Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (20)


Xem mục lục


GHI CHÚ VỀ CÁC THUẬT NGỮ

 

Chúng tôi phải làm việc trong giới hạn của ngôn từ và ý niệm để diễn tả và đưa ra những gợi ý về một tiến trình thấy biết rõ ràng mà đôi khi rất khó để diễn đạt bằng lời nói. Do đó, khi đọc cuốn sách này, xin các bạn đọc chớ nên chấp chặt vào những định nghĩa trong từ điển hay những quy tắc văn phạm.

 

Có thể bạn sẽ thấy một từ ghép mới “chánh niệm+trí tuệ” ở ngay đầu đề cuốn sách này hay xuất hiện chỗ này chỗ kia trong sách. Đó là cách thiền sư Sayadaw U Tejaniya dùng để nhấn mạnh sự cần thiết (của trí tuệ) chứ không phải chỉ mỗi là chánh niệm ở trong thiền vipassanā. Chỉ mỗi chánh niệm thì không đủ; trí tuệ cũng phải có mặt trong con đường học hỏi và hiểu biết này nữa.

 

Những câu như là “tâm đang hay biết” (thay vì “tâm biết”) được sử dụng trong những trường hợp để diễn tả một sự việc đang trong quá trình diễn tiến. Những từ như: quan sát, nhìn, chánh niệm, ghi nhận, nhận biết hay chú ý đều có cùng ý nghiã và được dùng thay đổi lẫn cho nhau. Và cuối cùng, chữ Pháp (Dhamma) viết hoa là để nói về những lời dạy của Đức Phật (Phật Pháp), hay là thiền tập; còn chữ pháp (dhamma) viết thường là để chỉ các hiện tượng tự nhiên, quy luật tự nhiên hay đề mục, đối tượng nhận biết của tâm.

 

Các từ Pāli được dùng kết hợp ở trong suốt cuốn sách. Đôi khi những từ dịch sang tiếng Việt chỉ là tương đối, chỉ diễn đạt ngắn gọn về ý nghĩa thực sự của từ Pāli, vì vậy để thực hành thiền chánh niệm thì sự diễn giải cần phải đầy đủ. Hãy xem thêm ở phần giải nghĩa từ Pāli ở cuối sách và tham khảo từ điển Phật học và kinh điển để có định nghĩa hoàn chỉnh hơn. “Hãy cố gắng có sự “cảm nhận” đối với các từ Pāli khi bạn đọc, và cố gắng hiểu chúng ở trong ngữ cảnh cụ thể” là một lời khuyên mà chúng tôi xin được nhắc lại từ cuốn Chỉ mỗi chánh niệm thì không đủ của thiền sư Sayadaw U Tejaniya.

 

 

Và cuối cùng, chúng tôi xin được dùng từ “bạn”, hay “chúng ta” thay cho “thiền sinh” ở trong cuốn sách này.


Xem mục lục