Tại sao bố mẹ lúc nào cũng phê phán quần áo đầu tóc của cháu? Đấy là cách cháu thể hiện cá tính của mình mà.
Tôi có thể hình dung khá rõ ràng bạn thấy cá tính của mình không được bộc lộ nếu bạn bị buộc phải làm điều cha mẹ muốn. Tuy nhiên, thể hiện cá tính và đơn thuần là chống đối vì mục đích chống đối là hai việc hoàn toàn khác nhau.
Là một phần của tập thể lớn – như gia đình hay tập thể xã hội – việc chúng ta có được tinh thần và trí tuệ để hòa hợp với mọi người là điều rất quan trọng. Linh hoạt và chấp nhận nhiều quan điểm khác nhau là dấu hiệu của một ý thức vững vàng về bản thân. Thay vì mù quáng lao theo đám đông hay mù quáng chống lại nó, tìm kiếm cân bằng và đồng điệu là điều tối quan trọng.
Sẽ là một sai lầm lớn nếu để bản thân trở thành người chỉ biết nghĩ đến mình và vô tình với những người xung quanh. Chẳng ai là một hòn đảo cả. Vậy quanh chúng ta là gia đình, bạn bè và phần còn lại của thế giới. Tất cả chúng ta đều có quan hệ với nhau. Chìa khóa của vấn đề là thể hiện cá tính của chúng ta trong khi vẫn sống chan hòa dưới tấm lưới của các mối quan hệ đó.
Cá tính thực sự không có nghĩa coi mình là trung tâm. Đó là cách sống dẫn dắt chính chúng ta và những người khác theo chiều hướng tích cực bằng những cách tự nhiên nhất.
Nguồn: trích từ Đức Phật trong ba lô, NXB Phương Đông, người dịch: Nguyễn Thanh Huyền.
Sưu tầm: Hải Tra Cao
66 CÂU THIỀN NGỮ CHẤN ĐỘNG THẾ GIỚI Thích Nhật Từ biên tập Chi chú: Nguyên tác Hoa ngữ của “66 cầu thiền ngữ” này là “Lục thập lục điều kinh điển
BÀI KỆ TRONG KINH KIM CANGTâm ChơnĐức Phật đã kết thúc kinh Kim Cang bằng bốn câu kệ rất sâu sắc như sau:“Nhất thiết hữu vi pháp,Như mộng, huyễn, bào, ảnh,Như lộ
Thế giới Hoa Nghiêm hiện hữu trên nền tảng tánh KhôngNhư kinh Duy-ma-cật nói, “Từ gốc vô trụ (tánh Không), lập tất cả pháp”.Trung luận (phẩm Quán Tứ đế) nói, “Bởi vì có nghĩa Không. Tất cả
Phương pháp của Tự - Giải Thoát.Tuyên bố thứ ba của Garab Dorje liên quan đến sự liên tục của chúng ta trong trạng thái tham thiền, trong đó bất cứ cái
Chủ đề của tiểu luận này, mahaprajnaparamita (đại trí huệ ba la mật) trong tiếng Sanskrit, là tiêu đề tổng quát và vấn đề căn bản của một nhóm kinh điển Phật
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt