Nếu tự ngộ được thì chẳng nhờ cầu bên ngoài. Nếu một mực chấp rằng cần phải có vị thiện tri thức kia mới được giải thoát thì không có lý như vậy. Tại sao thế? Trong tâm mình có sẵn tri thức tự ngộ. Nếu khởi ta mê vọng niệm điên đảo thì tuy thiện tri thức ở ngoài có truyền dạy cũng không thể cứu được.
Còn như tâm mình khởi trí Bát nhã chân chánh quán chiếu thì trong một sát na vọng niệm đều diệt. Nếu biết tự tánh thì một khi ngộ liền đến đất Phật.
Thiện tri thức! Trí huệ quán chiếu, trong ngoài sáng suốt, biết bản tâm mình. Nếu rõ bản tâm tức là vốn giải thoát. Nếu được giải thoát tức là Bát nhã tam muội, Bát nhã tam muội tức là vô niệm.
Sao gọi là vô niệm? Nếu thấy biết hết thảy pháp mà tâm chẳng nhiễm dính, đó là vô niệm. Dùng thì khắp tất cả chỗ, mà cũng chẳng dính bám tất cả chỗ. Chỉ là bản tâm thanh tịnh, khiến sáu thức ra sáu cửa, ở trong sáu trần không nhiễm, không tạp, đến đi tự do, thông dụng không trệ, tức là Bát nhã tam muội, tự tại giải thoát, gọi là hạnh vô niệm.
Nếu trăm vật chẳng nghĩ đến, khiến cho niệm dứt tuyệt, đó là pháp trói buộc, gọi là biên kiến.
Thiện tri thức! Ngộ pháp vô niệm thì muôn pháp suốt thông. Ngộ pháp vô niệm thì thấy cảnh giới chư Phật. Ngộ pháp vô niệm thì đến địa vị Phật.
---*---
Trích: Lục Tổ Pháp Bảo Đàn Kinh Giảng Giải
NXB: Thiện Tri Thức
Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Nếu thân chư Phật cùng hóa không khác, làm sao có thể làm phước điền thanh tịnh? Nếu các hữu tình vì giải thoát
Một nhà sư bước ra và nói: “Con đã có thể thiền định về tánh Không”.Bạt Đội nói: “Hãy nói cho tôi ông thiền định về tánh Không như thế nào”.Nhà sư
Hỏi:— Phật có trước hay pháp có trước?Ðáp:— Nếu căn cứ vào pháp duyên khởi, pháp có trước, Phật có sau. Vì pháp ấy xưa nay vẫn như vậy (như thị) dù
Chúng ta thấy trên một số ảnh, tượng Phật giáo có những mặt người có ba con mắt, tức là ở giữa hai mắt có thêm một mắt nữa. Thực ra, người
I. DẪN NHẬP Viên Giác là một bản kinh chỉ dạy những pháp môn tu tập quan trọng của Phật giáo Bắc truyền. Trong kinh, đức Phật đã chỉ ra bản tâm
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt