Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (4)


Xem mục lục

Những thành ngữ như vô sở hữu, bất khả đắc, tất cánh không, tất cánh viễn ly, vô sở trụ, không thủ không xã... hầu như trong bất kỳ trang nào của Ðại Bát Nhã cũng có, để chỉ tính cách không thật có, không thể nắm bắt, như huyễn, như mộng của tất cả ba cõi. Ðễ giải thích tính cách này có lẽ thành ngữ dường như hoa đốm giữa hư không của kinh Viên Giác là cụ thể, trực tiếp và dễ hiểu nhất: 
Tãt cả chúng sanh từ vô thủy đến nay đủ thứ điên đảo, giống như người mê, lẫn lộn bốn phương, vọng nhận bốn đại làm thân tướng của mình, bóng dáng duyên ảnh sáu trần làm tâm tướng của mình, ví như con mắt bệnh thấy giữa hư không có hoa đốm và thấy có mặt trăng thứ hai.
Hư không vốn thật chẳng bao giờ có hoa đốm chỉ là người bệnh vọng chấp. Do vọng chấp cho nên chẳng những không biết được tự tánh của hư không mà còn lầm cho là hoa đốm thật có sanh. Do cái "  thấy - có " hư vọng đó mới  luân chuyển sanh tử. Thế nên gọi đó là vô minh.
Cái vô minh ấy không có thật thể. Như người trông mộng đến khi tỉnh dậy mới biết là không chỗ có. Như các hoa đốm trong hư không diệt mất giữa hư không, chẳng thể nói là có chỗ diệt mất. Vì sao thế? Vì không từng có chỗ sinh ra. Hết thảy chúng sanh vẫn ở trong chính cái Vô sanh mà vọng thấy có sanh diệt, thế nên gọi là sanh tử luân hồi. (Chương 1- Phẩm Văn Thù).

Trong chương 2, phẩm Phổ Hiền kết luận:
Biết huyễn tức lìa, chẳng khởi phương tện. Lìa huyễn tức giác, cũng không thứ lớp" 

Kinh Lăng nghiêm nói về sự vô sở hữu, như không hoa này như sau:Chân tánh, hữu vi không
Duyên sanh nên như huyễn
Vô vi, không khởi diệt
Chẳng thật như không hoa
Ở giữa không thật tánh
Giống như lau gác nhau
Buộc, mở đồng một nhân
Thánh phàm không hai lối
Hãy xem tánh giao nhau
Có, không đều chẳng phải
Mê lầm là vô minh
Rõ thông đều giải thoát.
Chúng ta có thể kết luận cho mình rằng:Nếu biết tất cả pháp là hoa đốm vọng có sanh diệt giữa hư không, tức thì biết ngay được Tánh Không bổn lai thanh tịnh.
Bài kệ mở đầu kinh Lăng Già gồm trọn ý nghĩa toàn bộ kinh của Bồ tát Ðại Huệ tán thán Ðức Phật, bậc viễn ly tối thượng, bậc chứn gđược Niết bàn sanh tử chỉ là giấc  mộng ngày hôm qua có thể kết luận cho đọan này:

Thế gian lìa sanh diệt
Như hoa trong hư không
Trí chẳng đắc có, không
Mà hưng tâm đại bi.
Tất cả pháp như huyễn
Xa lìa khỏi tâm thức
Trí chẳng đắc có không
Mà hưng tâm đại bi
Xa lìa hẳn đoạn, thường
Thế gian hằng như mộng
Trí chẳng đắc có không
Mà hưng tâm đại bi
Rõ nhân pháp vô ngã
Phiền não và sở tri
Thường thanh tịnh vô tướng
Mà hưng tâm đại bi
Tất cả không Niết Bàn
Xa lìa giác, sở giác.
Hoặc có hoặc không có
Tất cả thảy đều lìa
Quán Mâu Ni tịch tĩnh
Ấy tức xa lìa sanh
Củng gọi là chẳng thủ
Ðời này đời sau Tịnh

Xem mục lục