Bài Viết (701)


CHƯỚNG NGẠI TẠI ĐÂU ? - THIỀN SƯ TAIZAN MAEZUMI

781

Đời sống chúng ta vẫn luôn quá bận rộn cho nên chúng ta rất dễ bị mất phương hướng. Tọa thiền là cơ hội rất tốt để chúng ta đối diện chính mình, theo dõi chính mình.

Xét về một phương diện nào đó, cho rằng cái gì phải tìm kiếm Bản lai diện mục chính mình, phải thể chứng sinh mệnh vốn có chính mình, thì quả là chuyện đùa. Sinh mệnh chúng ta, cuộc đời này của chúng ta thực ra đã thể chứng từ lâu, đã thể nghiệm từ lâu, cho nên còn có thể tìm kiếm cái gì nữa?

Đức Phật dạy : Nói là phải “ tìm kiếm” thì đúng là mê muội. Điều không may là tất cả chúng ta đều như thế.

Trong Bích Nham Lục, có một Công án rất thú vị nói về câu chuyện đối đáp giữa Hòa Thượng Cảnh Thanh với một vị Tăng.

Vị Tăng hỏi: “Con từ bên trong kêu, Hòa Thượng có thể từ bên ngoài mổ giúp không?”

Trứng gà đến thời kỳ nở thì gà con sẽ từ trong trứng mổ vỏ, gà mẹ hễ biết cũng có thể mổ tiếp từ bên ngoài. Chỉ cần khi mổ, gà mẹ mổ từ từ cho vỏ trứng vỡ ra là gà con đã được ấp xong. Vỏ trứng vỡ ra quá sớm hay quá muộn, gà con đều có thể chết. Vì thế, vị Tăng này đã nói: Xin Hòa Thượng mổ giúp con từ bên ngoài.

Thiền Sư Cảnh Thanh liền hỏi: “Ông sống có được không?”

Vị Tăng trả lời: “ Con không sống nổi, e rằng người khác sẽ cười cho.”

Cảnh Thanh nói: “Ông cũng là hạng tầm thường.”

Điều quan trọng của Công án này là ở chỗ nào?

“Con đã chuẩn bị tốt rồi, xin hãy để cho con được thoát ra”. Nhưng cái vỏ nằm ở chỗ nào? Chướng ngại là tại đâu? Cái gì đã trói buộc bạn?

Ở Nhật Bản, có câu nói: “Không dây tự buộc”. Bạn cho rằng mình hoàn toàn không tự do cho nên bạn tu hành cầu giải thoát. Nhưng mà nhìn khắp xung quanh cái gì trói buộc bạn? Hoàn toàn không có. Chỉ vì bạn không thấy được, nên bạn vẫn cảm giác có cái gì đó trói buộc bạn.

Đức Phật dạy: Như vậy gọi là mê muội, suy nghĩ chủ quan của bạn là không đúng.

Chúng ta có một phương pháp tu hành gọi là “nhiếp tâm”. Nhiếp tâm là một hoạt động tu Thiền vững chắc. Ý nghĩa của “nhiếp tâm” là tương hợp hay thống nhất với tâm, cũng có thể nói đó là việc đem tâm trở về với vị trí ban đầu vốn có của nó.

Đương nhiên, tâm vốn đã thống nhất hoặc là đang tồn tại chỗ vốn có của nó, nhưng chúng ta vẫn cần phải tu như thế.

Làm thế nào mới có thể đặt tâm vào đúng vị trí của nó? Vị trí chính xác là chỗ nào?

Vị trí chính xác là chỗ này, ngay đây.

Không gian chính xác “trong đây” này biến khắp bốn phương tám hướng xung quanh, biến khắp toàn thể vũ trụ. “Trong đây” này trông giống như chỗ chật hẹp nhưng đâu đâu cũng có, biến khắp vũ trụ; không giới hạn chủng tộc, văn hóa, quốc gia nào cả.

Về phương diện thời gian thì “trong đây” chính là ngay lúc này. Thời gian từ quá khứ đến hiện tại, rồi đến tương lai đều trở thành khoảnh khắc ngay đây! Ngược lại cũng vậy. Khoảnh khắc ngay đây bao hàm cả quá khứ vô thủy, tương lai vô tận, không sót một thời nào.

Ví như “Nhân quả” là một trong giáo pháp quan trọng nhất của Phật giáo. Mỗi sự vật vừa là nhân vừa là quả, cho nên tất cả sự vật đều tương quan đây - kia. Nhân duyên trong tiếng Nhật gọi là “innen”. “In” (nhân) là nguyên nhân trực tiếp, “nen” (duyên) là nguyên nhân gián tiếp. Tất cả hành vi, hoạt động không có cái nào không bao hàm nguyên nhân trực tiếp, gián tiếp này.

