Bài Viết (701)


KINH PHẬT THUYẾT DI LẶC HẠ SINH

532

Đức Di-Lặc nói pháp cho các đệ tử: “Tỳ-khưu các ông, hãy quán tưởng tư duy về vô thưòng, tưởng về sướng mà có khổ, tưởng về cho là ngã mà thật ra là vô ngã, tưởng về thực có mà là không, tưởng về sắc biến hoại, tưởng về bầm xanh, tưởng về trương phình, tưởng ăn không tiêu, tưởng về máu nồng, tưởng về tất cả những gì không đáng ưa thích của thế gian. Sở dĩ như thế là vì Tỳ-khưu phải biết mười thứ tưởng ấy đều do Thích-Ca-Văn Phật thuyểt cho các ông trong quá khứ, khiến cho tận hết hữu lậu, tâm đắc giải thoát. (1) Hoặc trong chúng này là các đệ tử của Thích-Ca-Văn Phật trong thời quá khứ từng tu phạm hành nên đến nơi Ta; (2) hoặc nơi Thích-Ca-Văn Phật từng cúng dường Tam Bảo nên đến nơi Ta, (3) hoặc nơi Thích-Ca-Văn Phật trong khoảng búng tay từng tu gốc thiện nên đến nơi Ta; (4) hoặc nơi Thích-Ca-Văn Phật từng hành bốn tâm bình đẳng nên đến nơi Ta; (5) hoặc nơi Thích-Ca-Văn Phật từng thọ trì năm giới, ba pháp tự quy y nên đến nơi Ta; (6) hoặc nơi Thích-Ca-Văn Phật từng dựng chùa miếu thần nên đến nơi Ta; (7) hoặc nơi Thích-Ca-Văn Phật từng sửa sang chùa cũ nên đến nơi Ta; (8) hoặc nơi Thích-Ca-Văn Phật từng thọ bát quan trai pháp nên đến nơi Ta; (9) hoặc nơi Thích-Ca-Văn Phật từng hương hoa cúng dường nên đến nơi Ta; (10) hoặc nơi Phật kia từng nghe pháp cảm thương rơi lệ nên đến nơi Ta; (11) hoặc nơi Thích-Ca-Văn Phật từng chuyên ý nghe thọ pháp nên đến nơi Ta; (12) hoặc từng suốt đời khéo tu_phạm hạnh nên đến nơi Ta; (13) hoặc từng viết, chép, đọc, tụng nên đến nơi Ta; (14) hoặc từng thừa sự cúng dường nên đến nơi Ta”. Bấy giờ Di-Lặc mới nói kệ này:

Tăng ích đức giới, nghe,
nghiệp thiền và tư duy,
hoặc khéo tu phạm hạnh,
nên đến nơi chỗ Ta.

Chăm, cho, phát tâm vui
Tu hành gốc nguồn tâm,
ý không bấy nhiêu tưởng,
đều lại đến nơi Ta.

Hoặc phát tâm bình đẳng
thừa sự các chư Phật,
cúng cơm dâng Thánh chúng,
đếu lại đến nơi Ta.

Hoặc tụng giới, khế kinh,
khéo tu, nói cho người,
sáng rực rỡ gốc pháp,
nay lại đến nơi Ta.

Thích chủng khéo giáo hóa,
cúng đường các xá lợi,
thừa sự Pháp, cúng dường,
nay lại đến nơi Ta.

Nếu ai ghi, chép Kinh,
tuyên rao trên lụa nõn,
ai có cúng đường Kinh,
đều lại đến nơi Ta.

Lụa là cùng các vật
cúng dường nơi chùa tháp,
tự xưng “Nam-mô Phật”
đều lại đến nơi Ta.

Cúng dường nơi hiện tại
Chư Phật và quá khứ,
Thiền định chính, bình đẳng,
Cũng không có tăng, giảm.

Thế nên nơi Phật, Pháp
thừa sự chư Thánh chúng,
chuyên tâm sự Tam Bảo
ắt đến chốn Niết Bàn. 📚

Tây Tấn, Nguyệt Thị Tam Tạng Trúc Pháp Hộ Hán dịch
Tỳ Khưu Nhất Chân Việt dịch

OM MAITRI MAHA MAITRI MAITRIYE SVAHA

532

KINH « TẤT CẢ ĐỀU BỐC CHÁY » - Hoang Phong dịch

KINH « TẤT CẢ ĐỀU BỐC CHÁY » (ADITTAPARIYAYA-SUTTA) Hoang Phong Dưới đây là một bản kinh ngắn trích từ "Tương ứng bộ kinh" trong "Luật Tạng" mang tên là Adittapariyaya-sutta (Samyutta-nikkaya IV,

18,433
Tín ngưỡng Phật giáo có nhất định phải quy y Tam Bảo hay không ?

Đúng thế ! Tín ngưỡng Phật giáo và tín ngưỡng dân gian sùng bái quỷ thần rất không giống nhau, tín ngưỡng Phật giáo tất nhiên phải quy y Tam bảo đầy

666
KINH NHẬP LĂNG GIÀ – PHẨM VÔ THƯỜNG

TRÍ THANH TỊNH NHƯ LAIKINH NHẬP LĂNG GIÀ – PHẨM VÔ THƯỜNGTích tập nghiệp là tâmQuán sát pháp là tríHuệ hay chứng vô tướngLiền tự tại oai quang.Cảnh giới buộc là tâmGiác

1,547
Bốn Cấp Bậc của Yoga (Bốn Thứ Bậc Thiền Định Để Thấy Và Sống Trong Tự Tánh) - Karma Chagmé với bình giảng của Gyatrul Rinpoche - Việt dich: Thiện Tri Thức

Phù hợp với những kinh, những tantra và những lời dạy của những thành tựu giả, tôi sẽ giải thích tiến bộ như thế nào dọc theo những địa và những con

985
Quả Phật - Đức Đạt Lai Lạt Ma_nguyễn Minh Tiến & Ngọc Cẩm Dịch

Để có thể chân chánh quy y Tam bảo, với lòng khao khát sâu sắc đạt đến giác ngộ tối thượng để làm lợi ích cho tất cả chúng sinh hữu tình,

19,264
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,169
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,611
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,506
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,270
Chùa Việt
Sách Đọc