Bài Viết (701)


THIỀN SƯ NHẬT BẢN BẠT ĐỘI (1327-1387)

1,164

Một người hỏi: “Không có một vị thầy nào từ thời xưa cho đến bây giờ mà không nói rằng không có Phật ở ngoài tâm. Dù từ điều này, rõ ràng là mọi hiện tượng là mê vọng, nhưng tôi không thể buông bỏ niềm tin vào sự hiện hữu của những hiện tượng. Đây có phải là một kết quả của những thói quen dây dưa từ tâm tôi?”

Bạt Đội đáp : “Ông không thể giải tan những thói quen dây dưa chỉ vì ông không nhìn vào tự tánh của ông. Nếu ông rõ ràng thâm nhập chân lý của việc thấy tánh, đại trí huệ bát nhã khởi lên và chứng ngộ mọi danh và tướng đều huyễn ảo, ông sẽ không bao giờ có trở lại những cảm nhận bám víu vào hiện hữu hay vào tánh Không. Do đó có nói trong một cuốn kinh (Viên Giác) : ‘Khi ông biết nó như huyễn, ngay lúc đó ông lìa khỏi nó và không cần phương tiện gì.’ Nếu ông cố gắng loại bỏ những thói quen vướng mắc đến từ bám luyến hình tướng, mà chưa thấy bản tánh ông, thì ông giống như người trong giấc ngủ say cố gắng thoát ra khỏi một giấc mộng. Ý muốn thoát ra khỏi một giấc mộng tự nó là một giấc mộng. Cái biết đó là một giấc mộng cũng không gì khác hơn một giấc mộng. Còn khi thức dậy hoàn toàn khỏi giấc mộng này, thì ông có tìm đến đâu một cái gì trong giấc mộng ấy ông cũng chẳng bao giờ có nó. Nếu ông thực sự tin vào Phật vẫn đang sống đây, Phật bèn trở thành Pháp Vương hủy diệt trọn vẹn hiện hữu. Đức Phật nói (trong Kinh Kim Cương) : ‘Mọi pháp hữu vi như mộng, huyễn, bọt nước, và bóng ; chúng giống như hạt sương hay như tia sấm chớp - ông phải nên thấy như vậy.’ Thuyết pháp của Phật sống cũng giống như vậy. Nếu ông không tin những lời này, thì dù ông có tuyên bố tin vào Phật sống, việc này chỉ căn cứ trên mê lầm hư huyễn.

“Bồ Đề Đạt Ma là vị tổ sống đã điều hòa bốn đại. Vị tổ xưa này chuyên tâm truyền tâm ấn. Ngài chỉ thẳng tâm người, bày cho họ rằng thấy tánh là Phật. Ngài không y cứ lời dạy của ngài trên lời nói hay trên hình tướng. Và dù chư Phật quá khứ, hiện tại và tương lai và chư tổ lịch sử đều xuất hiện trong hình thức con người, không có một thân thể vật chất nào còn lại: chúng đều chết tất cả. Chỉ có một lời hay một câu còn lại trong thế giới này. Những lời nói các ngài để lại, không có lời nào xác nhận sắc tướng là thực có. Các ngài còn từ chối những quan kiến tánh Không theo kiểu không có gì cả. Nếu nói rằng có chư Phật và chư tổ đặt nền lời dạy của các ngài trên hiện hữu, đó là điều hoàn toàn sai. Chẳng lẽ ông còn tin những loại chư Phật chư tổ sống nào khác nữa ư? Nếu ông tin vào những hình ảnh của chư Phật chư Bồ Tát xưa được khắc, vẽ, thì ông không nên nói rằng ông tin hư Phật sống, mà đúng ra ông chỉ tin vàng, bạc, đồng, sắt, gỗ, đá, giấy, đất sét... Những hình ảnh khắc vẽ chư Phật này đều là công trình của tâm người ta. Phật gỗ không bao giờ làm người. Điều ông phải biết là tâm là mẹ, cha của tất cả chư Phật và là ông chủ của vạn vật.