Chúng ta nói “Nhân quả không hai” hay “ Nhân quả là một”. Ví như nói khi tu Thiền, sư phụ rung chuông, đệ tử liền đi vào phòng độc tham và tiến hành độc tham. Thông thường, chúng ta đều cho rằng rung chuông là nhân, đệ tử đi vào phòng độc tham là quả. Nhưng trong Thiền tông thì cho rằng toàn bộ thế giới đều quan hệ lẫn nhau, tất cả sự vật đều phát sinh ngay đây, chỗ này. Vì vậy, lý do đệ tử đi vào phòng độc tham không chỉ là vì nghe được tiếng chuông, mà đó cũng là hoạt động của tất cả sự vật – không chỉ là kết quả của hành vi của quá khứ, mà cũng bao quát cả hành vi hiện tại và tương lai; thời gian thực ra chỉ là khái niệm mà thôi.

Thông thường, chúng ta làm bất cứ việc gì đều ảnh hưởng đến vạn sự vạn vật. Do vì qui luật này cho nên không một ai tự một mình mà làm được cả. Quí vị có thể nỗ lực suy nghĩ một chút về tất cả những nguyên nhân gián tiếp và trực tiếp ảnh hưởng đến chúng ta.

Do đó, hành động đệ tử liền vào phòng độc tham bao quát cả hành động rung chuông. Hành động rung chuông cũng bao quát cả hành động để tử tiến vào phòng độc tham. Đây là ý nghĩ của câu “nhân quả là một”. Mỗi hành động ngay đây đều hội đủ nhân quả, vì mỗi một hành động vừa là quả của hành động trước vừa là nhân của hành động sau.

Ở phương diện nào đó thì ngay đây và lúc này, thời gian và không gian đều là khái niệm trừu tượng. Thế thì cái gì làm cho thời gian và không gian trở thành sự thật như thế?

Là bạn, là cá nhân bạn đưa ra ý nghĩa thời gian và không gian này.

Chúng ta, là cá nhân bạn đưa ra ý nghĩa thời gian và không gian này.

Chúng ta đều biết nếu không có thời gian và không gian thì con người không sống được. Nhưng thực sự, ngược lại cũng vậy. Nếu không có con người thì sẽ không có cái gọi là thời gian, không gian, cũng không có lịch sử, thế giới. Nói cách khác, chính đời sống chúng ta là quá trình sáng tạo thế giới, quá trình sáng tạo vạn vật.

Chính vì qui luật này mà tôi thường hay khuyên quí vị nên quán chiếu vị trí của mình đang có mặt, nhiệm vụ bên trong chính mình quán chiếu chính mình. Làm như vậy tức là mở rộng việc tu hành vào trong đời sống thường ngày, tích hợp tất cả vào trong đời sống.

Chưa có sự tích hợp này thì cứ xem việc tích hợp này như sự tu hành. Không có bất cứ cái gì trói buộc bạn cả. Nếu bạn cảm thấy có cái gì trói buộc bạn thì đó là cái gì? Quán chiếu cái đó như thế nào?

Xin quí vị phải tin tưởng chính mình, tin rằng mình là “mình” thực sự. Ngoài cách này ra, bạn không còn cách nào khác.

Làm như thế, bạn sẽ phát sinh niềm tin và sự tôn kính sâu sắc đối với chính mình. Sinh mệnh mỗi cá nhân đều đã bao trùm vạn sự vạn vật, thì bạn cần phải tiến thêm một bước nữa, nỗ lực quán chiếu chính mình.

Quán chiếu chính mình là quán chiếu vạn sự vạn vật, quí vị rõ chứ?

Trích "Chỉ Quản Đả Tọa" - Cùng Tu Thiền Với Đức Phật.
Diệu Hạnh dịch, Công ty Sách Thời Đại & NXB Hồng Đức.

781

TÌNH ÁI - Ven. Thubten Chodron

Cốt lõi của những lời Đức Phật dạy có thể được diễn giải như sau: “hãy giúp ích cho tha nhân. Nếu bạn không có khả năng giúp ích cho người khác

21,646
Con Đường Bồ Tát - Chogyam Trungpa Rinpoche, Thiện Ý chuyển ngữ

Con đường Bồ tát  – con đường lý tưởng nổi tiếng của Phật giáo Đại thừa – không phải là pháp tu để thành thánh, thành tiên, mà là một lối sống

934
Thờ Phật tại gia có cần phải kiêng kị gì không ?

Tín ngưỡng thông tục của dân gian có rất nhiều điều kiêng kị, nhưng đó không phải là tín ngưỡng Phật giáo chân chính mà chỉ là những điều kiêng kị ngộ

1,148
KINH VIÊN GIÁC - CHƯƠNG BỒ TÁT DI LẶC

BỒ TÁT DI LẶC THƯA HỎI CÁI GÌ LÀ NGUYÊN NHÂN KHIẾN CHÚNG SANH LUÂN CHUYỂN TRONG SANH TỬ.Bấy giờ Bồ tát Di Lặc ở trong đại chúng, từ chỗ ngồi đứng

445
THIỀN TRONG TỊNH ĐỘ TÔNG (Meditation in Shin Buddhism) - Tiến sĩ Alfred Bloom

ất cả chúng ta đều thấy rõ sự phổ biến về thực tập thiền quán trong xã hội đương thời bất chấp sự hội nhập tôn giáo. Mặc dù thiền quán có

962
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,169
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,611
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,506
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,270
Chùa Việt
Sách Đọc