Bài Viết (701)


KINH THẮNG MAN – NHƯ LAI TẠNG CHƯƠNG ĐỆ THẤT

1,155

Nói đến nghĩa lý thâm sâu của Thánh đế thì vi tế khó hiểu, không thuộc phạm vi suy nghĩ ước lượng. Đó là điều người trí có thể hiểu được, mà cả thế gian không thể tin.

Bởi vì sao? Vì đây là nói về Như Lai tạng rất sâu sa. Như Lai tạng là cảnh giới của Như Lai. Như Lai tạng không phải là chỗ mà tất cả thanh văn duyên giác có thể biết đến được.

Từ nơi Như Lai tạng mà nói nghĩa của thánh đế. Như Lai tạng là chỗ rất sâu xa, nên nói thánh đế cũng rất sâu xa, vi tế khó hiểu không thuộc phạm vi của tư lương. Đó là chổ người trí có thể hiểu được mà cả thế gian không thể tin.

CHƯƠNG 8 - PHÁP THÂN

Nếu đối với vấn đề Như Lai tạng bị trói buộc bởi vô lượng phiền não mà không nghi hoặc, thì đối với vấn đề pháp thân ra khỏi phiền não tạng cũng không nghi hoặc.

Lại nữa, nếu nghe nói Như Lai tạng, Như Lai pháp thân, cảnh giới Phật bất tư nghì và phương tiện thuyết, mà tâm xác tín quyết định, như thế mới tin hiểu lý hai thánh đế.

Như vậy cái khó hiểu khó rõ là ý nghĩa của lý hai thánh đế.

Thế nào là ý nghĩa của lý hai thánh đế? Đó là ý nghĩa của lý thánh đế hữu tác và lý thánh đế vô tác.

Ý nghĩa của lý thánh đế hữu tác là ý nghĩa của lý bốn thánh đế trong phạm vi có hạn lượng.

Bởi vì sao? Vì không phải nhân cái khác mà có thể biết được tất cả khổ, đoạn được tất cả tập, chứng được cứu cánh diệt, tu được tất cả đạo.

Cho nên thưa Thế tôn! Có cái sinh tử hữu vi, có cái sinh tử vô vi. Niết bàn cũng vậy,có hữu dư và vô dư.

Ý nghĩa của lý Thánh đế vô tác là ý nghĩa của lý bốn thánh đế không hạn lượng.

Bởi vì sao? Vì có thọ dùng sức chính mình biết được tất cả thụ khổ, hoại được tất cả thụ tập, cứu cánh được thụ diệt, tu được tất cả thụ diệt đạo.

Như vậy là có tám Thánh đế, Như Lai chỉ nói bốn thánh đế.

Ý nghĩa của bốn Thánh đế vô tác ấy, chỉ Như Lai ứng chính đẳng giác là được kết quả cứu cánh, chứ không phải kết quả cứu cánh của a la hán bích chi phật.

Bởi vì sao? Vì không phải có ba pháp hạ trung thượng riêng biệt được Niết bàn.

Bởi vì sao? Vì không phải có ba pháp thượng trung hạ riêng biệt được Niết bàn.

Bởi vì sao? Như Lai ứng chính đẳng giác đạt được kết quả cứu cánh đối với ý nghĩa của bốn thánh đế vô tác, vì tất cả Như Lai ứng đẳng chính giác biết tất cả khổ vị lai, đoạn tất cả phiền não thượng phiền não đã nhiếp thụ tất cả tập, diệt tất cả ý sinh thân, trừ tất cả khổ diệt mà chứng được.

Thưa Thế Tôn! Không phải như hoại pháp nên gọi là khổ diệt. Nói khổ diệt là nói vô thủy, vô tác, vô khởi, vô tận, ly tận, thường trú tự tính thanh tịnh lìa tất cả phiền não tạng.

-Thưa Thế Tôn! Đối với phiền não nhiều hơn số cát sông Hằng, không ly không thoát, không khác mà thành tựu được Phật pháp không thể nghĩ bàn, đó là Như Lai pháp thân.

Thưa Thế Tôn! Cái Như Lai pháp thân không ly phiền não tạng đó gọi là Như Lai tạng.

1,155

BẢN THỂ TÂM - PHÁP SƯ ẤN QUANG Tổ thứ 13 Tông Tịnh Độ

Mười Pháp giới Thánh phàm, chúng sinh Phật, cao thấp bất đồng, khổ vui thật khác biệt, nhưng bản thể của cái tâm đều tịch chiếu thường hằng, chẳng sinh, chẳng diệt,

754
Bảy Bài Học

Bảy Bài HọcĐức Đạt Lai Lạt Ma đã đi cùng thế giới, diễn giảng rất nhiều. Đây là 7 bài sưu tầm, đã được chọn lọc. Những bài nào người mình chưa

13,556
BÀI CA ĐẠI ẤN - TILOPA (988 – 1069)

Tilopa (988 – 1069) là một đại thành tựu giả Phật giáo, sống ở Ấn Độ và là một con người rất huyền thoại. Truyền thống Đại Ấn (Mahamudra) cho rằng ngài

1,182
SỐNG TRONG THAM THIỀN CHU KỲ NGÀY VÀ ĐÊM - NAMKHAI NORBU RINPOCHE

Namkhai Norbu Rinpoche là một vị Thầy ở Tistuto Orientale, đại học Naples, nơi ông dạy tiếng Tạng, Mông Cổ và lịch sử văn hóa Tây Tạng. Dù vẫn dạy đại học,

768
Mindfulness in Plain English - Henepola Gunaratana

Mindfulness in Plain EnglishNăm 12 tuổi, ngài Henepola Gunaratana thọ giới làm sa di trong một ngôi chùa nhỏ ở làng Malandeniya, huyện Kurunegala, tại Sri Lanka. Năm 20 tuổi, ngài thọ

20,335
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,669
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,569
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc