Bài Viết (701)


HAI VÔ NGÃ - KINH NHẬP LĂNG GIÀ

486

Lại nữa, Đại Huệ! Đại Bồ tát nên khéo quán sát tướng nhân vô ngã và tướng pháp vô ngã.

Đại Huệ! Tướng nhân vô ngã là gì? Đó là uẩn, giới, xứ lìa ngã, ngã sở. Vì vô trí và ái nghiệp mà sanh khởi các thức mắt, tai…, rồi bám giữ sắc… mà sanh suy nghĩ chấp trước. Lại thân, vật, thế giới mà tự tâm thấy đều là sự hiển hiện của tạng tâm, sát na tương tục biến hoại không ngừng, như sông chảy, như hạt giống, như ánh đèn, như gió vụt qua, như mây nổi. Chúng chuyển động chẳng an như khỉ vượn, ưa chỗ giơ bẩn như ruồi nhặng, không biết chán đủ như ngọn lửa mạnh, lấy tập khí từ vô thủy làm nhân, trôi lăn không ngừng trong các nẻo như bánh xe quay nước, đủ thứ cử động sắc thân quay cuồng, thí như tử thi do sức chú mà hoạt động, cũng như người gỗ do máy mà vận động.

Nếu có thể khéo biết tướng thân tâm như vậy, đó gọi là trí “nhân vô ngã”.

Đại Huệ! Thế nào là trí pháp vô ngã? Đó là biết uẩn, giới, xứ là tính vọng kế. Uẩn, giới, xứ vốn lìa ngã, ngã sở, chỉ là ái nghiệp trói buộc cùng tích tụ làm duyên cho nhau mà khởi, không làm gì có tác giả. Uẩn giới xứ cũng thế, lìa tự tướng cọng tướng, chỉ do hư vọng phân biệt mà có đủ thứ tướng hiện. Phàm phu thì phân biệt, bậc thánh thì không.

Quán sát tất cả các pháp như vậy, lìa tâm, ý, ý thức, năm pháp, các tự tánh, đó gọi là trí pháp vô ngã của Đại Bồ tát. Được trí ấy rồi thì biết không có cảnh giới, liền vào sơ địa, tâm sanh hoan hỷ. Biết tướng các địa, thứ lớp dần dần tiến đến Thiện huệ địa và Pháp vân địa. Các việc cần làm đều hoàn thành. Trụ địa ấy rồi, có hoa sen báu lớn nhất với các báu trang nghiêm, trên hoa có cung điện báu dạng như hoa sen, do Bồ tát đã tu pháp môn tánh huyễn mà thành tựu, rồi ngồi trên đó, được các Phật tử (Bồ tát) đồng hàng vây quanh trước sau, tất cả Như Lai ở các cõi Phật đều dùng tay quán đảnh như con của chuyển luân vương được quán đảnh, vượt khỏi hàng Thập địa được pháp tự chứng, thành tựu pháp thân tự tại của Như Lai.

Đại Huệ! Đó gọi là thấy tướng pháp vô ngã. Ông cùng các Đại Bồ tát nên chuyên cần tu học.

486

Tánh Không Và Bốn Pháp Giới Hoa Nghiêm

Thế giới Hoa Nghiêm hiện hữu trên nền tảng tánh KhôngNhư kinh Duy-ma-cật nói, “Từ gốc vô trụ (tánh Không), lập tất cả pháp”.Trung luận (phẩm Quán Tứ đế) nói, “Bởi vì có nghĩa Không. Tất cả

1,218
GIỚI THIỆU KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA, Đào Nguyên

GIỚI THIỆUKINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐAĐào NguyênKinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa (Phạn ngữ: Mahà-Prajnàpàramità- Sùtra) là bộ kinh vĩ đại nhất của Phật giáo Bắc truyền,

17,345
ĐI VÀO BẢN TÁNH CỦA TÂM THỨC - Nguyễn Thế Đăng

***Giải thoát khỏi tâm thức nhiễm ô, hay tịnh hóa tâm thức nhiễm ô nghĩa là giải thoát khỏi tư tưởng. Bởi vì toàn bộ tâm thức do tư tưởng hợp thành

19,697
Trì Giữ Thệ Nguyện

Trì Giữ Thệ NguyệnMột khi quý vị đã tiếp nhận lễ quán đảnh, quý vị có một trách nhiệm lớn trong việc giữ gìn những cam kết và thệ nguyện. Trong Mật

296
Đạo Phật là đạo Giác Ngộ - HT.THÍCH THANH TỪ

Đạo Phật là đạo Giác Ngộ    Trong kinh kể, khi giác ngộ viên mãn, Đức Phật có đầy đủ Tam minh, Lục thông. Tam minh gồm: 1. Túc mạng minh: Phật

19,273
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,669
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,569
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc