Tin Tức (680)


MILAREPA VÀ ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA

16,915

MILAREPA VÀ ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
BÀI CA CỦA MỘT ẨN SĨ

Để tạ ơn
    Tất cả chúng sinh
       là cha mẹ của tôi,
    Tôi thực hành tâm linh
       ở nơi này.
    Nơi chốn này như một hang ổ
       của những dã thú hung dữ;
    Trước cảnh tượng này,
       những người khác sẽ bị kích động
       đến độ phẫn nộ.
    Thực phẩm của tôi thì giống như thức ăn
       của những con heo và chó;
    Trước cảnh tượng này,
       những người khác sẽ phải
       xúc động đến độ nôn mửa.
    Thân thể tôi như một bộ xương;
    Trước cảnh tượng này một kẻ thù hung dữ
       sẽ phải khóc than.
    Cách cư xử của tôi dường như
       cách cư xử của một kẻ điên,
    Và em gái tôi đỏ mặt
       vì xấu hổ.
    Nhưng sự tỉnh giác của tôi
       thực sự là vị Phật;
    Trước cảnh tượng này
    Đấng Chiến Thắng hoan hỉ.
    Mặc dù những khúc xương của tôi
       chọc thủng thịt da
       trên sàn đá lạnh lẽo này,
       tôi đã rất kiên trì.
    Thân tôi, cả trong lẫn ngoài,
       đã trở thành như rau tầm ma,
       nó sẽ chẳng bao giờ mất đi
       vẻ xanh xao nhợt nhạt của nó.
    Trong hang động cô tịch
       nơi hoang dã,
    Ẩn sĩ rất quen thuộc
       với cảnh cô đơn.
    Nhưng trái tim chung thủy của tôi
       chẳng bao giờ ngăn cách
    Với Đức Phật-Lạt Ma
       của Ba Thời.

     Trích từ “The Life of Milrepa”
    Translated by Lobsang P. Lhalungpa.

Có lần có người hỏi Đức Đạt Lai Lạt Ma:

    “Thưa Ngài, đâu là phương cách nhanh chóng nhất, dễ dàng nhất để chứng ngộ sự vô ngã?”

    Đức Đạt Lai Lạt Ma đã trả lời với cảm xúc hết sức mạnh mẽ:

    “Mặc dù tôi không thể khẳng định là đã đạt được một vài chứng ngộ cao cấp, nhưng ngay cả sự chứng ngộ nhỏ bé mà tôi có được về sự thấu suốt tánh vô ngã cũng là kết quả của một sự nỗ lực trong hơn 30 năm.”

    Và sau đó Ngài cúi đầu và khóc.

    “Khi Milarepa ban những giáo huấn cuối cùng cho một trong những đệ tử xuất sắc nhất của ngài là Gampopa, ngài đã chỉ cho ông ta những vết chai cứng trên mông đít ngài, kết quả của việc tọa thiền liên tục.”

    ‘Hãy nhìn đây!’ Milarepa nói với Gampopa. ‘Đây là những gì ta đã phải nhẫn chịu. Đây là dấu vết của sự thực hành của ta và đây là cách mà con phải nhớ rằng việc chứng ngộ Pháp đòi hỏi sự nỗ lực và hứa nguyện nhất tâm.’

    Đức Đạt Lai Lạt Ma nhấn mạnh:

    “Vì thế đừng nghĩ tới phương cách dễ dàng nhất, xuất sắc nhất hay tầm thường nhất! Hãy suy nghĩ nhiều hơn nữa, nỗ lực nhiều hơn nữa trong nhiều kiếp – đó là điều quan trọng! Mặc dù tôi hoàn toàn quả quyết rằng tôi không thể đạt được mức độ chứng ngộ – thậm chí bằng một phần trăm hay một phần ngàn của những gì Milarepa đã thành tựu – một điều không còn phải nghi ngờ gì nữa. Tôi sẽ dứt khoát thi đua với gương mẫu của Milarepa và nỗ lực đi theo dấu chân ngài!”

  Trích trong tạp chí Mandala tháng 3 năm 2001
    Bản dịch Việt ngữ của Thanh Liên

16,915

Cây sả

Cây sảSả, Sả chanh hay Cỏ sả - tên khoa học Cymbopogon Citratus Stapf, thuộc họ lúa – Poaceae. Cỏ cao khoảng 1,5m sống lâu năm, mọc thành bụi, phân nhánh nhiều.

22,812
Tỉnh Giác Về Cái Chết - H.H The Dalai Lama XIV

Thật là điều vô cùng thiết yếu để có được sự tỉnh thức về cái chết – để quán chiếu rằng bạn sẽ không tồn tại lâu dài trong cuộc đời này.

1,771
VÔ THƯỜNG, BẢN CHẤT CỦA LUÂN HỒI

VÔ THƯỜNG, BẢN CHẤT CỦA LUÂN HỒI Chúng tôi vừa mới kết thúc một vài phần trong chương trình giảng pháp tại Ladakh. Tôi gần như chẳng nhớ chương trình bắt đầu khi

13,022
Đôi nét về Bồ đề Đạo tràng

Khi nghĩ về đức Phật, là phật tử, không ai lại không nhớ về bốn thánh tích quan trọng. Đó là vườn hoa Lâm Tỳ Ni (Lumbini Nava), dưới cây hoa Vô

1,668
Tương Thuộc, Tương Liên và bản chất của Thực Tại

TƯƠNG THUỘC , TƯƠNG LIÊN  VÀ BẢN CHẤT CỦA THỰC TẠITác giả:  Đức Đạt Lai Lạt MaAnh dịch: Geshe Thupten Jinpa     Trong thảo luận về tương thuộc, tương liên và bản chất

16,042
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,287
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,718
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,628
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,396
Chùa Việt
Sách Đọc