Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (4)


Xem mục lục

Kinh Ðại Bát Nhã, phẫm Vô sanh:  " Ngài Tu Bồ Ðề nói: Sắc chẳng khác vô sanh, vô sanh chẳng khác sắc. Sắc tức là vô sanh, vô sanh tức là sắc. Bạch Thế Tôn! Nếu Bồ Tát thật hành Bát Nhã BLM quán các pháp như vậy thời thấy sắc không có sanh, vì rốt ráo tịnh vậy. Thấy thọ tưởng hành thức không có sanh, vì rốt ráo tịnh vậy. Nhẫn đến thấy Phật và Phật Pháp không sanh,vì rốt ráo tịnh vậy.Ngài Xá Lợi Phất nói: Cứ theo nghĩa của Tu Bồ Ðề nói mà tôi được nghe thì sắc là chẳng sanh, thọ tưởng hành thức là chẳng sanh, nhẫn đến Phật và Phật pháp là chẳng sanh" .
" Tất cả các pháp rốt ráo không sanh" câu kinh được lập đi lập lại trong suốt bộ Ðại Bát Nhã. Ðó là câu thần chú đưa người tu học đến Vô sanh pháp nhẫn, đến Bờ bên kia của bậc Bãt thối chuyển, là tâm ấn của chư Phật ba đời: "  Ðức Phật dạy : Ðại Huệ!"   Tất cả pháp chẳng sanh " đó là đều chư Phật ba đời đồng nói "  (Lăng Già quyển 2) 
Mở rộng thêm, chúng ta đọc thấy trong kinh Bồ Tát kiến thiệt: " Tự thể các pháp chẳng phải từng có, sẽ có, hiện có. Như bóng trong gương chẳng phải có không, tự thể của sắc cũng vậy, chẳng phải đã có, sẽ có hay hiện có. Này Ðại vương! Sắc không có sanh cũng không có diệt, thọ tưởng hành thức không có sanh cũng không có diệt, như Niết bàn giới không có sanh không có diệt vậy .
Biết tất cả pháp đang sanh tức chẳng sanh, đó là: Quán Mâu Ni tịch tĩnh, ấy tức xa lìa sanh, cũng gọi là chẳng thủ, đời này đời sau tịnh " , như bài kệ Lăng Già nói ở trên.

Chứng biết " tất cả pháp không sanh"  tức là chứng đắc Vô sanh pháp nhẫn : Ðức Phật dạy:Thật không có người nào ở trong pháp sanh mà được Vô sanh Sanh Pháp nhẫn. Vì không đắc không thất, do đây mà được Vô sanh pháp nhẫn. Lại nầy Văn Thù Sư Lợi! Vô sanh Pháp nhẫn đó, là : vì tất cả pháp vô sanh nên nhẫn như vậy, vì tất cả pháp không đi không đến nên nhẫn như vậy, vì tất cả pháp vô thủ vô xã nên nhẫn như vậy,vì tất cả pháp vô sở hữu, không có thật nên nhẫn như vậy, vì tất cả pháp vô nhiễn như hư không nên nhẫn như vậy, vì tất cả pháp   Không, Vô tướng, Vô nguyện nên nhẫn như vậy, vì tất cả pháp Như, như pháp tánh thiệt tế nên nhẫn như vậy, vì tất cả pháp vô phân biệt, vô tương ưng, vô ức niệm, vô hý luận, vô tư duy nên nhẫn như vậy, vì tất cả pháp vô tác vô lực hư vọng như ảo như mộng như bóng như vang như ảnh tượng như cây chuối rỗng như tụ mạt như bọt nước nên nhẫn như vậy. Nói mà nhẫn mà không có ai nhẫn và cái gì để nhẫn, danh từ ấy cũng bất khả đắc, bổn tánh tự ly. Nói nhẫn như vậy, tin hiểu thích vào, không nghi hoặc, không kinh sợ, không động mất, đầy khắp nơi thân rồi chánh thọ mà hành, chẳng chẳng được thân mình cũng không chỗ trụ. Ðây  gọi là Bồ tát ở trong các pháp được vô sanh nhẫn cho đến chẳng hành tất cả tưởng vậy (Pháp hội Thiện Trụ ý thiên tử, phẩm thứ 6)

.
Ðó là chỗ kinh Duy Ma nói:  Các pháp rốt ráo chẳng sanh chẳng diệt, đó là nghĩa vô thường. Năm thọ ấm trông rỗng, không, không có chỗ khởi, đó là nghĩa khổ. Các pháp rốt ráo không chỗ có, đó là nghĩa Không. Nơi ngã và vô ngã trọn chẳng thấy hai; đó là nghĩa vô ngã. Pháp xưa chẳng khởi, nay cũng chẳng diệt, đó là nghĩa Tịch Diệt Ðó là chỗ kinh Vô Lượng Nghĩa nói:Tất cả các pháp: tánh-tướng bổn lai không tịch, chẳng đến chẳng đi, chẳng sinh ra, chẳng diệt mất 
Ðó là chỗ kinh Pháp Hoa nói: Chư pháp tùng bổn lai, thường tự tịch diệt tướng Trong kinh Potthapada thuộc Trường Bộ kinh, khi có một Bà la môn ngoại đạo hỏi đức Phật về sự sinh thành của thế giới, thế giới còn mãi mãi hay sẽ diệt mất, diệt rồi có lại sanh ra nữa chăng v.v...Ðức Phật đã không trả lời.
Ðức Phật đã không trả lời vì những lý do ở trên. 
Không trả lời, vì tất cả pháp rốt ráo không sanh vậy.
Không trả lời, vì tất cả pháp rốt ráo Tịch Diệt, rốt ráo Niết Bàn vậy.
Không trả lời, vì: bổn lai vô nhất vật vậy.

Xem mục lục