“Dù tâm của người thường vốn trong sáng và hợp nhất với chư Phật và chư tổ, nhưng không tin điều đó ông sẽ không thể tự thoát tinh thần bám chấp vào sắc tướng ; thế nên ông cứ luân chuyển trong sáu nẻo luân hồi, tự trói buộc mình và chịu đựng khổ đau. Giả sử ông đã phát khởi nguyện vọng giác ngộ và thực hành nghiêm ngặt. Nếu ông muốn hòa mình với con đường vô tâm khi còn chất chứa những cảm nhận bám luyến vào sắc tướng, đó cũng giống như cố gắng mồi lửa bằng cách đánh hai hòn đá với nhau ở dưới đáy đại dương. Dù đó là một viên đá ở đáy đại dương, nếu ông lấy nó lên đặt trên đất liền, và rồi đánh nó, ông sẽ tức khắc tạo ra lửa. Mỗi viên đá đều kèm theo tính chất có lửa này, nhưng chừng nào nó còn chìm trong nước, nó không sanh ra lửa được. Mọi người đều vốn có khuynh hướng ngộ đạo, nhưng không loại bỏ cảm nhận bám luyến vào mọi sắc tướng, thì họ không thể sanh khởi cái ngộ này. Ông có thấy tại sao có nói: ‘Dù Phật tánh biểu lộ rõ rang, nhưng người có sự bám luyến vào sắc tướng thì không thể thấy nó’ đó sao? Ngược lại, nếu giải thích những lời này một cách sai lầm, ông sẽ bày tỏ sự bất kính với hình tượng và kinh điển Phật giáo, ông sẽ tự mình chiêu cảm tội nặng. Còn người bám chấp chúng sẽ lâu dài để đạt được cứu độ. Nếu ông muốn loại bỏ mọi cảm nhận bám chấp và muốn đạt được con đường giải thoát, ông cần phải không xoay về những sự vật bên ngoài, bám lấy chúng như là ‘tầm thường’ hay ‘thiêng liêng’, cũng không xoay vào trong và bồi dưỡng một trung tâm. Đúng ra, ông cần cẩn thận nhìn vào bản tánh vốn sẵn của ông một cách trực tiếp ; bấy giờ, lần đầu tiên, ông sẽ có được nó.”

SOURCE: Nhìn Thẳng Nhất Tâm

1,164

1. Cách Thức Đúng Đắn Để Lắng Nghe Giáo Pháp 2. Cung Cách Hành Xử

I. CÁCH THỨC ĐÚNG ĐẮN ĐỂ LẮNG NGHE GIÁO PHÁP:Cách thức đúng đắn để lắng nghe giáo pháp gồm có hai phương diện: thái độ đúng đắn và hành vi đúng đắn.1. Thái

350
The Tulku Tradition

In 1985, a boy named “Apo Gaga” was born into a nomadic family in eastern Tibet. In 1992 that boy was recognized as the Seventeenth Karmapa. His biography can nevertheless properly be

341
Sự hình thành Kinh Pháp Hoa

Sự hình thành Kinh Pháp HoaPHÁP HỘI TRÊN ĐỈNH LINH THỨU Ðến đây, chúng ta đã thảo luận về lịch sử phát triển của Phật Giáo ở Ấn Ðộ trong những thế

12,113
BỐN DẤU ẤN PHẬT PHÁP - Đức Đạt Lai Lạt Ma - Hồng Như dịch

BỐN DẤU ẤN PHẬT PHÁP Đức Đạt Lai Lạt Ma Hồng Như dịchVậy thuyết vô ngã chính là trọng tâm của Phật giáo. Nói cho thật chính xác, quan điểm Phật giáo

12,121
Niệm Phật Thế Nào Mới Hợp Với Bản Ý Của Phật? - Hoà Thượng Thích Thiền Tâm

.Tại Việt Nam, trong hàng tăng, tín, chẳng những có nhiều người tu theo pháp môn Niệm Phật, mà một vài giáo phái tuy không phải đạo Phật, nhưng họ cũng niệm

17,483
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,669
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,569
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc