như đi tìm việc
Tánh Không khi nó đầy đủ không phải chỉ có lý tánh Không thôi đâu, mà nó chuyển dần dần qua sự. Ví dụ như tông Duy Thức nói Đại Viên Cảnh
Đại sư Thamthog Tulku Rinpoche thăm VN hs.graphicsDir = 'js/highslide/graphics/'; hs.outlineType = 'rounded-white'; Đại sư Thamthog Tulku Rinpoche
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt